Phi công mang quốc tịch Pakistan đồng loạt bị đình chỉ bay giữa bê bối bằng giả
Sau khi thông tin 30% phi công Pakistan sử dụng bằng lái giả được công bố, các hãng hàng không nội địa của Pakistan và nhiều hãng hàng không quốc tế đã đình chỉ bay các phi công đến từ nước này.
Vụ bê bối bằng giả chấn động dư luận
Ngày 29-6,trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, Bộ trưởng Hàng không Pakistan Ghulam Sarwar Khan đã tiết lộ 1 vụ bê bối “kinh khủng” của ngành hàng không nước này, khi công bố thông tin 30% trên tổng số 860 phi công của Pakistan, tức khoảng 262 người đã dùng bằng giả hoặc gian lận trong kỳ thi sát hạch lấy bằng lái máy bay.
Ông Khan cũng tiết lộ thêm rằng chính phủ Pakistan đã yêu cầu các hãng hàng không đình chỉ hoạt động của 262 phi công bị nghi ngờ đã nhờ người thi hộ. “Họ hoàn toàn không có kinh nghiệm bay”, ông Khan nói.
Một số quan chức hàng không dân dụng Pakistan cũng đã bị cáo buộc thông đồng với các phi công để thực hiện các hành vi gian lận từ năm 2018.
Hiện Pakistan có 860 phi công, trong đó có 753 phi công đang làm việc cho các hãng hàng không nội địa, trong đó có hãng hàng không Quốc tế Pakistan (PIA), và 107 người đang làm việc cho một số hãng hàng không nước ngoài.
Hàng loạt phi công của Hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA) bị cáo buộc gian lận bằng lái máy bay
Video đang HOT
Sau khi vụ bê bôí bị phanh phui, PIA đã phát đi thông cáo tới các cơ quan nước ngoài cùng các cơ quan quản lý và an toàn quốc tế, cam kết đình chỉ bay toàn bộ 141 phi công bị nghi ngời gian lận bằng lá trên tổng số 434 phi công đang làm việc cho hãng.
Ngoài PIA, một loạt các hãng hàng không nội địa của Pakistan, như hãng Air Blue đã tuyên bố đình chỉ 9 phi công, hãng Serene đình chỉ 10 phi công, và hãng Shaeen đình chỉ 17 người. Tất cả những phi công bị đình chỉ bay đều dính líu đến nghi án bằng lái giả .
Các hãng hàng không nước ngoài cũng đã bắt đầu có những biện pháp mạnh để đối phó với vấn nạn tồi tệ này. Đơn cử như hãng hàng không Kuwait Airlines đã đình chỉ 7 phi công và 56 kỹ sự, nhân viên mặt đất từ Pakistan, các hãng hàng không khác tại Qatar, Oman, hãng Emirates (Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất – UAE) dường như cũng đang có các động thái tương tự.
Tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất trong lịch sử Pakistan
Vụ bê bối bằng lái máy bay được công bố sau thảm kịch hàng không tồi tệ xảy ra vào ngày 22-5-2020, khi một máy bay của hãng PIA sau khi khởi hành từ Lahore đã bị rơi ở thành phố phía nam Karachi khiến 98 người trên máy bay thiệt mạng.
Theo điều tra ban đầu chiếc máy bay đã vận hành ở trạng thái hoàn hảo, không tồn tại lỗi kỹ thuật. Lỗi ban đầu được xác định là do phi công cũng như kiểm soát không lưu đã không tuân thủ luật lệ tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Trong đó, lỗi nhiều nhất thuộc về cơ trưởng khi anh này đã quá tự tin vào khả năng xử lý tình huống của mình.
Các tình nguyện viên đang cố gắng tìm kiếm những người sống sót sau vụ tai nạn thảm khốc ngày 22-5 tại Pakistan
Hai viên phi công đã liên tục trò chuyện về dịch Covid 19 trong khi vẫn đang cố gắng hạ cánh, hệ thống kiểm soát tự động cũng không được phi công chú trọng tới. Chiếc máy bay ở độ cao gấp đôi so với tiêu chuẩn, khi tiến hành hạ cánh. Bất chấp việc lần hạ cánh đầu tiên đã gặp thất bại, việc thiếu cẩn trọng của phi công trong lần hạ cánh thứ hai đã dẫn tới thảm họa hàng không được cho là tồi tệ nhất trong lịch sử ngành hàng không Pakistan.
Ngành hàng không có đặc thù không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong nước mà cả quốc tế, an toàn luôn phải được đặt lên hàng đầu, bởi trên hết, điều này không chỉ liên quan đến tính mạng của hàng trăm con người trên 1 chuyến bay, đến sự tồn tại của một hãng hàng không mà còn là danh dự, uy tín của cả quốc gia, nên mọi sự gian dối cần phải bị lên án và loại bỏ.
Nhiều phi công Pakistan dùng bằng giả làm việc ở nước ngoài
Pakistan chưa xác định được nơi công tác của 85 phi công dùng bằng giả, nhưng cho biết nhiều người đang làm việc ở nước ngoài.
