Phi công Trung Quốc: Căng thẳng, kiệt sức và lương thấp
Với sự phát triển vượt bậc của ngành hàng không Trung Quốc và tình trạng thiếu phi công cho các chuyến bay, đây có phải là một thời điểm tốt để trở thành một phi công ở Trung Quốc?
Mới đây, một bức thư ngỏ có chữ ký của nhiều phi công Trung Quốc đã được đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng của nước này. Nội dung bức thư phản ánh sự bất cập giữa mức lương của phi công nội và phi công ngoại, dù rằng cả hai đều phải chịu trách nhiệm cho chuyến bay an toàn. Ngoài ra bức thư cũng đề cập đến nhiều vấn đề khác còn bất cập của ngành hàng không Trung Quốc.
Ngày cao điểm có tới hơn 1.000 chuyến bay, cần tới 3.700 phi công cầm lái
Các phi công Trung Quốc nói rằng họ đang hy vọng một chính sách nghỉ phép mới sẽ được thực hiện, bởi khối lượng công việc hiện tại đã khiến sức sức khỏe thể chất và tinh thần của họ bị giảm sút trầm trọng.
Theo thống kê chính thức của Hãng hàng không quốc gia Trung Quốc, vào những ngày cao điểm có hơn 1.000 chuyến bay hoạt động và cần đến 3.700 phi công mới có thể đáp ứng hầu hết các chuyến bay trong ngày.
Yêu cầu trả lương như nhau
Video đang HOT
Những bất bình đẳng và điều kiện không thuận lợi của các phi công trong nước so với phi công nước ngoài là vấn đề cơ bản gây tranh cãi trong thư. “Phi công nước ngoài không có kỹ năng hoặc tiêu chuẩn cao hơn so với chúng tôi, và không có khả năng nâng cao các kỹ thuật tổng thể của hãng hàng không”, bức thư nói rằng phi công nước ngoài có nhiều ngày nghỉ, các đường bay dễ dàng và nhận nhiều lương hơn phi công Trung Quốc.
“Sự ưu ái người nước ngoài cộng với các khoản thanh toán không công bằng đã làm cho mối quan hệ giữa các phi công Trung Quốc và nước ngoài có mâu thuẫn rõ rệt, điều đó có ảnh hưởng xấu đến việc quản lý buồng lái và an toàn chuyến bay”- bức thư có đoạn.
Boeing và Airbus đã thành lập các trường đào tạo phi công ở Trung Quốc và các nước châu Á khác. Nhu cầu về phi công là rất cao, điều này đã gây khó khăn cho nhiều hãng hàng không châu Á để đáp ứng đủ số lượng phi công.
Một báo cáo được Boeing công bố trong tháng 8-2013 dự đoán rằng sự bùng nổ toàn cầu về nhu cầu du lịch hàng không, chủ yếu là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ đòi hỏi có thêm 192.300 phi công mới vào năm 2032. Báo cáo dự báo đáng kinh ngạc khoảng 40% nhu cầu(77.400 phi công) sẽ đến từ Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, các hãng hàng không Trung Quốc tìm kiếm giải pháp nhanh chóng đối phó với tình trạng thiếu phi công bằng cách tuyển dụng phi công nước ngoài với mức lương cao và lợi nhuận hấp dẫn.
Một hiện tin tuyển dụng của Air China cho biết, một đội trưởng A330 nước ngoài có mức lương khởi điểm 204.000 USD. Trong khi đó, trang web tin tức tài chính Yicai liên kết với Trung Quốc báo cáo một phi công Air China trong nước có mức lương khoảng 96.000 USD.
Không thể bỏ nghề
Báo cáo nói rằng các phi công Trung Quốc nhận được mức lương thấp nhất khi làm trong các hãng hàng không quốc hữu hóa và tư nhân về tiền lương theo giờ.
Họ không chỉ không hài lòng với sự khác biệt mức lương mà ngay cả khi họ muốn từ chức, các phi công Trung Quốc đều bị cấm.Ở Trung Quốc, các phi công từ chức phải được sự chấp thuận của các hãng hàng không, phi công được coi là tài sản đắt đỏ mà ngành hàng không có được do phải tốn kém chi phí đào tạo.
Tòa án Trung Quốc thường đi cùng với các hãng hàng không trong tranh chấp như vậy, đôi khi buộc phi công phải nộp một số tiền cắt cổ để từ chức.
Theo ANTD
Nguy hiểm kép của Mỹ từ cuộc khủng hoảng Ukraine
Năm nay kỷ niệm 100 năm nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ I. Vào tháng 4/1914, không ai nghĩ rằng sẽ có một cuộc chiến tranh. Nhưng nó vẫn xảy ra do các sự kiện ở Đông Âu vào cuối tháng 7 và tạo ra một cú sốc rất lớn. Cuối cùng, chiến tranh đã khiến châu Âu tan nát, hàng chục triệu người thiệt mạng, nhiều quốc gia phá sản và để lại những ám ảnh kinh hoàng đối với những người còn sống sau cuộc chiến.
Một thế kỷ sau, chúng ta lại tập trung sự chú ý vào Đông Âu, nơi đang nổ ra một cuộc xung đột khiến một số cường quốc trên thế giới đang bị cuốn vào vòng xoáy của nó. Có lẽ tình hình ở Ukraine hiện nay là một trong những mối nguy hiểm lớn hơn nhiều so với những gì mà các chuyên gia và giới chức chính trị trên toàn thế giới tranh luận, Newt Gingrich, nhà bình luận các vấn đề quốc tế trên chương trình "Crossfire" của CNN, đồng thời từng là một ứng cử viên của đảng Cộng hòa năm 2012 và là một nhà diễn thuyết tại Hạ viện Mỹ chia sẻ trên CNN.
