Phe nổi dậy Syria “tung” cú đấm chí tử, Assad tuyệt vọng?
Trong một nỗ lực nghiêm túc nhất từ trước đến nay nhằm thiết lập một chính phủ đối đầu với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, phe nổi dậy Syria hôm nay (18/3) đã bắt đầu nhóm họp ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chọn là một Thủ tướng lâm thời, chịu trách nhiệm lãnh đạo các khu vực đang nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng này. Liệu đây có thể được xem là một “cú đấm chí tử” nhằm vào Tổng thống Assad hay không?
Trong lúc này, Nhà lãnh đạo đang gặp khó khăn của Syria đã viết thư cầu cứu các cường quốc mới nổi thuộc nhóm BRICS.
Phe nổi dậy cấp tập thành lập chính phủ
Các thành viên chủ chốt của Liên minh Quốc gia Syria – đại diện của phe nổi dậy, sẽ có cuộc họp ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trong hai ngày, hôm nay và ngày mai (19/3), nhằm lựa chọn một Thủ tướng điều hành chính phủ lâm thời, phát ngôn viên của liên minh – ông Khalid Saleh cho biết. Cụ thể, một cuộc bỏ phiếu sẽ chính thức diễn ra vào ngày mai.
Hiện tại, đã có 12 cái tên được đề cử cho chức Thủ tướng lâm thời của phe nổi dậy mặc dù danh sách này có thể bị thu hẹp lại nếu một vài cái tên không được chấp thuận. Liên minh Quốc gia Syria hôm qua (17/3) đã công bố 10 cái tên được đề cử nhưng từ chối tiết lộ 2 ứng cử viên còn lại bởi đây là hai người đang sống tại những khu vực thuộc quyền kiếm soát của chính phủ Syria .
Trong số những người được đề cử cho chức Thủ tướng lâm thời của phe nổi dậy có ông Osama Kadi – cố vấn kinh tế của Liên minh Quốc gia Syria đến từ London ông Ghassan Hitto – một giám đốc IT lâu năm vừa chuyển từ Dallas, Texas đến Thổ Nhĩ Kỳ ông Assad Asheq Mustafa – cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Syria và cũng là cựu tỉnh trưởng tỉnh miền trung Hama ở Syria và ông Walid al-Zoabi – một nhà kinh doanh bất động sản ở Dubai.
Phát ngôn viên Saleh miêu tả các ứng cử viên đều là những nhà kỹ trị. “Mỗi người đều có tối thiểu từ 15 đến 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình”.
Video đang HOT
72 thành viên thuộc Đại hội đồng Liên minh Quốc gia Syria đều có quyền bỏ phiếu bầu chọn Thủ tướng. Nếu không có ứng cử viên nào nhận đủ ít nhất 37 số phiếu (quá bán) ủng hộ trong vòng bỏ phiếu đầu tiên thì hai ứng cử viên dẫn đầu sẽ phải “đấu” hiệp phụ thứ hai, ông Saleh cho biết.
Bước đi trên của phe nổi dậy Syria được xem là nỗ lực nghiêm túc nhất từ trước đến nay của lực lượng này trong việc thành lập một chính phủ đối chọi với chính quyền của Tổng thống Assad. Tuy nhiên, một số người cảnh báo, việc thành lập một chính phủ lâm thời như thế sẽ đóng cánh cửa đàm phán lại và khiến cuộc chiến ở Syria thay vì chấm dứt sẽ trở nên ác liệt hơn.
Một cản trở nữa là, chính phủ được bầu lên chủ yếu bởi thành phần đối lập đang sống lưu vong ở bên ngoài sẽ khó mà có thể xác lập quyền lực, đặc biệt ở những khu vực mà lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan đang ngày càng thống trị.
Trong khi đó, phản ứng trước “đòn đánh chí tử” trên của phe nổi dậy, chính phủ Syria đã lên tiếng phản đối gay gắt, tiếp tục gọi lực lượng đang tìm cách lật đổ họ là những phần tử khủng bố bị nước ngoài giật dây.
Ông Issam Khalil – một nghị sĩ thuộc Đảng Baath cầm quyền của Tổng thống Assad, cáo buộc phe đối lập đang chạy theo phục vụ lợi ích của nước ngoài và đang cố “tìm cách làm nổ tung đất nước Syria từ bên trong”. Cuộc họp ở Istanbul là nhằm để đốt nóng thêm cuộc xung đột ở Syria thay vì chấm dứt nó, ông Kalil nói thêm.
