Phì đại tinh hoàn
Ở nam giới bình thường có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong bìu. Đến độ tuổi dậy thì, tinh hoàn có sự phát triển, giai đoạn trưởng thành tinh hoàn ở nam giới trung bình có kích thước dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày 1,5 cm, cân nặng khoảng 20g.
Phì đại tinh hoàn là gì
Ở nam giới bình thường có hai tinh hoàn phải và trái nằm trong bìu. Đến độ tuổi dậy thì, tinh hoàn có sự phát triển, giai đoạn trưởng thành tinh hoàn ở nam giới trung bình có kích thước dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày 1,5 cm, cân nặng khoảng 20g.
Bên trong, tinh hoàn được chia thành 300-400 tiểu thùy ngăn cách nhau bởi các vách xuất phát từ mặt trong của lớp áo trắng. Mỗi tiểu thùy có từ 2-4 ống sinh tinh xoắn. Tinh trùng do các ống này sinh ra được đổ vào các ống sinh tinh thẳng, rồi vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên của mỗi tinh hoàn. Từ lưới tinh hoàn có 12-15 ống xuất dẫn tinh trùng vào các ống mào tinh. Ở giữa các ống sinh tinh có những nhóm tế bào kẽ tiết ra hormon testosteron.
Phì đại tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn của nam giới có sự to lên bất thường, thường do các bệnh lý gây ra tổn thương từ bên trong. Phì đại tinh hoàn có thể xảy ra ở một bên tinh hoàn, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra ở cả hai bên, tùy vào nguyên nhân gây bệnh.
Ảnh minh họa.
Khối u
Tăng kích thước tinh hoàn có thể do có khối u. Sự phì đại của tinh hoàn trong những trường hợp này sẽ kèm theo đau đớn và cảm giác nặng ở bìu. Những khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính. Ở những người không bị ung thư là u quái lành tính, u nang biểu bì và u xơ.
Hàm lượng testosteron dư thừa
Quá nhiều testosteron trong cơ thể có thể gây phì đại tinh hoàn. Testosterone là loại hormon nam tính sản sinh trong tinh hoàn của nam giới. Trong thời kì dậy thì, khi việc sản sinh hormon này tăng, nam giới trẻ tuổi sẽ bị tăng kích thước tinh hoàn. Nhưng ngay cả ở giai đoạn sau, khi sản sinh testosteron đạt đỉnh, tinh hoàn vẫn có thể phát triển.
Sử dụng các steroid đồng hóa
Nhiều nghiên cứu về sử dụng steroid có thể gây teo tinh hoàn nhưng bạn có biết rằng lạm dụng steroid đồng hóa cũng có thể gây ra sự đảo ngược. Nhiều vận động viên và các nhà thể hình sử dụng steroid để tăng khả năng tập luyện. Nhưng sử dụng kéo dài những steroid này có thể cũng gây phì đại tinh hoàn.
Thoát vị bẹn
Video đang HOT
Thoát vị bẹn là hiện tượng một tạng hay một phần tạng thoát ra ngoài vị trí bình thường qua một lỗ ở nếp bẹn (gọi là ống bẹn), chui vào một bên bìu. Nếu mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ có cảm giác tức, nhất là khi đi lại, khi gắng sức hoặc khi ho. Mỗi lần ho, bìu lại to ra. Khối thoát vị có thể tự kéo lên, các triệu chứng sẽ hết nhưng hay tái phát. Một lúc nào đó, khối thoát vị không lên được và bị nghẹt lại sẽ phải mổ cấp cứu.
Đây là hiện tượng có chất thanh dịch ở giữa hai lá của màng tinh hoàn. Nguyên nhân bệnh có thể do bẩm sinh hay thứ phát sau viêm hoặc u tinh hoàn, mào tinh hoàn.
Viêm tinh hoàn- mào tinh do lao là kết quả của nhiễm trùng lao sơ nhiễm, vi khuẩn theo đường máu di chuyển xuống cơ quan sinh dục gây bệnh (một trong những loại phổ biến của bệnh lao ngoài phổi). Biểu hiện thông thường của bệnh là đau nhiều và viêm tấy, sưng bìu và có thể xuất tinh ra máu.
