Phi công nghỉ ốm hàng loạt: “Bốc thuốc” chữa bệnh như thế nào?
Hơn 100 phi công báo nghỉ ốm nhưng chỉ 10 người có chứng nhận y tế, hơn 30 người nộp đơn nghỉ việc và số nhân sự này ở cùng đội bay. Ốm thì nghỉ làm là chuyện bình thường, nhưng hàng trăm lao động đồng loạt nghỉ ốm cùng một thời điểm lại là chuyện khó tin.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng do phi công tại Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) phải làm việc quá sức mà tiền thù lao mà họ được nhận không xứng đáng. Cũng không ít người bày tỏ quan điểm việc phi công muốn ở hay đi, thay đổi môi trường thế nào… là quyền của họ. Ngược lại, cũng phải đặt câu hỏi rằng thu nhập bao nhiêu thì mới làm hài lòng đội ngũ phi công, khi mức thu nhập hiện tại của họ đã là hơn 200 triệu đồng/tháng?
Phi công Vietnam Airlines đồng loạt báo ốm trong dịp Tết Dương lịch
“Lãn công tập thể thông qua báo ốm” – đó là nhận định của hãng hàng không Vietnam Airlines về hành vi của 117 phi công trong dịp Tết Dương lịch vừa qua. Rõ ràng đây là một vụ việc rất nghiêm trọng nhưng cho đến thời điểm này, cơ quan quản lý trực tiếp đội ngũ phi công của Vietnam Airlines là Đoàn bay 919 vẫn chưa hề lên tiếng. Trong khi đó, từ cách đây ít hôm, động thái mà cơ quan chủ quản của Vietnam Airlines là Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra là một chỉ thị hành chính có sức nặng và Cục Hàng không Việt Nam đang thi hành chỉ thị này như một cách để “ngăn cản” phi công rời khỏi Vietnam Airlines.
Ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cho biết: “Vietnam Airlines là một doanh nghiệp nhưng hãng hàng không này là hãng hàng không quốc gia và được Chính phủ xác định là lực lượng dự bị an ninh quốc phòng. Việc 117 phi công nghỉ ốm chỉ trong 5 ngày, lại là 5 ngày cao điểm Tết Dương lịch đã làm “vỡ” lịch bay, phá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của hãng hàng không, ảnh hưởng tới an ninh kinh tế quốc gia… Rõ ràng đó là dấu hiệu bất thường”.
Theo Cục trưởng Lại Xuân Thanh, Nhà nước ban hành Luật để bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhưng cũng bảo vệ doanh nghiệp và đảm bảo phát triển kinh tế. Vì vậy, việc ban hành chỉ thị của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải là Bộ Giao thông Vận tải là giải pháp tức thời để giải quyết tình hình, ngăn chặn sự việc có diễn biến xấu hơn.
“Luật về an ninh quốc phòng cho phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp để chấn chỉnh. Và thực tế việc 117 phi công nghỉ đồng loạt đã uy hiếp an ninh kinh tế quốc gia nên phải có biện pháp khẩn cấp để bảo vệ quyền lợi của người lao động, của doanh nghiệp, của quốc gia. Cần có những biện pháp lâu dài để đảm bảo không tái diễn tình hình nghiêm trọng trên, mà trước mắt là trong dịp Tết Âm lịch tới đây” – Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho hay.
Nói về việc liệu phi công có bị “vắt” kiệt sức lao động dẫn tới tình hình sức khỏe suy giảm đồng loạt hay không? Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định không thể xảy ra chuyện đó.
“Phi công là người có vai trò quan trọng nhất trong một chuyến bay, nếu sức khỏe của phi công không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của hàng trăm hành khách trên chuyến bay. Vì vậy, Cục Hàng không giám sát rất chặt chẽ lịch bay và giờ bay của phi công, nếu phi công làm việc quá sức thì hãng hàng không sẽ bị Cục Hàng không “tuýt còi” và xử lý nghiêm khắc. Không thể có chuyện phi công làm việc quá sức khiến sức khỏe bị suy giảm” – Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định.
