Phi công lại bị làm khó
Câu chuyện quản lý phi công “ nóng” trở lại khi Bộ giao thông vận tải chính thức ban hành Thông tư số 41/2015/TT-BGTVT, trong đó có quy định trước khi phi công xin nghỉ việc phải báo trước 120 ngày.
(Ảnh minh họa)
Trước đó, trong quá trình soạn thảo, Thông tư này đã “vấp” phải phản ứng dữ dội của giới phi công khi quy định nhân viên hàng không trình độ cao (trong đó có phi công) nếu muốn chấm dứt hợp đồng phải báo trước 180 ngày (6 tháng).
Trước những ý kiến quy định phải báo trước 180 ngày là không phù hợp với Bộ luật Lao động (Tại điều 37, Bộ luật Lao động quy định, thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ ít nhất 3 ngày đến ít nhất 45 ngày tùy theo loại hợp đồng lao động và gắn với từng trường hợp cụ thể). Bộ GTVT cho rằng Điều 70 Luật Hàng không quy định, Bộ trưởng Bộ GTVT được phép quy định chế độ lao động, kỷ luật đặc thù của nhân viên hàng không, nên có thể đưa ra mức trên 30 hay 45 ngày. Đồng thời, quy định của Bộ luật Lao động đưa thời hạn thông báo ít nhất, không phải thời hạn tối đa, tuy nhiên vẫn có sự ghi nhận và “giảm” thời gian báo trước từ 180 ngày xuống 120 ngày (4 tháng).
Quy định phi công phải báo trước 120 ngày nếu muốn chuyển sang bay cho hãng hàng không khác được lý giải là để người khai thác máy bay lập kế hoạch duy trì hoạt động đảm bảo khai thác máy bay theo kế hoạch bay đã được phê duyệt. Tuy nhiên, một lần nữa giới phi công lại “dậy sóng” vì cho rằng những quy định trên vẫn trái với Bộ luật Lao động. Chia sẻ trên mạng xã hội, một tài khoản face book được cho là đại diện cho một số đông phi công cho biết sau khi Thông tư được ban hành, họ được nhà khai thác máy bay (nơi họ đang làm việc) yêu cầu ký vào hợp đồng mới, trong đó có điều khoản 120 ngày và một số điều khoản khác mà họ cho rằng là “vô lý”.
“Quy định như thế là dở”, CEO một hãng hàng không đồng thời là chuyên gia về hàng không, khá nổi tiếng nhận xét. Vị CEO này cho biết câu chuyện quy định 180 ngày hay 120 ngày này xuất phát từ việc trước đây, khi chưa có các hãng hàng không khác, Vietnam Airlines tuyển dụng phi công, nhân viên kỹ thuật cao trong hợp đồng lao động đã không (tính đến) nên không có điều khoản ràng buộc về bồi hoàn chi phí đào tạo nếu chuyển việc. Sau này, khi có các hãng hãng không mới, có hiện tượng hàng loạt phi công chuyển đi thì Vietnam Airlines mới tìm giải pháp ngăn chặn.
Vị CEO này cũng nhận định tình trạng phi công nghỉ việc ồ ạt như hồi đầu năm 2015 (117 lượt phi công báo ốm, chiếm 90% nhận lực ở đội bay Airbus của Vietnam Airlines) là không ổn nhưng ông thẳng thắn cho rằng qui định muốn nghỉ việc phải báo trước 120 ngày là dở. “Tôi đã từng đề xuất các bộ nên ban hành một văn bản khác qui định về thời gian đào tạo và bồi thường chi phí đào tạo trong lĩnh vực hàng không và các hợp đồng lao động của hãng hàng không với người lao động sẽ căn cứ vào đó để dẫn chiếu. Nhưng đáng tiếc là họ không làm như vậy”, vị CEO này nói.
Video đang HOT
Việc quản lý phi công trở thành câu chuyện nóng từ đầu năm tới nay của ngành hành không, ảnh minh hoạ.
“Việc Thông Tư 41/2015 quy định nhân viên hàng không trình độ cao phải thông báo trước 120 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng lao động là trái với quy định của Bộ luật Lao động 2012″, luật sư Lê Thành Vinh, Phó TGĐ Công ty Luật SMiC khẳng định.
Luật sư Vinh phân tích, điều 37.2 Bộ luật Lao động 2012 quy định rõ: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với điều kiện phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc (đối với người lao động làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định dưới 12 tháng), ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn và ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn. Ngoài các trường hợp nêu trên, Bộ luật Lao động 2012 không có quy định yêu cầu thời gian báo trước tối thiểu dài hơn đối với bất kỳ trường hợp người lao động hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, cũng không có bất kỳ khái niệm và ngoại lệ nào đối với nhân viên trình độ cao.
