Phe ông Trump tung chiêu cuối, quyết kiện ra Tòa án Tối cao
Sau khi bị tòa phúc thẩm bác đơn kiện về cáo buộc gian lận diện rộng ở bang Pennsylvania, luật sư của ông Trump nói họ đang chuẩn bị đưa vấn đề lên Tòa án Tối cao.
Việc tòa phúc thẩm liên bang bác đơn kiện từ ủy ban tranh cử của ông Trump về quy trình bỏ phiếu tại Pennsylvania đã mở đường để vấn đề được đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ, theo Fox News.
“Bộ máy tư pháp ở Pennsylvania tiếp tục che đậy cáo buộc gian lận diện rộng. Chúng tôi rất cảm kích vì được trao cơ hội trình bày bằng chứng và sự thật cho cơ quan lập pháp của bang Pennsylvania”, Jenna Ellis, luật sư của ông Trump và cố vấn chiến dịch, nói trên Twitter sau khi tòa phúc thẩm ra phán quyết ngày 27/11.
Bà Ellis cũng khẳng định trên Twitter: “Đang chuẩn bị đưa vụ việc ra Tòa án Tối cao”.
Jenna Ellis (giữa), một trong các luật sư của ông Trump. Ảnh: AP.
Theo Fox News , ủy ban tranh cử của ông Trump giờ đây có thể yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ ra lệnh hỗ trợ khẩn cấp. Thẩm phán Samuel Alito sẽ là người thụ lý và ông có thể sẽ yêu cầu 8 thành viên còn lại của tòa cùng xem xét.
Cán cân hiện tại ở Tòa án Tối cao là 6 – 3 nghiêng về những vị thẩm phán có quan điểm bảo thủ. Ông Trump cũng là tổng thống đương nhiệm đầu tiên đạt kỷ lục đề cử thành công 3 thẩm phán vào Tòa Tối cao.
Đêm 5/11, khi các điểm bầu cử vẫn đang đếm phiếu, tổng thống Mỹ đăng Twitter rằng: “Tòa Tối cao sẽ quyết định”.
Phán quyết hôm 27/11 của tòa phúc thẩm đã củng cố phán quyết của thẩm phán cấp dưới Matthew Brann về đơn kiện đầy sơ hở của phía ông Trump.
Ba thẩm phán trong hội đồng đều do các tổng thống của đảng Cộng hòa bổ nhiệm.
“Các cuộc bầu cử tự do, công bằng là huyết mạch của nền dân chủ chúng ta. Các cáo buộc về gian lận là nghiêm trọng. Nhưng việc nói một cuộc bầu cử có gian lận không khiến nó trở nên như vậy”, thẩm phán Stephanos Bibas, cựu giáo sư trường luật, viết trong phán quyết của mình.
“Các cáo buộc yêu cầu lập luận cụ thể và sau đó là bằng chứng. Chúng tôi không thấy bất cứ thứ gì ở đây”, ông Bibas khẳng định.
Ngoài Pennsylvania, luật sư của ông Trump cũng cho rằng tình trạng gian lận tương tự đã xảy ra ở Michigan, Wisconsin, Arizona và Georgia, dù không đưa ra được bằng chứng.
Ông Trump: Tôi vẫn là tổng thống Mỹ, đừng nói chuyện kiểu đó với tôi
Tổng thống Trump đã giận dữ với một phóng viên sau khi được hỏi ông sẽ làm gì nếu Đại cử tri đoàn bỏ phiếu cho Joe Biden.
Biểu tình phản đối phê duyệt thẩm phán tối cao Mỹ
Hàng nghìn người tuần hành qua trung tâm Washington đến bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ để phản đối phê duyệt Amy Coney Barrett làm thẩm phán tối cao.
Những người tham gia Biểu tình của Phụ nữ ngày 17/10 cho biết họ tức giận vì phe Cộng hòa sẵn sàng phê duyệt Barrett khi ngày bầu cử đang cận kề, trong khi họ từng từ chối phê duyệt người được Obama đề cử, Merrick Garland, vào Tòa án Tối cao hơn 6 tháng trước cuộc bầu cử năm 2016.
Người biểu tình đứng trước Tòa án Tối cao ngày 17/10, giơ biểu ngữ phản đối phê duyệt thẩm phán tối cao trước ngày bầu cử. Ảnh: AP.
"Sự thật của vấn đề là chúng ta quyền lực còn họ sợ hãi. Họ đang bị dồn vào chân tường và họ biết điều đó, chúng ta sắp tung ra cú đấm knock-out", Sonja Spoo từ nhóm vận động nữ quyền UltraViolet nói tại cuộc biểu tình.
Prudence Sullivan, 49 tuổi, đến từ Illinois và em gái Kelli Padgett, 47 tuổi, từ Florida, đã bay đến thủ đô để tham gia biểu tình. Họ gọi đây là sự kiện tiếp thêm sức mạnh. "Chúng tôi đã phải chịu tổn thất do Covid-19 và chúng tôi mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình về vấn đề phân biệt chủng tộc, Mạng người da màu cũng quan trọng", Sullivan nói. "Vì vậy, đây là sự kiện mà tôi có thể thể hiện quan điểm của mình".
Sullivan cho biết bà và chồng, một chuyên gia công nghệ thông tin, cân nhắc chuyển ra nước ngoài sinh sống nếu Trump tái đắc cử.
Người biểu tình tuần hành trên đường phố thủ đô Washington ngày 17/10. Ảnh: Reuters.
Amy Coney Barrett, có quan điểm bảo thủ, được Trump đề cử để làm thẩm phán Tòa án Tối cao sau khi Ruth Bader Ginsburg, người đã đấu tranh cho quyền của phụ nữ, qua đời hồi tháng 9. Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ dự kiến biểu quyết phê duyệt Barrett vào ngày 22/10, bất chấp phản đối từ phe Dân chủ rằng quá trình phê duyệt diễn ra quá gần với ngày bầu cử tổng thống 3/11. Nếu quá bán ủy ban đồng ý phê duyệt Barrett, quyết định bổ nhiệm bà sẽ được đưa ra xem xét tại toàn thể thượng viện.
Trong các phiên điều trần vào tuần này, Barrett đã né tránh các câu hỏi về quyền lực của tổng thống, phá thai, biến đổi khí hậu, quyền bỏ phiếu và Obamacare, nói rằng bà không thể trả lời vì các vụ kiện liên quan đến những vấn đề này có thể được đưa ra trước tòa. Nếu Barrett vào Tòa án Tối cao, phe thiên hữu sẽ chiếm đa số trong tòa với tỷ lệ 6-3 so với phe thiên tả.
TT Trump đề cử nữ thẩm phán vào Tòa án Tối cao Mỹ Hôm qua (26/9), TT Mỹ Donald Trump đã công bố thẩm phán phúc thẩm bảo thủ Amy Coney Barrett là người chỉ định thứ 3 của ông tại Tòa án Tối cao Mỹ. TT Trump đề cử thẩm phán Barrett vào Tòa án Tối cao. Sau động thái trên, Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo sẽ bỏ phiếu xác nhận ứng...