Video đang HOT
Sắp tăng lương cho phi công
Trên thực tế, hiện tượng phi công, thợ máy tay nghề cao của Vietnam Airlines xin nghỉ việc đã diễn ra rải rác trong năm 2014. Hãng hàng không này cũng đã báo cáo dự báo nguy cơ phi công xin nghỉ việc gia tăng với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng và được chỉ đạo xây dựng các phương án về điều chỉnh thu nhập hợp lý cho lực lượng lao động đặc thù, việc này đã được Vietnam Airlines hoàn thành và trình phê duyệt.
Ông Phạm Ngọc Minh – Tổng Giám đốc Vietnam Airlines
Ông Phạm Ngọc Minh – Tổng Giám đốc Vietnam Airlines – cho hay: Mức điều chỉnh thu nhập cao nhất cho phi công đến tháng 1/2015 là 203 triệu đồng/tháng và đến tháng 7 tới đây sẽ tăng lên 217 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập của phi công đã tiệm cận thị trường. Vietnam Airlines điều chỉnh theo lộ trình, kế hoạch có sẵn và thực hiện đồng loạt chứ không riêng phi công, không chạy theo thị trường và không phải phi công cứ đòi tăng lương là Vietnam Airlines sẽ phải tăng lương cho họ.
Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết, theo chuẩn an toàn quốc tế, Vietnam Airlines luôn có dự bị từ máy bay cơ số kỹ thuật vật tư phụ tùng cho đến con người, vì thế khi 117 phi công xin nghỉ ốm thì hãng cũng có sẵn phi công để huy động đi bay đảm bảo hoạt động khai thác và an toàn cho các chuyến bay.
“Vietnam Airlines quan tâm đến lực lượng lao động kỹ thuật cao, diễn biến tư tưởng của lực lượng này và giải quyết vấn đề căn bản với lực lượng đang làm việc hết mình vì Vietnam Airlines. Giải pháp dài hạn sẽ tích cực hợp tác và báo cáo đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước để có những văn bản dưới luật về việc chuyển dịch nguồn lao động này.
Các giải pháp để giải quyết vấn đề trong dài hạn thì bên cạnh lương và điều chỉnh lương thì giải pháp lâu dài là nâng cao năng suất lao động, nâng cao quản trị, kinh doanh… để ổn định lương, thu nhập của người lao động Vietnam Airlines tiệm cận thị trường và ổn định trong thời gian lâu dài. Đó là quyết tâm của lãnh đạo Vietnam Airlines, vì nếu không giải quyết được bài toán này thì sẽ còn “vấp” nữa” – ông Phạm Ngọc Minh nhấn mạnh.
Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cũng nhắc đến tiền lệ một số hãng hàng không quốc gia lâm vào tình trạng của Vietnam Airlines hiện nay, như Cathay Pacific, Qantas… Trong hầu hết các trường hợp, Chính phủ các nước đều can thiệp.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Các cảng nội địa "đua nhau" xếp hàng quá tải
Các cảng nội địa trên đường 5 cũ của Hải Phòng đang vào chiến dich "thi nhau" xếp hàng quá tải. Xe quá tải chở theo những núi hàng nườm nượp ra đường. Người dân thấy, các cảng mặc nhiên thừa nhận nhưng cơ quan chức năng... vắng mặt.
Gần 1 tháng nay, gạo, tinh bột xuất khẩu đang vào mùa cao độ. Các chủ hàng, các tàu, xà lan chở hàng trước khi làm lệnh vào càng đều gọi điện thẳng cho các cảng để "cam kết"... phải xếp hàng quá tải. Vì lợi nhuận, các cảng bé, cảng thủy nội địa, thậm chí là bến bãi cóc đã "vượt mặt" rất nhiều cảng lớn như Cảng Vật Cách, Cảng Hải Phòng, Cảng Đình Vũ... để vươn lên "bao trọn" một lượng hàng lớn. Thực trạng này đẩy các cảng lớn, các cảng chấp hành quy định tải trọng vào tình thế "làm thật mất ăn".