Việc Bộ giao thông vận tải viện dẫn rằng Người lao động trong lĩnh vực hàng không là lĩnh vực đặc thù nên yêu cầu thời gian báo trước để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, vẫn theo luật sư Lê Thành Vinh thì vẫn không hợp lý bởi có rất nhiều vị trí, ngành nghề được xem là đặc thù: ví dụ như Hợp đồng lao động với Tổng Giám đốc, Hợp đồng lao động đối với thủy thủ…tuy nhiên tất cả đều phải tuân thủ Bộ luật Lao động 2012.
“Nếu Bộ GTVT tự quy định ngoại lệ cho ngành mình thì tất cả các ngành khác cũng sẽ quy định ngoại lệ cho ngành đó, và như vậy, sẽ phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung và Bộ luật Lao động nói riêng”, luật sư Vinh khẳng định.
Được biết, ngoài quy định về thời gian báo trước khi nghỉ việc, thông tư số 41 còn quy định: Nhân viên trình độ cao khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đào tạo, hợp đồng lao động và các thỏa thuận liên quan. Ngoài ra, việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định trên nếu kết thúc vào tháng 6, 7 của năm thì hợp đồng lao động sẽ kéo dài đến hết tháng 7 của năm đó, trường hợp thời hạn kết thúc hợp đồng lao động vào tháng 1 hoặc tháng 2 của năm thì thời hạn hợp đồng sẽ kéo dài đến hết tháng 2 của năm đó. Người khai thác máy bay, tổ chức bảo dưỡng máy bay có trách nhiệm chấm dứt hợp đồng lao động khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đào tạo và các thỏa thuận có liên quan. Khi chấm dứt hợp đồng, nhân viên hàng không trình độ cao được hợp đồng với người khai thác máy bay và tổ chức bảo dưỡng máy bay của hãng mới.
Thông tư trên có hiệu lực từ ngày 1-10-2015, được dùng làm căn cứ để các hãng hàng không ký hợp đồng với phi công cũng như các nhân viên hàng không trình độ cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lý thì nếu như thấy quy định trên bất lợi, người lao động có thể từ chối ký hợp đồng.
Theo Pháp luật VN
Mẹ cũng có con gái, sao làm khổ con gái người khác?
Mẹ à! Con đang nghĩ, mẹ cũng từng là con gái và mẹ cũng đang có một cô con gái, mẹ chắc hẳn cũng từng có một nỗi lo con gái mẹ phải về nhà chồng và sẽ sống như thế nào.
Con cũng từng như vậy nên biết bao đêm về nhà chồng, con chỉ mong một câu hỏi han của mẹ mà cũng không được. (ảnh minh họa)
Con biết, mẹ cũng mong cho mình được có một gia đình hạnh phúc, lấy được người chồng tử tế, yêu thương mình. So với con, có lẽ mẹ may mắn hơn nhiều vì cha bây giờ chắc chắn tốt với mẹ hơn chồng con. Cha chiều mẹ ngay cả khi mẹ và cha ở tuổi xế chiều, còn chồng con, dù mới cưới nhau, anh ấy cũng đâu để ý tới cảm nhận của con, vì anh ấy còn đang bận làm con trai ngoan của mẹ.
Mẹ cũng có tuổi trẻ, có một thời mơ mộng viển vông rằng, mẹ phải là người phụ nữ hạnh phúc nhất. Và có lẽ, điều mẹ sợ hơn ai hết là rơi vào một gia đình có cả mẹ chồng và bà cô nhà chồng. Lúc chưa cưới con trai mẹ, con cũng có cảm giác y như vậy. Con sợ lắm, sợ gặp phải người mẹ chồng không ra sao, gặp phải cô em chồng đành hanh khó tính. Và con sợ nhất là mối quan hệ gia đình không hòa thuận thì biết sống thế nào.
Bây giờ, điều sợ hãi của con đang hiện hữu. Con đang phải đối diện với một người mẹ chồng ghê gớm, không hiểu những cố gắng của con. Con gồng mình lên làm một cô con dâu tốt, nghe lời bố mẹ nhưng tất cả những việc con làm, mẹ đều không hài lòng.
Mẹ cũng có tuổi trẻ, có một thời mơ mộng viển vông rằng, mẹ phải là người phụ nữ hạnh phúc nhất. (ảnh minh họa)
Con chăm sóc mẹ, tẩm bổ cho mẹ thì mẹ nghĩ, đó chỉ là tấm lòng giả tạo chứ thật tâm con không muốn như vậy. Lúc nào mẹ cũng có câu cửa miệng &'con dâu nào tốt với mẹ chồng'. Mẹ bắt con làm tất tần tật mọi việc trong nhà, không trừ một việc gì. Có miếng ngon mẹ cũng không muốn cho con ăn, phải dành con trai, con gái của mẹ.
