Phì cười với những bức ảnh động vật hài hước năm 2021
Bức ảnh khỉ vàng ngồi trên dây và biểu cảm khó hiểu của nhiếp ảnh gia Ken Jensen đã giành chiến thắng Giải thưởng nhiếp ảnh động vật hoang dã hài hước năm 2021.
Bức ảnh chim bồ câu và chiếc lá của nhiếp ảnh gia Arthur Trevino
Bức ảnh là tác phẩm của nhiếp ảnh gia nghiệp dư người Anh Ken Jensen, người đã vượt qua sự cạnh tranh từ 7.000 tác phẩm dự thi khác để dành giải cao nhất cuộc thi Giải thưởng Nhiếp ảnh Động vật Hoang dã Hài hước năm 2021.
Giải thưởng Nhiếp ảnh Động vật Hoang dã Hài hước hàng năm đã nêu bật những bức ảnh vui nhộn về các loài động vật trong môi trường tự nhiên do các nhiếp ảnh gia chụp lại.
Ken Jensen đã chụp lại hình ảnh này trên một cây cầu bắc qua sông Xun ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Con khỉ vàng đực đang ngồi trên sợi dây hỗ trợ cầu.
Nhiếp ảnh gia cho biết: “Tôi hoàn toàn bị choáng ngợp khi nhận được tin bài dự thi của mình dành chiến thắng, đặc biệt là khi có rất nhiều bức ảnh tuyệt vời tham gia cuộc thi. Thật là một cảm giác tuyệt vời khi biết rằng hình ảnh của tôi khiến mọi người mỉm cười, đồng thời giúp hỗ trợ một số vấn đề bảo tồn”.
Bức ảnh chiến thắng của nhiếp ảnh gia Ken Jensen
Năm nay, có 42 bức ảnh lọt vào vòng chung kết trong số 7.000 tác phẩm dự thi.Giải thưởng Nhiếp ảnh Động vật Hoang dã Hài hước không chỉ cho mọi người thấy rằng có bao nhiêu điều khác lạ trong thế giới động vật, mà còn thu hút sự chú ý đến việc giữ gìn môi trường tự nhiên.
Giải thưởng muốn gửi thông điệp về việc bảo tồn thông qua hình ảnh động vật hài hước, nâng cao nhận thức của cộng đồng với thế giới động vật hoang dã, với mục đích bảo tồn, cứu sống các loài trong tự nhiên đang bị đe dọa về chủng loại, số lượng, cũng như môi trường sống.
Nhiếp ảnh gia John Speirs đã giành được giải bình chọn yêu thích nhất với hình ảnh chú chim bồ câu và chiếc lá trên mặt. Nhiếp ảnh gia Arthur Trevino giành chiến thắng ở hạng mục động vật trên mặt đất với bức ảnh chú chó nhỏ đối đầu với đại bàng hói.
Video đang HOT
Trong khi đó, hình ảnh con rái cá mẹ chơi đùa dạy con bơi của nhiếp ảnh gia Chee Kee Teo giành chiến thắng ở hạng mục sinh vật nước. Bức ảnh chú voi đang đùa nghịch trong bùn ở Công viên Matusadona, Zimbabwe được đánh giá cao.
Dưới đây là những bức ảnh xuất sắc giành chiến thắng ở nhiều hạng mục trong Giải thưởng nhiếp ảnh động vật hoang dã hài hước năm nay:
Chee Kee Teo đã giành giải nhờ bức ảnh chụp rái cá mẹ dạy con của mình bơi
Vicki Jauron và bức ảnh về một chú voi con đang vui đùa trong bùn
David Eppley đã ghi lại khoảnh khắc một con đại bàng hói bỏ tổ.
Chu Han Lin đã chụp bức ảnh về ba con cá ở Đài Loan.
Roland Kranitz chụp bức ảnh về những con chuột đang chơi trò tung hứng ở Hungary.
Nicolas de Vaulx đã chụp ảnh con gấu trúc Mỹ tò mò này tìm cách lẻn vào một ngôi nhà ở Pháp.
Andy Parkinson đã chụp bức ảnh hai con gấu nâu đánh nhau ở bán đảo Kamchatka, Nga.