Bộ trưởng Hàng không Pakistan Ghulam Sarwar Khan trong cuộc họp báo ngày 26/6 cho biết trong số 282 phi công bị phát hiện gian lận thi cử để có bằng lái, 177 người đang làm việc cho 4 hãng hàng không của Pakistan. Toàn bộ những phi công dùng bằng giả này đã bị cấm bay sau khi chính phủ thông báo danh tính của họ cho các hãng hàng không.
Tuy nhiên, nhà chức trách Pakistan chưa xác định được nơi làm việc của 85 phi công dùng bằng giả còn lại, trong đó có cả các hãng hàng không nước ngoài. "Chúng tôi đang nỗ lực xác định xem họ đang làm việc ở đâu. Bằng lái của họ đều là giả", ông Khan nói. Pakistan hiện có 107 phi công đang làm việc ở nước ngoài.
Pakistan cho biết sẽ truy tố hình sự các phi công sử dụng bằng giả. Theo kết quả một cuộc điều tra, gần 1/3 phi công Pakistan gian lận trong kỳ thi sát hạch lấy chứng chỉ lái máy bay, trong đó có hành vi nhờ người khác đi thi hộ để lấy bằng. Những phi công này được xác định không có kỹ năng điều khiển máy bay.
Máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan chuẩn bị cất cánh từ sân bay Benazir tại thủ đô Islamabad, tháng 2/2016. Ảnh: Reuters.
Hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) tuyển dụng 141 phi công nghi dùng bằng giả, chiếm 1/3 số phi công của hãng. Các chuyến bay của PIA bị giảm do lệnh hạn chế đi lại nhằm ngăn nCoV, song một quan chức của hãng cho biết phi công bị đình chỉ bay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình chuyến khi PIA hoạt động bình thường trở lại.
Ba hãng hàng không tư nhân khác của Pakistan cũng tuyển dụng các phi công nghi dùng bằng giả. 9 phi công trong số này làm việc tại Air Blue, 10 người tại Serene Air và 17 người tại Shaheen. Hãng Shaheen nay không còn hoạt động, chưa rõ các phi công này làm việc tại nơi khác hay không.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng chiều 27/6 cho biết 27 phi công Pakistan tại Việt Nam đã ngừng bay. Các phi công này đều được cấp bằng tại Pakistan, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã yêu cầu họ báo cáo quá trình nhận bằng lái và sẽ làm việc với nhà chức trách Pakistan để xác định họ có dùng bằng giả không. Nếu phi công sử dụng bằng lái hợp pháp, họ sẽ được bay trở lại.
Bê bối bằng giả nhấn chìm Cơ quan Hàng không Dân dụng Pakistan, nơi tổ chức các kỳ thi sát hạch và cấp bằng lái cho phi công. 5 quan chức thuộc cơ quan này đã bị sa thải vì liên quan đến vụ gian lận, Bộ trưởng Khan nói.
Thí sinh phải hoàn thành 8 phần thi trong kỳ sát hạch cấp chứng chỉ lái máy bay tại Pakistan. Trong số 282 phi công bị phát hiện sử dụng bằng giả, 34 người gian lận cả 8 phần thi, 127 người gian lận 2-7 phần và 121 người gian lận một phần, Bộ trưởng Khan cho biết.
Tuy nhiên, cơ trưởng Chaudhry Salman, người đứng đầu Hiệp hội Phi công Dân dụng Pakistan, trong cuộc họp báo ngày 27/6 tại thành phố Karrachi nói tuyên bố của Bộ trưởng Khan là sai. "Những cáo buộc này sai sự thật", Salman nói.
Salman xác nhận 141 phi công đã bị PIA đình chỉ bay vì nghi dùng bằng giả, cho biết họ sẵn sàng bảo vệ bản thân tại bất cứ diễn đàn nào. 39 phi công trong số 262 người bị cáo buộc dùng bằng giả đã qua đời hoặc nghỉ hưu nhiều năm trước.
Pakistan mở cuộc tra về bằng giả và điểm số của các phi công từ năm 2018 và chưa hoàn thành khi vụ tai nạn xảy ra ở Karachi, miền nam Pakistan hôm 22/5, làm 97 người thiệt mạng và chỉ hai người sống sót. Salman nói Bộ trưởng Khan đưa ra cáo buộc vô căn cứ với các phi công, yêu cầu cơ quan tư pháp Pakistan thành lập ủy ban độc lập để điều tra.
Bê bối bằng giả làm tổn hại uy tín của hàng không Pakistan Bê bối dùng bằng giả của phi công tại Pakistan khiến cho Hãng Hàng không Quốc tế Pakistan cũng như ngành hàng không nước này lao đao. Ngay sau khi thông tin về việc 262 phi công tại Pakistan bị cáo buộc dùng bằng giả và bỏ tiền thuê người thi hộ trong các cuộc sát hạch bằng lái, Hãng Hàng không Quốc...