Ung thư tinh hoàn
Những người bị ung thư tinh hoàn cũng có biểu hiện sưng tấy và có cảm giác nặng ở bên mắc bệnh, đồng thời có thể sờ thấy u cục ở tinh hoàn. Bệnh này phát triển rất thầm lặng, thường phát hiện được khi đã có di căn, khi đó việc điều trị thường khó khăn hơn giai đoạn sớm và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
Nhiễm giun chỉ
Nhiều nhười nhầm tưởng, giun chỉ chỉ có thể sống ở vùng ổ bụng. Tuy nhiên, nó có thể chui vào tất cả mọi ngóc ngách trên cơ thể. Dấu hiệu rõ nhất khi có giun chỉ ở vùng bìu là chứng phù voi, tức là các bộ phận chân, tay, sinh dục bị to lên bất thường. Cũng giống như các cách chữa giun thông thường, việc dùng thuốc tẩy giun cũng rất hiệu quả.
Điều trị phì đại tinh hoàn
Tinh hoàn có hai chức năng chính là sản xuất tinh trùng và sản xuất hoocmon sinh dục nam testosterone. Khi tinh hoàn bị các bệnh lý trên gây ảnh hưởng, thì các chức năng này cũng bị giảm hoặc mất. Nếu tinh hoàn không sản xuất tinh trùng, hoặc sản xuất ít, tinh trùng dị tật sẽ gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Nếu thiếu hụt hoocmon testosterone, nam giới sẽ suy giảm khả năng tình dục, thường xuyên mệt mỏi, cơ bắp giảm mất độ dẻo dai, dễ gây ra tình trạng loãng xương, các bệnh lý tim mạch….Không những thế, việc bệnh lý gây phì đại tinh hoàn còn gây ra tình trạng đau nhức tinh hoàn, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày và tâm lý người bệnh.
Để điều trị tình trạng này, cần thăm khám phát hiện sớm nguyên nhân gây phì đại tinh hoàn. Từ đó các bác sỹ chuyên nam khoa sẽ có những điều trị đặc hiệu với từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau, có thể dùng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc) hoặc các biện pháp ngoại khoa (phẫu thuật) và theo dõi tiến triển của quá trình điều trị. Với những bệnh lý gây phì đại tinh hoàn, nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn so với những trường hợp phát hiện muộn và đã xảy ra biến chứng.
Kết luận
Phì đại tinh hoàn là triệu chứng của nhiều nguyên nhân gây bệnh, do đó không thể dựa vào một triệu chứng này để đi đến kết luận bệnh được. Tuy nhiên nếu nam giới đột nhiên thấy tinh hoàn tăng một cách bất thường về kích cỡ, có thể kèm theo các biểu hiện khó chịu hoặc không thì đều nên đi khám sớm để tìm nguyên nhân gây bệnh và được điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp.
Theo CSTY
Quy trình khám và điều trị vô sinh nam.
Sau khi lấy nhau và có quan hệ thường xuyên mà không thấy có thai thì mỗi cặp vợ chồng cần đi khám để phát hiện nguyên nhân vô sinh.
Tuy nhiên đa phần nam giới thường e ngại, lo lắng và không tự tin khi đi khám. Dưới đây là thông tin về quy trình khám vô sinh nam giúp nam giới có thể chuẩn bị tinh thần thoải mái trước khi đi khám
Quy trình khám và điều trị vô sinh nam
Tư vấn:
- Đây là khâu quan trọng trước khi khám và điều trị. Người đến khám bệnh cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Trong quá trình tư vấn, họ sẽ được cung cấp một số thông tin cần thiết: Vô sinh nam là gì? Vấn đề của họ là gì? Nguyên nhân của vấn đề đó... cũng như giải đáp một số thắc mắc, đặc biệt là quy trình khám và điều trị nam học.
- Chỉ khi bệnh nhân nắm rõ tất cả thông tin, quy trình khám và điều trị, mới chung tay phối hợp với người thầy thuốc, giúp đạt kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị.
