Phí 0 đồng và khoảng hở trách nhiệm trong xây dựng chính sách
Hàng loạt công ty chứng khoán tại Mỹ đã giảm phí môi giới về 0 đồng năm 2019 sau khi Công ty Môi giới chứng khoán trực tuyến Robinhood áp dụng mức phí bằng 0 cho các giao dịch. Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) chia sẻ, trước sau gì TTCK Việt Nam cũng sẽ như TTCK Mỹ, nhưng chính ông cũng bất ngờ khi Thông tư của Bộ Tài chính bỏ phí sàn và phong trào phí 0 đồng đang lan nhanh trên TTCK Việt…
Phí 0 đồng, nỗi niềm thành viên và nhà quản lý
Trang web của Công ty Chứng khoán KB được thiết kế rất đẹp, nổi bật với thông tin “Miễn phí giao dịch chứng khoán phái sinh đến 31/12/2019″ và “Lãi suất margin 0% trong 10 ngày giao dịch đầu tiên”.
Trang web của Chứng khoán AIS công bố: “Miễn phí giao dịch và lãi suất vay chỉ 9,5%/năm”. Chứng khoán Pinetree thì công bố áp phí giao dịch cổ phiếu 0%, lãi suất 9%/năm trọn đời…
Nhà đầu tư không khó để tiếp cận với rất nhiều thông tin về phí 0 đồng trên các trang web của khối công ty chứng khoán.
Có những công ty áp dụng thời hạn 3 – 6 tháng, nhưng đã có những công ty công bố miễn phí trọn đời.
Thực tế này khiến không ít công ty chứng khoán lớn giật mình và đặt lại câu hỏi: vì sao phí sàn môi giới chứng khoán (0,15%) bị bãi bỏ?
Dường như các công ty chứng khoán có chung cảm nhận, họ đã không được hỏi ý kiến về chính sách này trước khi Bộ Tài chính chính thức ban hành.
Tháng 2/2019, Thông tư 128/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực, chính thức bỏ phí sàn môi giới chứng khoán.
Lúc đầu, chính sách này không được mấy thành viên để ý, nhưng vài tháng trở lại đây, việc phí 0 đồng đã trở thành câu chuyện, thành mối lo chung của nhiều chủ thể đang cung cấp dịch vụ môi giới trên sàn.
Ông Trịnh Hoài Giang cho biết, ông không đánh giá việc áp phí 0% là đúng hay sai, nhưng cung cấp dịch vụ mà không thu phí thì không thể tốt được.
Lý do là vì ở vai trò tổ chức tài chính trung gian, công ty chứng khoán phải đầu tư rất nhiều tiền và nhân lực mới có đủ năng lực kết nối giao dịch với các sở, đảm bảo dòng giao dịch cổ phiếu trơn tru và an toàn thanh toán.
Nhà đầu tư muốn giao dịch được thực hiện phải sử dụng qua hệ thống của nhà môi giới và nhà môi giới lãnh trách nhiệm không chỉ cung cấp dịch vụ, mà còn là đảm bảo sự an toàn, vận hành chuẩn mực của hệ thống giao dịch chung trên thị trường.
“Nếu áp phí 0 đồng đòi hỏi đơn vị cung cấp dịch vụ phải có nguồn thu khác đủ để bù đắp”, ông Giang nói và cho rằng, ông rất tiếc khi chính sách bỏ phí sàn đã không được thảo luận triệt để trong các công ty chứng khoán hoạt động trên TTCK Việt Nam.
Cũng chia sẻ về phí 0 đồng, ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết, việc một số công ty chứng khoán áp dụng phí kiểu này trong ngắn hạn có tác dụng tăng sức hấp dẫn dòng tiền vào TTCK, nhưng về dài hạn thì có thể để lại hệ lụy không tốt khi các công ty chứng khoán phải cạnh tranh với nhau, cùng giảm phí, cùng bị mất nguồn thu chính từ dịch vụ cốt lõi của chính mình.
