Phép màu giáo dục ở nơi giáo viên hưởng lương mỗi tháng 34 triệu đồng
Là một nước cộng hòa nhỏ thuộc Liên Xô cũ với diện tích hơn 45.000 km2 và dân số hơn 1,3 triệu người, ít ai tin rằng Estonia có thể trở thành đất nước đổi mới.
Học sinh Estonia.
Một trong những bí quyết thành công của quốc gia này là cải cách hệ thống giáo dục. Kết quả là Estonia hiện nằm trong số các nước dẫn đầu bảng xếp hạng hệ thống giáo dục theo chương trình đánh giá PISA và vượt cả Phần Lan.
Giáo dục cho mọi người
Thứ nhất, ở Estonia tất cả mọi người đều có quyền được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, không phụ thuộc vào những đặc điểm cá nhân. Ví dụ, trước đây trong các trường phổ thông có các lớp học đặc biệt, nơi trẻ em khuyết tật học riêng. Nhưng gần đây, tất cả các lớp đã được học hòa nhập. Vẫn có những trường đặc biệt, phụ huynh có thể gửi con vào đó, nhưng đa số lựa chọn các trường thông thường.
Chương trình dạy học có thể thông thường hoặc giản lược (có cả thảy ba chương trình dành cho các mức độ chậm phát triển trí tuệ khác nhau). Trẻ khuyết tật có thể được GV đặc biệt phục vụ, được trợ giúp ngoài giờ học hoặc được học theo chương trình cá biệt.
Học tập là điều bắt buộc ngay cả đối với những trẻ em bị ốm nặng. Người Estonia cho rằng, học tập là một phần của quá trình chữa bệnh. Vì vậy, ngay cả khi đứa trẻ ốm nằm liệt giường ở nhà thì GV vẫn đến dạy. Thực ra, đây là một chương trình cá biệt, giản lược với thời khóa biểu linh hoạt, nhưng các giờ học vẫn được tiến hành.
Nhà trường bắt đầu từ giáo viên
Ở Estonia, GV có nhiều tự do hơn trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, bởi vì ở đây không có chương trình dạy học chính thức chặt chẽ. Có chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) vào cuối năm học. Còn đạt được nó như thế nào thì mỗi GV tự quyết định trên cơ sở trình độ và tài năng của HS. Chỉ có một yêu cầu đặt ra đối với GV: Đạt kết quả, nhưng không hạn chế cách thực hiện.
Điều này mang lại cho GV nhiều không gian sáng tạo hơn trong dạy học, nhưng cũng đòi hỏi trách nhiệm cao hơn. Vì vậy, GV ở Estonia cũng phải học tập. Có nhiều khóa nâng cao trình độ chuyên môn đến mức họ phải học vào tất cả các kỳ nghỉ hè của HS, ngoại trừ 56 ngày nghỉ phép theo quy định. Mỗi năm, GV được cử đến các trường khác để trao đổi kinh nghiệm từ 1 đến 2 lần.
Video đang HOT
Mức lương của GV ở Estonia hiện nay là 1.250 euro/tháng (khoảng 34 triệu đồng), thấp hơn mức trung bình của cả nước (1.400 euro). Tuy nhiên, mỗi năm GV được được tăng lương 50 euro. Ngoài ra còn có nhiều khoản thu nhập khác, chẳng hạn như lương tháng 13 vào cuối năm, 30 euro hằng tháng cho GV không hút thuốc lá và 50 euro nếu GV chơi thể thao.
Điều thú vị là không có các khoản phụ cấp nào cho đặc thù của công việc (ví dụ, GV dạy ở bệnh viện). Nhưng đồng thời, tìm một GV vào làm việc ở đó dễ hơn nhiều so với ở trường bình thường. Đơn giản là vì GV thích làm việc trong những điều kiện đặc biệt. Tại các trường học ở bệnh viện, người ta không chấm điểm, không có thời khóa biểu, điều này cho phép GV tự do sáng tạo hơn, nhưng có bài tập về nhà và kiểm tra bài cũ.
Một lớp học ở Estonia.