Hỏi và làm bệnh án:
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Sau khi được tư vấn, bệnh nhân sẽ được hỏi bệnh và thực hiện bệnh án. Khi đó, bác sĩ sẽ tìm hiểu một số thông tin về sức khỏe sinh sản của bệnh nhân:
- Có con với người vợ trước/ người yêu (nếu có), bệnh lý lây qua đường sinh dục, chấn thương hoặc thủ thuật trên cơ quan sinh dục...
- Hai vợ chồng có sống chung với nhau hay không, số lần giao hợp trung bình trong một tuần...
- Ngoài ra, một số thông tin liên quan khác cũng được quan tâm như bệnh lý nội ngoại khoa, những tai nạn, chấn thương trước đây, tiền căn gia đình có người bị hiếm muộn hay không, thông tin về nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt (hút thuốc, uống rượu bia...), có tiếp xúc với hoá chất hoặc các yếu tố nguy cơ khác hay không...Những thông tin này rất quan trọng và cần thiết cho bác sĩ, giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn.
Thăm khám
- Bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát, bao gồm: Thể trạng, chiều cao, cân nặng, các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần...)
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Khám cơ quan sinh dục: Khám dương vật, bìu, tinh hoàn, mào tinh, tiền liệt tuyến...
- Các bác sĩ cũng sẽ chú ý đến các dị tật bẩm sinh, tình trạng lưỡng giới.
- Bệnh nhân sẽ được cho xét nghiệm HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và giang mai... Sau khi kết quả các xét nghiệm này không có vấn đề gì đáng lưu ý, sẽ thực hiện xét nghiệm Tinh dịch đồ.
- Với kết quả Tinh dịch đồ tốt, việc thăm khám tạm thời hoàn tất.
- Với kết quả Tinh dịch đồ "xấu" (tinh trùng yếu, dị dạng hoặc tinh trùng ít...). Bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nam học để được thăm khám kỹ hơn. Xét nghiệm định lượng nội tiết cơ bản: FSH, LH, Prolactin, Estradiol, Testosterone. Siêu âm kiểm tra: bìu, ống dẫn tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến...
Hỗ trợ điều trị vô sinh nam
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Trong quá trình khám và điều trị, các bác sĩ có thể phát hiện ở bệnh nhân một số bệnh lý hoặc vấn đề gây vô sinh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây vô sinh nam để đưa ra những phương pháp hỗ trợ sinh sản kết hợp với những biện pháp điều trị khác. Các biện pháp điều trị vô sinh nam:
Điều trị nội khoa: Các chỉ định dùng thuốc điều trị cho những trường hợp như: Bất lực( không thể cương dương), bất thường về nội tiết, thiểu năng tinh trùng.
Điều trị ngoại khoa: Thông thường các chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp : Lỗ niệu đạo lạc chỗ, hẹp bao quy đầu, dãn tĩnh mạch thừng tinh, bất lực do tổn thương thực thể, tắc đường dẫn tinh.
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Mục đích của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là tạo điều kiện thuận lợi để quá trình thụ tinh và thụ thai có thể diễn ra với trong điều kiện số lượng và chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản gồm: Làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVC)hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), kết hợp với kỹ thuật lấy tinh trùng (MESA/ PESA/ TESA/ TESE) hoặc bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI),...
Việc đi khám để tìm ra nguyên nhân vô sinh ở nam giới rất quan trọng để kịp thời có những hướng xử trí cũng như áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đây là quy trình chuẩn được áp dụng ở tất cả các bệnh viện có chuyên khoa Hiếm muộn.
Theo CSTY
Một số dấu hiệu cảnh báo vô sinh nam giới. Khi hai vợ chồng quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng biện pháp tránh thai nào sau 6 tháng mà chưa có thai thì cần đi khám sức khỏe sinh sản tổng thể cả hai người, bởi vì khả năng vô sinh cho cả hai người là như nhau. Nếu thực sự quan tâm đến sức khỏe sinh sản, nam...