Theo ông Gingrich, Mỹ và EU đang phải đối đầu với Nga, một quốc gia lớn nhất thế giới về mặt địa lý, một cường quốc hạt nhân, nhiều tên lửa đạn đạo và một Tổng thống Putin tài năng lãnh đạo nước Nga hồi sinh mạnh mẽ. Với Ukraine, nước đã điều quân đội của mình sát cánh cùng NATO trong một số chiến dịch ở Afghanistan, lại đang chìm trong hỗn loạn và có nguy cơ rơi vào một cuộc nội chiến. Trong khi đó, châu Âu, một lục địa mà hơn nửa thế kỷ đã dựa vào Mỹ để bảo đảm hòa bình, an ninh và tự do đang bị suy yếu và nghiêm trọng hơn do cuộc khủng hoảng ở khu vực Đông Âu hiện nay. Và với Mỹ, chúng ta đang thấy một quốc gia mệt mỏi vì cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập kỷ qua ở Iraq và Afghanistan, cùng với đó là một sự cảnh giác với việc đưa quân can thiệp vào một quốc gia khác.
Bất ổn vẫn tiếp diễn tại miền đông Ukraine. Ảnh: CNN
Mới đây, Nhà Trắng đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ không gửi vũ khí sát thương cho Ukraine để giúp nước này tự vệ. Như vậy, thay vì gửi trang thiết bị quân sự cho Ukraine, Mỹ và EU chủ yếu nói về các biện pháp trừng phạt Nga với các cáo buộc Moskva đang kích động sự bất ổn ở đông Ukraine. Tuy nhiên, theo ông Newt Gingrich, các biện pháp trừng phạt chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không thích hợp và không hiệu quả, bởi vì ông Putin là một người rất khó nắm bắt và lãnh đạo một quốc gia rộng lớn với nguồn tài nguyên bao la.
Bên cạnh đó, Moskva cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước láng giềng nói riêng và châu Âu nói chung trong lĩnh vực kinh tế. Tổng thống Nga có thể hủy bỏ sự cho phép chuyển các lô hàng của Mỹ và NATO tới Afghanistan thông qua các tuyến đường phía bắc trên lãnh thổ Nga. Ông cũng có thể cắt đứt dòng chảy khí đốt tự nhiên quan trọng tới Tây Âu, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có thể Mỹ và EU sẽ gặp khó khăn trong đàm phán giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Putin mới đây cho rằng Moskva không cần thiết phải đáp trả các lệnh trừng phạt của Phương Tây song có thể xem xét việc tham gia của các công ty Phương Tây vào nền kinh tế của Nga, trong đó có các dự án năng lượng nếu các lệnh trừng phạt tiếp diễn. "Chúng ta sẽ rất mong muốn không phải viện tới bất kỳ biện pháp trả đũa nào. Nhưng nếu những điều tương tự tiếp diễn, tất nhiên, chúng ta sẽ phải nghĩ về lực lượng đang làm việc trong các ngành kinh tế then chốt của Nga, trong đó có lĩnh vực năng lượng và cách thức hợp tác", ông Putin nói.
Đây là một tình huống rất khó khăn với Washington trong bối cảnh uy tín Tổng thống Obama tiếp tục đà sụt giảm có thể trở thành một mối lo thực sự, đẩy Đảng Dân chủ vào tình thế có thể bị mất nốt quyền kiểm soát Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới. Theo kết quả thăm dò chung của báo "Washington Post/ABC News", công bố ngày 29/4, ở thời điểm hiện tại chỉ còn 41% người Mỹ được hỏi ý kiến ủng hộ những gì ông Obama đã và đang làm trên cương vị tổng thống, giảm mạnh so với mức ủng hộ trung bình 46% ở thời điểm ba tháng đầu năm 2013. Chỉ có 42% cử tri Mỹ ủng hộ kết quả điều hành nền kinh tế, 37% ủng hộ việc thực thi chương trình bảo hiểm y tế ObamaCare và 34% ủng hộ cách thức ông Obama xử lý cuộc khủng hoảng Ukraine.
Gần đây nhất, phát biểu trong một sự kiện về mối quan hệ Mỹ - châu Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương ngày 29/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói: "Nga hiện đang tìm cách thay đổi bức tranh an ninh tại Đông và Trung Âu. Chúng ta cần phải nói rõ với Điện Kremlin rằng lãnh thổ của NATO là không thể bị xâm phạm và chúng ta sẽ bảo vệ từng tấc đất của mình".
Tuy nhiên, từ lời nói đến hành động là một vấn đề khác nhau và trên thực tế Mỹ đang phải đối mặt với hai mối nguy hiểm lớn từ cuộc khủng hoảng Ukraine. Đầu tiên, chính quyền Obama đã làm quá ít, thể hiện sự yếu kém trong việc bảo vệ đồng minh của mình trước một nước Nga đang trỗi dậy. Thứ hai, Washington đã quá vụng về trong cuộc khủng hoảng Ukraine với những tính toán sai lầm, ảo tưởng giống như 100 năm trước, điều có thể khiến cho Mỹ và đồng minh rơi vào một cuộc chiến tranh không mong muốn, ông Gingrich kết luận.
Theo VNE
Nhà chức trách Úc: Mảnh vỡ máy bay ở vịnh Bengal không phải của MH370 Nhà chức trách Úc vào ngày 30.4 lên tiếng bác bỏ báo cáo của một công ty thám hiểm đại dương Úc về việc tìm thấy mảnh vỡ tại vịnh Bengal, được cho là của chuyến bay MH370 mất tích. Một thủy thủ trên tàu Hải quân Úc HMAS Success đang tìm kiếm MH370 tại Ấn Độ Dương - Ảnh: Reuters Vào hôm...