Mỹ cũng tỏ ra thờ ơ với ý tưởng lập chính phủ của phe nổi dậy, nói rằng trọng tâm hiện giờ nên là một tiến trình chuyển giao chính trị.
Tổng thống Assad tuyệt vọng hay thách thức?
Hành động lập chính quyền của phe nổi dậy Syria diễn ra chỉ vài ngày sau khi một Thiếu tướng từng chỉ huy một văn phòng tình báo của quân đội “đào tẩu” khỏi bộ máy lãnh đạo của ông Assad.
Bất chấp những cú giáng liên tiếp trên, Tổng thống Assad không hề tỏ ra tuyệt vọng mà vẫn tiếp tục thể hiện thái độ thách thức, quyết chiến đấu đến cùng với phe nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn.
Chính phủ của Tổng thống Assad mới đây đã thực hiện một cuộc “tấn công chính trị”, kêu gọi các cường quốc mới nổi trong nhóm BRICS như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi… can thiệp vào để giúp chấm dứt xung đột ở Syria và tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến đang diễn ra ngày một đẫm máu và ác liệt ở đất nước Trung Đông này.
Theo các nguồn tin báo chí, chính phủ Syria đã kêu gọi sự ủng hộ chính trị từ các cường quốc mới nổi trong một bức thư do cố vấn của ông Assad – ông Bouthaina Shaaban, gửi đến cho Tổng thống Nam Phi. Nam Phi sẽ là chủ nhà của cuộc họp thượng đỉnh các quốc gia BRICS vào tuần tới. BRICS gồm các thành viên Brazil , Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Khi Châu Âu và Mỹ đang cân nhắc khả năng hành động mạnh hơn, can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến ở Syria, trong đó có việc trực tiếp trang bị vũ khí cho phe nổi dậy, thì chính quyền của Tổng thống Assad quay sang kêu gọi sự ủng hộ từ các nước phản đối sự can thiệp quân sự của phương Tây vào Syria. Những nước thuộc nhóm BRICS cũng từng phản đối hành động của phương Tây trong chiến dịch quân sự nhằm lật đổ cố Tổng thống Libya Muammar Gaddafi.
Theo vietbao
Giới phân tích lo ngại chiến tranh liên Triều
Học viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế có trụ sở tại London (IISS) nói rằng học thuyết 'quân đội trước nhất' vẫn không hề thay đổi dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un.
Clip Triều Tiên và Hàn Quốc cùng tập trận ở hai đầu biên giới trên bán đảo Triều Tiên
Giám đốc Mark Fitzpatrick của IISS nói rằng các cường quốc trên thế giới ngày càng lo ngại về các phát ngôn đe dọa chiến tranh mới đây của Bình Nhưỡng.
"Triều Tiên đang trở thành một mối đe dọa lớn vì họ có các tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Nhật và toàn bộ Hàn Quốc" - ông Mark Fitzpatrick nói.
"Họ có các thiết bị hạt nhân có hoặc không thể lắp vào đầu đạn của các tên lửa đó. Thêm vào đó là một giọng điệu có thể vượt qua mọi khuôn khổ và xu hướng nổ súng trước".
Fitzpatrick nói rằng mặc dù việc nổ súng trước trong vài tuần tới sẽ là 'nguy hiểm' do Mỹ và Hàn Quốc vẫn đang tiến hành tập trận, nhưng 'trong suốt năm nay, hầu hết các nhà phân tích đều nghĩ rằng Hàn Quốc sẽ tiếp tục gây hấn'.
Mark Fitzpatrick nói về mối nguy hiểm mà sự leo thang căng thẳng này mang lại vì Hàn Quốc cảm thấy rằng họ cần thiết lập một khả năng phòng thủ vững chắc.
Nếu lần tới Triều Tiên tấn công, 'Hàn Quốc rõ ràng là sẽ đáp trả..."
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lên tới mức cao nhất trong những năm vừa qua.
Báo cáo thường niên "Cân bằng Quân sự" của IISS nói rằng Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển tiềm lực vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa trong năm 2012.
Theo vietbao
Tổng thống đã từng gây chiến với Nga đang thất bại Những người ủng hộ phe đối lập Gruzia đang ăn mừng chiến thắng sớm. Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili - người từng gây chiến tranh với Nga hồi năm 2008, đang đối mặt với khả năng thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội quan trọng diễn ra ngày hôm qua (1/10). Hàng ngàn người ủng hộ phe đối lập ở Gruzia hôm...