Video đang HOT
Thực tế này đặt ra đòi hỏi các công ty chứng khoán cần có trách nhiệm cao trong góp ý, phản biện chính sách, nhất là trong bối cảnh năm 2020 được coi là “năm làm chính sách”, khi dự kiến có 4 nghị định và trên 10 thông tư phải xây dựng, trình Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành.
Trong khi các thành viên chủ chốt tỏ ra bất ngờ với chính sách miễn phí môi giới thì ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cho biết, ngay khi xây dựng thông tư đầu tiên hướng dẫn hoạt động của TTCK Việt Nam vào năm 1999, chính ông và các cộng sự đã đưa vào quy định môi giới không có phí sàn.
Thông tư này được thực thi trong hơn 3 năm đầu hoạt động của TTCK, sau đó, đến năm 2004, theo kiến nghị từ các công ty chứng khoán, UBCK đã đề xuất chính sách áp dụng phí sàn môi giới (0,15%), phí trần 0,5% kể từ đó đến cuối năm 2018.
Việc một lần nữa phí sàn môi giới bị bỏ trong Thông tư mà Bộ Tài chính ban hành đầu năm 2019, cũng xuất phát từ kiến nghị từ chính khối công ty chứng khoán, không có chuyện cơ quan quản lý tự đưa quy định này vào.
Cũng theo ông Sơn, tại Việt Nam, phí trần, sàn môi giới vẫn được định danh trong văn bản pháp luật, trong khi ở nhiều TTCK quốc tế thì từ lâu, họ đã không can thiệp việc này.
Khoảng hở trách nhiệm trong xây dựng chính sách
Trong khi phí 0 đồng đang trở thành vấn đề khó xử với nhiều công ty chứng khoán, đang và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khối này, thì ở góc nhìn của nhà quản lý, cũng có những ý kiến trách các công ty chứng khoán đã thờ ơ mỗi khi cần nêu quan điểm, chính kiến trong việc định hình chính sách mới.
Trong cuộc họp với các thành viên của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) cuối năm 2019, ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết, trong hoạt động của Sở, có nhiều khi Sở gửi văn bản xin ý kiến thành viên để lắng nghe về các điểm dự kiến đổi mới.
Tuy nhiên, kết quả nhận được thường là những câu trả lời chung chung, chủ yếu là “nhất trí”, rất ít khi được nhận những góp ý có chiều sâu hoặc có tính phản biện đích thực.
Khi đi vào vận hành, nếu những điểm mới làm vướng công ty chứng khoán thì Sở sẽ nhận lại nhiều phản hồi và chia sẻ rằng, lý do phản hồi là trước đây không để ý đến việc góp ý quy định.
Ví dụ cụ thể là việc triển khai sản phẩm CW, Sở đã làm rất kỹ, xin ý kiến nhiều vòng các thành viên, nhưng sau 6 tháng triển khai, quy định về CW bộc lộ nhiều điểm vướng trong vận hành của các thành viên, nhiều khả năng HOSE sẽ phải báo cáo UBCK để đề xuất sửa cho phù hợp.
Điểm khó cho công ty chứng khoán là các sản phẩm đưa ra đều là sản phẩm mới, chưa từng có ở Việt Nam, nên các công ty chứng khoán khó có thời gian để thẩm thấu sản phẩm và góp ý.
Thông thường, công ty chứng khoán chỉ lo vận hành, làm cách nào để triển khai được sản phẩm mới, chứ chưa dành nguồn lực góp sức cùng cơ quan quản lý xây sản phẩm, xây quy trình vận hành cho minh bạch, công bằng.
Năm 2020, như đánh giá của bà Hoàng Hải Anh, Phó chủ tịch VASB, là một năm bản lề vô cùng quan trọng đối với TTCK Việt Nam. Toàn bộ hành lang hướng dẫn dưới Luật Chứng khoán cùng với sự sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… sẽ được hình thành trong năm 2020.
Theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các bản dự thảo thông tư, nghị định, luật, pháp lệnh… đều phải được công khai trên website của cơ quan soạn thảo trong khoảng 30 – 45 ngày để ghi nhận ý kiến đa chiều từ công chúng.