Mọi việc trong nhà, mẹ không cho con cái mẹ động vào, tất cả, mẹ đều sai con. Khi con ốm, dù con không muốn vào bếp, mẹ cũng nhất định mặc kệ con, không đỡ đần. Con nhớ nhất lần đó chồng con đi công tác, ốm mấy ngày mà không mong được bát cháo của mẹ. Con tủi thân đến gầy người. Vừa đau ốm vừa cảm thấy nhục nhã vì mình lấy phải người chồng vô tâm và gia đình chồng như vậy. Những lúc như thế, con lại nhớ về ngày xưa, về thời con gái, con được cưng chiều trong vòng tay của ba mẹ. Con cảm thấy thật cực cho mình.
Mẹ đi nói xấu con với cả hàng xóm láng giềng, xuyên tạc những việc mà thậm chí con còn không gây ra. Con không hiểu mẹ làm như thế nhằm mục đích gì? Mẹ mong chờ người ta khen ngợi mẹ hay đổi lại là một cái nhìn khó chịu, chẳng hay ho gì khi mẹ cố tình &'vạch áo cho người xem lưng'.
Chỉ cần có ai đó khen con xinh hơn con gái mẹ là mẹ bực tức, gây gổ với con. Chẳng làm gì sai, mẹ cũng sẽ chửi rủa
con vài câu cho bõ tức. Bất cứ việc gì con làm, mẹ cũng sẽ không hài lòng. Chỉ vì con là con dâu của mẹ. Còn nếu con gái mẹ làm thì mẹ cười tươi như hoa...
Đôi khi, con người ta tự tạo cho mình vỏ bọc không cần thiết. Và con nghĩ, mẹ cũng vậy. Mẹ không thừa nhận con trong nhà này, mẹ chỉ muốn giữ khoảng cách với con và chỉ coi con là con dâu của mẹ không hơn không kém. Mẹ không chấp nhận con dù con có cố gắng thế nào. Con người ai cũng chỉ có giới hạn về sức chịu đựng. Mẹ ơi, con đã không thể nào tiếp tục làm con dâu ngoan vâng lời mẹ được nữa.
Chỉ có một điều con muốn hỏi mẹ, tại sao mẹ lại thích hành hạ con? Tại sao mẹ thích bôi xấu con dâu của mẹ? Điều đó có thể nâng cao giá trị của mẹ lên không hay chỉ tổ để người ta cười vào gia đình mình?
Tại sao mẹ chồng con dâu không thể đối tốt với nhau? Chính là do mẹ, mẹ hãy tự xem lại mình. Điều con băn khoăn nhất là, mẹ cũng từng là con gái và không những vậy, bây giờ mẹ còn đang có một người con gái. Dù cô ấy chưa tới tuổi lấy chồng nhưng một ngày nào đó, mẹ sẽ nước mắt ngắn nước mắt dài mà tiễn con gái lên xe hoa giống như mẹ con vậy.
Mẹ sẽ lại khóc khi nghĩ về đứa con gái được mẹ cưng chiều ngày nào giờ phải làm dâu xứ lạ. Rồi ở nơi đó, cô ấy sống có tốt không, có được chồng yêu chồng quý không, có được nhà chồng đối xử tử tế không. Rồi mẹ lại vắt tay lên trán hằng đêm mà nhớ con gái, nhớ những cái ôm và những lần con gái thủ thỉ bên mẹ để tâm sự.
Con cũng từng như vậy nên biết bao đêm về nhà chồng, con chỉ mong một câu hỏi han của mẹ mà cũng không được. Con mong biết bao những lời nhẹ nhàng của mẹ, nhưng rốt cuộc, mẹ chỉ là mẹ chồng của con mà thôi. Tình yêu mẹ đã dành hết cho con trai và con gái.
Sau này, nếu cô ấy may mắn có được người mẹ chồng tốt thì không nói làm gì. Nhưng nếu cô ấy giống con, gặp phải người mẹ chồng thích dựng chuyện, chẳng ưa gì mình thì mẹ ơi, mẹ sẽ nghĩ như thế nào? Con chỉ lo lúc đó mẹ mới nhận ra, điều mẹ làm với con hôm nay là sai lầm nhưng cuối cùng thì lại quá muộn. Vì lúc đó, con gái mẹ cũng đang chịu khổ cực như chính con dâu mẹ bây giờ.
Mẹ cũng có con gái, sao cứ thích hành hạ con gái của người khác. Mong mẹ hãy một lần nghiêm túc suy nghĩ những điều con nói mà đối xử với con dâu của mẹ chân thành hơn, mẹ nhé!
Theo Eva
Muốn tân trang chỗ kín sau khi sinh con Sau lần sinh con thứ hai, do thai nhi quá lớn, bác sĩ phải rạch "chỗ đó" tôi mới sinh con được. Sau khi hoàn thành việc sinh nở được một thời gian, tôi thấy "chỗ đó" rúm ró, trông rất xấu. Chính vì thấy xấu, nên tôi không tự tin khi vợ chồng gần gũi. Có lẽ chồng tôi phát hiện ra...