Học sinh là trung tâm
Các trường phổ thông ở Estonia bằng mọi cách tạo ra bầu không khí thoải mái và thuận lợi cho HS. Mà sự thoải mái bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Ví dụ, HS Estonia không phải mang ba lô nặng sách vở đến mức vẹo cột sống, thay vào đó các em có sổ điểm điện tử và sách giáo khoa điện tử.
Tự do cá nhân ở đây cũng được tôn trọng – GV bị nghiêm cấm đánh học sinh. Ngoài ra, GV không được phép cao giọng. Điều này không có nghĩa là GV không nghiêm khắc. Thầy cô giáo có thể thể hiện tính cách, nhưng ở mức độ hợp lý.
Ở Estonia, quyền riêng tư rất được tôn trọng, vì vậy HS biết điểm số của mình, nhưng không biết điểm của các bạn cùng lớp. HS Estonia còn được giáo dục tính tự lập. Ví dụ, GV rất hiếm khi liên lạc với phụ huynh; tất cả các thông tin về bài tập về nhà và kết quả học tập đều thông qua HS. Nếu HS có mâu thuẫn với GV, thì việc mời phụ huynh đến trường không phải là lựa chọn duy nhất. Để thảo luận vấn đề này, người ta mời chuyên gia tâm lý. Thông thường, vấn đề này được giải quyết bằng những thay đổi trong kế hoạch dạy học, GV chỉ bị thay thế trong những trường hợp hết sức hạn hữu. HS Estonia đã quen với việc tôn trọng bản thân, do đó các em biết tôn trọng người khác.
Như đã nói ở trên, nếu HS không thể đến trường hơn một học kỳ do bị ốm, GV sẽ đến dạy tại nhà học trò ít nhất 8 giờ/tuần. Hệ thống hoàn chỉnh đến mức khi HS nhập viện, một lá thư sẽ tự động được gửi đến trường đề nghị GV chuyển bài kiểm tra và bài tập về nhà cho HS. Trong trường hợp này, GV phải ở trong bệnh viện không dưới 8 giờ/tuần. GV sẽ theo dõi sự tiến bộ của HS và ghi nhật ký, đồng thời, xây dựng một kế hoạch học tập cá nhân cho HS, có tính đến các khuyến nghị của bác sĩ và nguyện vọng của bố mẹ. Khi HS xuất viện, bố mẹ sẽ được tư vấn về cách học tập của con. Estonia áp dụng quy trình dạy học trong bệnh viện như vậy từ năm 2010 để bảo vệ quyền học tập được ghi trong hiến pháp.
Tất nhiên, không thể nói rằng, hệ thống giáo dục của Estonia đã hoàn hảo. Ở đây vẫn tồn tại vấn đề lão hóa đội ngũ GV và thiếu chỗ học trong các trường phổ thông. Vì vậy, sĩ số lớp học trung bình hiện nay ở quốc gia này là 33 HS/lớp, mặc dù theo luật quy định tối đa 24 HS/lớp.
Nhưng bài học quan trọng nhất là trường phổ thông Estonia chuẩn bị cho HS bước vào đời chứ không chỉ để vào đại học. Chương trình giáo dục quan tâm nhiều tới việc hình thành các kỹ năng xã hội cho HS. Ví dụ, mới đây phần lớn các trường phổ thông Estonia áp dụng chương trình phòng, chống bạo lực học đường của Phần Lan (KiVa). Giáo dục giới tính cũng không phải là điều cấm kỵ ở đây, nó bắt đầu từ lớp 5. Trẻ em được dạy không những về các biện pháp tránh thai, mà còn nhiều vấn đề khác. Kết quả là 10 năm qua, số ca mang thai ở tuổi vị thành niên trên cả nước đã giảm hơn một nửa.
Và cuối cùng, trẻ em Estonia được giáo dục sự tôn trọng bản thân và những người khác. Phải chăng đây là giá trị chính của xã hội châu Âu?