Trên TTCK, do Luật Chứng khoán 2019 khi có hiệu lực sẽ thay thế hoàn toàn Luật hiện hành, nên năm 2020, nhà quản lý dự kiến sẽ xây dựng ít nhất 4 nghị định và 11 thông tư hoàn toàn mới, kịp hướng dẫn Luật đi vào thực tiễn từ 1/1/2021.
Theo đó, để tránh tình trạng chính sách gây bất ngờ với cuộc sống, đòi hỏi các thành viên thị trường, không chỉ khối công ty chứng khoán, mà còn khối công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan, đều cần có trách nhiệm góp sức cho công tác làm mới văn bản pháp lý.
Những giải pháp chính xây dựng TTCK năm 2020
Trao đổi với các nhà báo cuối năm 2019, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, năm 2020, cơ quan này dự kiến thực hiện nhiều giải pháp, thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển, trong đó có các giải pháp lớn sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai soạn thảo các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019 (dự kiến gồm 4 Nghị định và 11 Thông tư).
- Xây dựng, ban hành hướng dẫn về niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi trên TTCK.
- Triển khai cơ chế tạo lập thị trường. Nghiên cứu triển khai nghiệp vụ giao dịch trong ngày và thanh toán chứng khoán chờ về.
- Nghiên cứu đề xuất nền tảng giao dịch cổ phần của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
- Nghiên cứu triển khai số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán, áp dụng các công nghệ tài chính mới (Fintech); chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến (e-contract); xác thực khách hàng trực tuyến (EKYC).
- Phối hợp xây dựng, ban hành Đề án thí điểm mô hình huy động vốn cộng đồng (Crowdfunding).
- Hoàn thiện khuôn khổ quy phạm pháp luật tại “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030″. Phối hợp nghiên cứu phương án giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
- Phối hợp triển khai phát hành trái phiếu xanh để huy động vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xanh và bền vững, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trái phiếu.
- Xây dựng và bổ sung văn bản pháp quy cho các sản phẩm phái sinh mới như Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng tương lai trên cổ phiếu đơn lẻ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động huy động vốn và việc sử dụng vốn huy động trên TTCK, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tăng vốn ảo và sử dụng vốn sai mục đích.
- Nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp trên TTCK thông qua việc chuẩn hóa các chương trình đào tạo hành nghề kinh doanh chứng khoán.
- Nghiên cứu bổ sung các quy định để quản lý danh mục tự động (AI asset management), tư vấn tự động (robo-advisory) vào Thông tư hướng dẫn hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Triển khai các loại lệnh mới trên thị trường cổ phiếu, đặc biệt là các loại lệnh phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư chuyên nghiệp; Triển khai hoạt động giao dịch trong ngày phù hợp với điều kiện của thị trường.
- Nghiên cứu việc nới rộng biên độ dao động giá trong ngày theo tính chất của từng phân bảng cổ phiếu niêm yết. Xây dựng cơ chế ngắt mạch tự động trong trường hợp thị trường có biến động mạnh; tăng thời gian giao dịch áp dụng cho một số giao dịch đặc biệt.
- Hoàn thành gói thầu KRX tại các sở giao dịch chứng khoán và các dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, giám sát thị trường TTCK Việt Nam.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Với đặc thù là công cụ nợ do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thường mang đến nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trước sự bùng nổ của thị trường TPDN trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường phát triển gắn với bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Từ năm 2017 trở lại đây, thị trường TPDN có sự phát triển nhanh để đáp ứng yêu cầu huy động vốn của DN. Năm 2018, quy mô thị trường đạt 9,01% GDP, tăng 58% so với năm 2017 (6,29% GDP) và tăng gấp 3,5 lần so với năm 2015 (3,4% GDP). 10 tháng đầu năm 2019, thị trường TPDN tiếp tục tăng trưởng, quy mô thị trường tăng 28% so với cuối năm 2018, đạt tương đương 10,47% GDP dự kiến năm 2019.
Với đặc thù TPDN là công cụ nợ do DN phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, mà khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định đầu tư vào TPDN.