Dư luận lo ngại, các cảng thủy nội địa của Hải Phòng đua nhau xếp hàng quá tải sớm muộn sẽ khiến cho các văn bản đã ký, ban hành của Bộ GTVT, cảng vụ cũng như các đơn vị liên quan chỉ mãi mãi nằm lại trên giấy.
Cảng nội địa thi nhau chất lên xe những núi hàng cao ngật ngưỡng.
Như Dân trí đã thông tin, liên tục từ tháng 6/2014 đến nay, tình trạng xếp hàng quá tải tại đa số cảng thủy nội địa Hải Phòng trở nên "đỉnh điểm". Bằng quá trình mật phục rồi công khai tác nghiệp, nhóm PV đã ghi nhận một thực trạng: cứ có tàu hàng vào là cảng sẵn sàng xếp hàng quá tải.
Qua một thời gian dài tìm hiểu, PV Dân trí đã có nhiều bài phản ánh về tình trạng những "núi hàng di động" bò ra từ các cảng nội địa. Báo chí đăng hôm trước, hôm sau các cảng như Tiến Mạnh, Tuấn Loan, Quỳnh Cư vẫn tiếp tục làm. Có một số cảng "tế nhị" hơn là chờ đêm xuống tắt điện, đánh đèn pha ô tô để bí mật xếp dỡ.
CSGT "kiểm tra" xe quá tải rồi cho đi.
Về phía cơ quan chức năng như Cảng Vụ Hải Phòng, Sở Giao thông vận tải Hải Phòng đều kêu khó về chủ trương, nhân lực và phương tiện khi thực hiện chiến dịch "không xe quá tải". Lực lượng CSGT để lọt xe quá tải như cơm bữa. Các trạm cân vẫn túc trực nhưng hiệu quả cũng không cao.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, liên tục trong 1 tháng gần đây, nhu cầu gạo xuất khẩu theo đường tiểu ngạch đi Trung Quốc tăng cao, hàng tập trung về các cảng trên đường 5. Để giữ khách, tăng lợi nhuận, các cảng đua nhau xếp hàng cho xe quá tải bò ra đường. Nhiều cảng thủy nội địa trên đường 5 cũ hiện nay không có cân, thậm chí không có cả cổng cảng. Xe cứ chỗ nào trống là đi ra, không chịu sự kiểm soát nào về quy định tải trọng.
Nhiều xe lấy hàng quá tải, qua chốt CSGT an toàn trong khi chở vượt trọng tải hàng trăm lần cho phép.
Để minh chứng cho hàng vi cố tình vi phạm của các doanh nghiệp vận tải và hành vi bất chấp quy định của các cảng nói trên, nhóm PV đã báo cho CSGT Quảng Ninh, CSGT Hải Dương và một số trạm cân trên tuyến mà xe quá tải đi qua. Kết quả kiểm tra tải trọng cho thấy các xe đều quá tải từ 200 - 300 % so với tải trọng cho phép. Khi bị các lực lượng bắt giữ, cân xe, các lái xe cũng như các chủ hàng đều không xuất trình phiếu lấy hàng hay phiếu cân tại các cảng với lý do: "Các thủ tục đó đều do một người trong công ty quản lý".
Một thực tế là về mặt quản lý nhà nước, các phương tiện này nộp phạt xong lại lên đường đi tiếp. Hôm sau lại tiếp tục chở quá tải.
Dư luận đặt câu hỏi: Hành vi cố tình xếp hàng quá tải của các cảng thủy nội địa trên đường 5 rõ như ban ngày, diễn ra trong một thời gian dài, tại sao vẫn chưa có cảng nào bị xử lý?
Thu Hằng
Theo Dantri
ể bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người dân Viêc đóng góp phí, lệ phí là một nghĩa vụ bình thường của mọi người dân, tổ chức bởi vì họ phải có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng các dịch vụ hoặc việc liên quan đến quản lý nhà nước. Các khoản phí và lệ phí thu được sẽ góp phần đầu tư vào...