Không thể nói rằng, hệ thống giáo dục của Estonia đã hoàn hảo. Ở đây vẫn tồn tại vấn đề lão hóa đội ngũ GV và thiếu chỗ học trong các trường phổ thông. Vì vậy, sĩ số lớp học trung bình hiện nay ở quốc gia này là 33 HS/lớp, mặc dù theo luật quy định tối đa 24 HS/lớp.
Giáo dục Ấn Độ 2021: Tiến thoái lưỡng nan
Ấn Độ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng khi nhu cầu và sản xuất giảm mạnh. Vấn đề chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặt ra những thách thức đặc biệt đối với quốc gia đông dân này.
Giáo dục Ấn Độ đang đối mặt với những thách thức đặc biệt. Ảnh: Theindiaforum
Những giải pháp chưa khả quan
Sự suy yếu của khu vực công kể từ giữa những năm 1970 đã dẫn đến làn sóng tư nhân hóa và quảng bá thị trường khắp nơi. Nguồn lực được rút khỏi khu vực công và nhượng bộ cho tư nhân để giúp khu vực này phát triển. Động thái hướng tới hoạt động dựa trên thị trường và rút lui của nhà nước đã được áp dụng với những hậu quả tai hại cho hai lĩnh vực cao quý là giáo dục và y tế. Điều này đã được chứng minh là có hại cho xã hội và hiện có thể nhìn thấy được trong thời kỳ đại dịch.
Thật khó để định giá hai dịch vụ này. Lương của GV và bác sĩ nên được trả bao nhiêu? Phí làm thủ thuật tại bệnh viện hay học phí của HS trong cơ sở giáo dục phải là bao nhiêu? Nếu xã hội trả nhiều tiền hơn cho GV, học phí sẽ cao hơn. GV trình độ kém có thể chấp nhận lương thấp nhưng chất lượng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu muốn có đội ngũ nhà giáo trình độ cao, họ sẽ phải được trả lương cao và chi phí giáo dục sẽ tăng lên. Nhưng điều đó sẽ loại trừ hầu hết những người nghèo và tầng lớp trung lưu khỏi nền giáo dục, và một khoản trợ cấp sẽ được yêu cầu.
Tương tự, trong lĩnh vực y tế, nếu một người trả phí tư vấn cao cho bác sĩ và nhân viên khác thì viện phí sẽ cao. Nếu các bệnh viện yêu cầu bác sĩ đề xuất các xét nghiệm đắt tiền không cần thiết, thì hóa đơn bệnh viện sẽ cao. Nếu các bác sĩ gọi đến các chuyên gia tư vấn để xem xét một bệnh nhân ngay cả khi không cần thiết, thì hóa đơn sẽ tăng lên. Do đó, ở khu vực tư nhân, để kiếm lợi nhuận, các cơ sở y tế, giáo dục phải đưa ra những hóa đơn khám chữa bệnh và học phí cao. Điều này dẫn đến sự phân chia xã hội ngày càng tăng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Ở hầu hết các quốc gia, động thái tư nhân hóa bắt đầu từ cuối những năm 1970 đi kèm với việc giảm tài trợ cho các tổ chức khu vực công; vì vậy, chất lượng bị giảm sút. Các bộ phận ưu tú của xã hội chuyển sang khu vực tư nhân và sau đó là các tổ chức ở các nước tiên tiến. Trong một vòng luẩn quẩn, điều này dẫn đến sự phân hóa hơn nữa và sự suy thoái của các thể chế khu vực công.
Trong đại dịch Covid-19, các kỳ thi tại Ấn Độ bị hoãn nhiều lần và trong nhiều trường hợp, đã bị hủy bỏ. Việc bắt đầu khóa học mới hay đợt nhập học mới cũng gặp phải sự không chắc chắn và bị trì hoãn. Nhìn chung, ngành giáo dục Ấn Độ đang lúng túng trong bối cảnh này.
Hầu hết, học sinh và giáo viên đều phản đối phương pháp học vẹt. Ảnh: F.T.