Hai con kanguru xám đang đánh nhau ở Perth, Tây Australia
Gurumoorthy K chụp ảnh con tắc kè hoa Ấn Độ ở dãy núi Western Ghats
Khoảnh khắc hiếm hoi của gấu Bắc Cực sinh ba trong tự nhiên
Nhiếp ảnh gia người Đức ghi lại những bức ảnh tuyệt đẹp về con gấu Bắc Cực mẹ sinh ba quý hiếm đang chơi đùa trên tuyết cùng đàn con.
Khoảnh khắc hiếm hoi của gấu Bắc Cực sinh ba trong tự nhiên
Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Đức Isabel Jauss đã ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp về gia đình gấu Bắc Cực.
Isabel Jauss đã theo dõi một số gia đình gấu Bắc Cực trong nhiều tuần để ghi được hình ảnh về những sinh vật có bộ lông trắng muốt.
Nhiếp ảnh gia đã đến nhiều địa điểm khác nhau trong vòng Bắc Cực bao gồm Công viên Quốc gia Wapusk và Đảo Baffin ở Canada, quần đảo Svalbard ở Na Uy.
"Gấu Bắc Cực là một trong những loài vật tôi yêu thích. Tôi đã tìm hiểu kỹ những địa điểm có thể tìm thấy gia đình gấu", nhiếp ảnh gia cho biết.
Hình ảnh Isabel Jauss ghi lại được là gấu mẹ đã sinh được ba con trong một ca sinh ba hiếm hoi của loài gấu Bắc Cực. Gấu mẹ và đàn con trắng như bông đang đùa nghịch trên tuyết.
Giống như các loài động vật ăn thịt khác đứng đầu chuỗi thức ăn, gấu Bắc Cực có tỷ lệ sinh sản thấp. Thông thường, gấu Bắc Cực chỉ sinh một hoặc hai con trong một lứa. Những con nhỏ sẽ ở mới mẹ trong khoảng hai năm.
Những con cái sẽ sinh sản khoảng ba năm một lần và chúng chỉ sinh sản khi được khoảng 5 hay 6 tuổi.
Isabel Jauss cho biết: "Khi nhìn thấy ca sinh ba quý hiếm, tôi không thể tin vào vận may của mình, họ đang chơi đùa với mẹ. Khi tôi biết gấu mẹ và đàn con rời khỏi ổ của chúng, tôi đã nhanh chóng lấy áo khoác ấm, đi đôi ủng chắc chắn rồi ra ngoài trời lạnh giá".
Gấu Bắc Cực có nguy cơ biến mất do môi trường sống bị thu hẹp, băng tan ở nhiều khu vực trên khắp thế giới. Ở vùng Bắc Cực khắc nghiệt, gấu là sinh vật hiếm hoi sinh sống được.
Mất băng do biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến khả năng kiếm ăn và tồn tại của gấu Bắc Cực. Gấu cần những tảng băng để tiếp cận con mồi của chúng như hải cẩu. Băng ở biển Bắc Cực co lại trong mùa hè khi thời tiết trở nên ấm hơn, sau đó hình thành băng vào mùa đông.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ ấm lên toàn cầu khiến băng tan, băng càng mỏng hơn. Nếu không đủ băng, hải cẩu không thể di chuyển trên băng, gấu Bắc Cực không thể tiếp tục săn mồi.
Trong những năm gần đây, biển băng đã rút ra xa bờ khiến những con gấu buộc phải trôi dạt vào vùng nước sâu, đôi khi sâu gần 1,5 mét đế tìm kiếm thức ăn, săn bắt mồi.
Tròn mắt xem chim diệc xanh bắt chuột trên hồ nước Khoảnh khắc đáng kinh ngạc cho thấy con chim diệc xanh bắt gọn rồi nuốt trọn con chuột trên hồ nước ở New York. Con chim diệc xanh thể hiện kỹ năng săn mồi đỉnh cao. Cảnh quay đáng kinh ngạc ghi lại khoảnh khắc một con chim lớn từ trên trời sà xuống hồ nước, dùng chiếc mỏ nhọn dài bắt mồi....