Phép thử lớn cho một hình mẫu hội nhập
Liên minh châu Âu (EU) vốn được xem là hình mẫu cho các khu vực và thế giới về sự hội nhập cao độ, đang đối diện thách thức lớn nhất từ trước đến nay khi đa số người dân của một quốc gia thành viên muốn rời khỏi khối.
Phép thử lớn cho một hình mẫu hội nhập
EU ra đời năm 1951, đến nay đã qua 6 lần mở rộng. EU có dân số hơn 500 triệu người, bao gồm 28 nước thành viên, diện tích hơn 4 triệu km2; GDP khoảng 12.000 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 24.000 USD/năm.
Hội nhập EU được xây dựng trên nguyên tắc liên bang, sự liên kết hội nhập được bắt đầu từ kinh tế dần dần chuyển sang chính trị, xây dựng các thể chế chung vững chắc đồng thời giữ vai trò hạt nhân, bản sắc dân tộc của các nước thành viên trên cơ sở luật pháp vững vàng.
Các nước EU ngày càng liên kết chặt chẽ có hiệu quả và sâu sắc bởi 28 nước thành viên của EU là 28 nền kinh tế phát triển ràng buộc với nhau, với nền kinh tế thế giới bằng những quan hệ thị trường. Các nước EU buôn bán nội khối chủ yếu lên đến 50%, có những nước thành viên con số này lên đến 80%.
Hệ thống tổ chức của EU là một thiết chế chặt chẽ được hình thành và phát triển dần dần qua các hiệp ước, đạo luật theo hướng tạo ra một châu Âu thống nhất theo kiểu liên bang. Cụ thể, Ủy ban châu Âu đưa ra các kiến nghị về các chính sách và luật lệ để Hội đồng Bộ trưởng phối hợp với Nghị viện châu Âu có quyết định cuối cùng. Sau Hiệp ước Lisbon, EU đã hủy bỏ kết cấu 3 trụ cột để hợp lại thành một pháp nhân duy nhất là “Liên minh châu Âu”.
Khi bản sắc lấn át
Trong quá trình phát triển, EU luôn luôn giữ vững nguyên tắc đoàn kết, nhất trí. Đoàn kết mà vẫn tôn trọng sự đa dạng. Nếu không có sự tôn trọng đó khó bề đoàn kết được vì mỗi quốc gia đều có bản sắc riêng, điều kiện riêng, lợi ích riêng.
Tuy nhiên, qua 2 phép thử gần đây là khủng hoảng tại Hy Lạp và sự kiện Brexit của Anh thì EU đã đối diện cả 2 thách thức về sự đoàn kết và sự đa dạng. EU đã phải nỗ lực củng cố đoàn kết, đạt được sự nhất trí về các giải pháp cứu Hy Lạp. Và nay, EU lại phải đau đầu trước “cái tôi” quá lớn của thành viên khi lâu nay, người dân Anh nổi tiếng với phong cách “phớt” Ăng-lê không giống ai và cũng không cần giống ai của mình.
Điều đó thể hiện ở việc nước Anh quyết định gia nhập Cộng đồng châu Âu vào năm 1973, tiền thân của EU ngày nay mà theo một số nhà bình luận thì lúc đó Anh ở vào tuyến cuối của tiến trình hội nhập châu Âu. Với kết quả Brexit lần này, Anh giờ lại đứng ở tuyến đầu của sự chia ly.
Video đang HOT
Không phải người Anh không được cảnh báo về những hệ lụy của Brexit. Thậm chí, cảnh báo còn ở mức độ rất nghiêm trọng, không chỉ hậu quả tiêu cực về mặt chính trị, mà cả những mối nguy về kinh tế và lợi ích sát sườn của người dân.
Tuy nhiên, người Anh vẫn có nhiều lý do để ủng hộ Brexit, cả lý do khách quan lẫn chủ quan. Tâm lý hoài nghi châu Âu âm ỉ tại Anh từ lâu và bùng lên trong vài năm gần đây. Ngày càng nhiều người Anh cho rằng, họ phải gánh trách nhiệm quá lớn với EU, bởi Anh luôn được EU coi là một trong những trung tâm lớn, đầu tàu của EU, cho nên từ lâu đã phải đóng góp những khoản tiền vào ngân sách của khối và chia sẻ trách nhiệm chính trị lớn hơn các thành viên khác.
Trước quyết định ra đi của Anh, người ta đã chứng kiến một châu Âu chia rẽ và hỗn loạn. Brussels, thủ đô nước Bỉ bấy lâu thanh bình, được coi là kinh đô châu Âu bởi trụ sở của EU đóng ở đây, giờ cũng có lúc gặp phải tấn công khủng bố.
Trước đó ít lâu, dân Đức xuống đường phản đối Thủ tướng Angela Merkel vì cho rằng bà quá cứng rắn khi ép Hy Lạp “thắt lưng buộc bụng”. Nhưng 55% người dân Đức được hỏi vẫn đồng ý với Thủ tướng, cho rằng chẳng nên lấy tiền thuế của họ hỗ trợ Hy Lạp, một nước mà theo họ có quá nhiều người chỉ biết tiêu xài, không biết làm ra tiền.