Phân chia xã hội và bất bình đẳng
Các tổ chức đã cố gắng đổi mới bằng các lớp học qua Internet, cung cấp tài liệu khóa học cho HSSV, nhưng điều này vẫn chưa khả quan, vì ở một nước có đông người nghèo như Ấn Độ, nhiều hộ gia đình thậm chí còn không có điện, chưa nói đến Internet, máy tính và điện thoại thông minh. Do đó, khoảng cách kỹ thuật số đang xuất hiện, với việc người nghèo bị tước đoạt giáo dục. Điều này, theo thời gian, sẽ dẫn đến sự phân chia xã hội sâu sắc hơn và bất bình đẳng lớn hơn.
Cha mẹ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con cái họ ở nhà tham gia các lớp học qua Internet. Vì vậy, trình độ đọc viết, động lực và khả năng sẵn có của cha mẹ trở nên rất quan trọng. Các gia đình nghèo khó có thời gian để làm tất cả những việc này, vì họ phải ra ngoài làm việc. Ngay cả nhiều gia đình trung lưu, nơi cả hai vợ chồng đều làm việc cũng gặp khó khăn. Đó là lý do tại sao ở phương Tây người ta lập luận rằng nếu nền kinh tế mở cửa, trường học phải mở cửa để trẻ em có thể đến đó vào ban ngày, giải phóng cha mẹ khỏi nhiệm vụ chăm sóc chúng để họ đi làm.
Trong giáo dục, khu vực công sẽ phải đóng vai trò quan trọng hơn. Với số lượng lớn người lao động bị giảm thu nhập, con cái của họ sẽ không thể đến trường tư thục, nơi học phí cao hơn. Điều đó cũng đúng với nhiều gia đình trung lưu. Nhiều người sẽ phải cân nhắc việc gửi con cái đến các trường công lập hơn là các trường tư mà họ đang theo học cho đến nay.
Trong giáo dục, khu vực công sẽ phải đóng vai trò quan trọng hơn. Ảnh: Q.Z
Trong giáo dục đại học, rất nhiều cơ sở tư nhân đã mọc lên như nấm trong 30 năm qua. Để kiếm lợi nhuận (gián tiếp) họ thu phí cao. Ngay cả trong các cơ sở thuộc khu vực công cũng có sự gia tăng của các khóa học "trả phí". Những người nghèo sẽ không đủ khả năng cho con cái đến học các cơ sở giáo dục này, do đó, việc đăng ký học và lợi nhuận sẽ giảm. Nhìn chung, nhu cầu sẽ chuyển sang các cơ sở giáo dục công và chính phủ sẽ phải tăng ngân sách cho giáo dục công.
Số GV được đào tạo tốt hơn sẽ được yêu cầu dạy theo phương pháp mới và sẽ phải được trả lương cao hơn so với những công việc cạnh tranh khác. Điều này sẽ chỉ khả thi nếu xã hội ưu tiên giáo dục hơn những gì đã làm cho đến nay. Đối với phương thức giảng dạy mới, nội dung khóa học sẽ phải được nén và giải thích tốt hơn để có thể thu hút sự quan tâm của học viên.
Thật không may, hầu hết việc dạy học trong cả nước, ở tất cả các cấp học, chất lượng kém, HS học vẹt và vượt qua các kỳ thi một cách máy móc. Đó là lý do tại sao hầu hết HS và GV đều phản đối nguyên tắc cũ. Điều này sẽ phải thay đổi trong phương thức đào tạo từ xa qua Internet. Giảng dạy tốt là tạo nên sự hứng thú trong học tập.
Công nghệ ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong giáo dục, tuy nhiên, nó sẽ phải đối mặt với vấn đề bất bình đẳng trầm trọng giữa những người có và không có điều kiện.
Trường ở Trung Quốc đề xuất dạy sinh viên cách yêu đương Trước thực tế người trẻ Trung Quốc ít kinh nghiệm hẹn hò và nhiều vụ bạo lực nghiêm trọng của các đôi yêu nhau, việc dạy kiến thức về tình yêu cho sinh viên được coi là cần thiết. Nói với South China Morning Post , Yu Xinwei, một nhà lập pháp, cho rằng việc bắt buộc giáo dục sinh viên có kiến...