Thực tế thị trường TPDN thời gian qua cho thấy, các DN vẫn chủ yếu phát hành theo phương thức riêng lẻ, khối lượng trái phiếu ra công chúng có xu hướng tăng trong 2 năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 3% tổng khối lượng phát hành). Một số DN phát hành và nhà đầu tư khi tham gia huy động vốn trên thị trường còn thiếu chuyên nghiệp, DN phát hành chưa hoàn toàn chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về công bố thông tin và quy trình phát hành, nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đầu tư và khả năng phân tích đánh giá rủi ro. Xu hướng tăng mua TPDN của nhà đầu tư cá nhân, nhất là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.
Với đặc thù TPDN là công cụ nợ do DN phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, mà khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định đầu tư vào TPDN.
Theo các chuyên gia tài chính, TPDN, đặc biệt là trái phiếu phát hành theo hình thức riêng lẻ chỉ phù hợp với các nhà đầu tư tổ chức, còn nhà đầu tư cá nhân nếu mua trái phiếu thì phải am hiểu về tài chính, có khả năng phân tích rủi ro và dám chấp nhận rủi ro trong đầu tư. Nhìn chung, TPDN riêng lẻ không phù hợp với nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ.
Để thúc đẩy thị trường tài chính nói chung và thị trường TPDN nói riêng phát triển an toàn, bền vững, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tăng cường cơ chế giám sát nhất là giám sát liên thông giữa thị trường tiền tệ, tín dụng và thị trường vốn. Ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, để hạn chế rủi ro cho cả DN phát hành, nhà đầu tư mua TPDN, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tăng cường quản lý giám sát đối với thị trường TPDN; chủ động đào tạo, phổ biến quy định pháp luật về phát hành TPDN; chủ động thông tin tuyên truyền về thị trường TPDN và khuyến nghị nhà đầu tư. Bộ Tài chính cũng đang tổ chức tuyên truyền phổ biến Nghị định cho DN phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường TPDN...
Bộ Tài chính cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch TPDN đối với các đối tượng quản lý; tổ chức đoàn kiểm tra về việc triển khai quy định của Nghị định số 163 về phát hành TPDN và có văn bản chấn chỉnh tới từng DN phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ.
Bộ Tài chính cũng đã thường xuyên cung cấp thông tin trên các phương tin thông tin đại chúng về TPDN, trong đó khuyến nghị cụ thể DN phát hành phải tuân thủ quy định pháp luật trong phát hành TPDN, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ về các rủi ro có thể có khi đầu tư TPDN, đặc biệt lưu ý nhà đầu tư cá nhân hết sức thận trọng khi đầu tư TPDN phát hành riêng lẻ, đây là loại hình không phù hợp với nhà đầu tư cá nhân không có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang rà soát, đánh giá về cơ chế chính sách liên quan đến phát hành, giao dịch, cung cấp dịch vụ về TPDN để có kiến nghị điều chỉnh nhằm tăng cường quản lý giám sát, đảm bảo thị trường vận hành minh bạch, hiệu quả. Đồng thời, trên cơ sở quy định tại Luật Chứng khoán sửa đổi và Luật DN sửa đổi, sẽ hoàn thiện khung pháp lý về phát hành TPDN theo cả 2 phương thức ra công chúng và riêng lẻ theo hướng: Đối với phát hành ra công chúng găn vơi băt buôc xêp hang tin nhiêm và niêm yết, giao dịch trên TTCK; Đối với phát hành riêng lẻ, quy định đối tượng phat hanh va giao dich là nha đâu tư chứng khoán chuyên nghiêp như thông lệ quốc tế.
Theo tapchitaichinh,vn
Khoảng trống trách nhiệm kiểm toán trong lĩnh vực chứng khoán Công ty kiểm toán cho rằng, họ không kiểm soát được việc doanh nghiệp (DN) cố tình gian lận báo cáo tài chính, nhưng với nhà đầu tư, báo cáo kiểm toán là "cái van" kiểm soát sự minh bạch. Vậy nhà đầu tư biết đặt niềm tin vào đâu? Đối với những DN cố tình gian lận, rất khó để kiểm toán...