Việc đứng chân trong EU cũng khiến nhiều vấn đề chung trở thành gánh nặng riêng của một số thành viên. Cuộc khủng hoảng dân tị nạn, người nhập cư mà Pháp và nhiều nước trong liên minh phải đau đầu giải quyết, đi kèm là chủ nghĩa khủng bố một lần nữa gây chia rẽ, thúc đẩy những ý tưởng về một sự “ly thân” nào đó từ các thành viên.
Đối với nước Anh, chỉ riêng năm 2015, đã phải nhận 330.000 người nhập cư, chiếm hơn một nửa số người nhập cư vào EU mà Thủ tướng Anh David Cameron bị cho là “đã không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn”.
Không có Anh là thành viên, EU cũng giảm sút phần nào sức nặng trên trường quốc tế. Ấy là chưa kể Brexit gây tổn hại lớn với nền kinh tế EU và các nước thành viên. Không có Anh, ngoài việc thiếu hụt một khoản đóng góp ngân sách lớn, EU còn giảm sức mạnh trong các cuộc đàm phán về thương mại với các nước và khu vực bên ngoài…
Những người lạc quan thì nghĩ rằng việc Anh quyết định ra khỏi EU có thể là một cú sốc “cứu rỗi”, vì nó sẽ thúc đẩy việc hình thành một châu Âu “hai vận tốc”, với một nhóm quốc gia hạt nhân hội nhập ngày càng chặt chẽ hơn và một nhóm các quốc gia khác bao quanh hạt nhân này, vẫn là thành viên EU nhưng được miễn trừ một số điểm về mặt tư pháp, nội vụ, thậm chí tiền tệ.
Có lẽ với một cơ cấu như vậy, Liên minh châu Âu sẽ có thể vượt qua cơn chấn động lịch sử này.
Theo Chính Phủ
Các lãnh đạo G7 tụ họp tại Nhật
Tất cả lãnh đạo những quốc gia thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển đã đến Nhật để dự hội nghị thượng đỉnh.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đến Tokyo từ ngày 23/5, khi hội nghị G7 diễn ra. Trong chuyến thăm, ông cùng phu nhân Sophie Gregoire-Trudeau thăm đền Meiji ở thủ đô của Nhật.
Đây là lần đầu tiên ông Trudeau (trái), 44 tuổi, dự hội nghị thượng đỉnh này với tư cách thủ tướng Canada. Ông lên nắm quyền sau chiến thắng áp đảo của đảng Tự do trước đảng Bảo thủ hồi tháng 11 năm ngoái.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tối qua đến Nhật sau chuyến thăm Việt Nam kéo dài ba ngày. Tại lần họp này, kéo dài trong hai ngày 26 và 27/5, G7 tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế, thương mại toàn cầu, chống khủng bố, điểm nóng Trung Đông, Triều Tiên, tình hình Ukraine, Biển Đông, Hoa Đông, hợp tác chống biến đổi khí hậu theo thỏa thuận COP21 (thỏa thuận đạt được tại Paris năm ngoái), thúc đẩy triển khai các mục tiêu SDG và Chương trình nghị sự phát triển 2030.
Tổng thống Mỹ được tiếp đón tại sân bay quốc tế Chubu Centrair ở thành phố Tokoname, tỉnh Aichi, Nhật.
Ông Obama bắt tay cùng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc họp báo, sau cuộc họp song phương hôm qua ở thành phố Shima, vùng Ise-Shima, tỉnh Mie.
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua cũng có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Nhật Shinzo Abe tại Khách sạn Shima Kanko ở thành phố Shima, tỉnh Mie.
Tổng thống Pháp Francois Hollande sáng nay đến sân bay quốc tế Chubu Centrair ở thành phố Tokoname, tỉnh Aichi, Nhật.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng phu quân Joachim Sauer được đón tiếp tại sân bay trước thềm thượng đỉnh G7.
Thủ tướng Italy Matteo Renzi đến Nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa lên đường tới Nhật, dự thượng đỉnh G7 mở rộng.
Nhân viên của mạng lưới các tổ chức phi chính phủ (NGO) liên quan đến y tế của G7 chỉnh panel in hình các lãnh đạo G7 trong trang phục siêu nhân, tại trung tâm NGO G7 ở thành phố Ise, vùng Ise-Shima, tỉnh Mie.
Trọng Giáp
Reuters
Theo VNE
Thủ tướng Đức được dự đoán đoạt giải Nobel Hoà bình Thủ tướng Angela Merkel có thể đoạt giải Nobel Hoà bình năm nay, theo một tờ báo uy tín của Đức, khi bà được ca ngợi trên khắp thế giới vì dũng cảm mở cửa đất nước cho những người tị nạn. Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Bild Thủ tướng Angela Merkel có khả năng cao đoạt giải Nobel Hoà bình, báo...