Phe nổi dậy nhượng bộ, đề nghị Gaddafi về hưu
Người đứng đầu phe nổi dậy Libya hôm qua (3/7) tuyên bố, Tổng thống Muammar Gaddafi sẽ được hoan nghênh ở lại trong nước nếu ông chịu từ bỏ tất cả quyền lực và về hưu. Đây chính là một động thái nhượng bộ rõ ràng nhất của phe nổi dậy đối với ông Gaddafi kể từ trước đến nay.
Ông Mustafa Abdel Jalil
Nhà lãnh đạo Gaddafi trong suốt thời gian qua đã liên tục bác bỏ mạnh mẽ mọi lời kêu gọi ông từ chức của cộng đồng quốc tế và thề sẽ chiến đấu đến cùng. Tuy nhiên, các thành viên trong nội bộ chính phủ của ông Gaddafi mới đây đã ra dấu hiệu cho biết họ sẵn sàng đàm phán với phe nổi dậy Libya, trong đó có cả việc bàn về tương lai của ông Gaddafi.
Tổng thống Gaddafi vẫn đang nắm quyền sau 5 tháng phải đối mặt với cuộc nổi dậy chống lại chính quyền 41 năm tuổi của ông và bất chấp các cuộc không kích mạnh mẽ của NATO cùng với lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế.
“Để có một giải pháp hòa bình, chúng tôi đề nghị ông ấy có thể từ chức, ra lệnh cho các binh lính rút đi và sau đó, ông ấy có thể quyết định hoặc ở lại Libya hoặc sang nước ngoài sinh sống”, Lãnh đạo phe nổi dậy – ông Mustafa Abdel Jalil đã cho biết như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày hôm qua.
Video đang HOT
“Nếu ông ấy mong muốn ở lại Libya, chúng tôi sẽ tìm cho ông ấy một nơi và việc này sẽ diễn ra dưới sự giám sát của quốc tế. Mọi hoạt động của ông Gaddafi sau này cũng đều phải chịu sự giám sát của quốc tế,” ông Jalil cho hay.
Phát biểu với hãng tin Reuters ở thành trì chính của phe nổi dậy ở Benghazi, cựu Bộ trưởng Tư pháp Jalil cho biết, ông đã đưa ra lời đề nghị trên từ cách đây một tháng thông qua Liên Hợp Quốc nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức từ thủ đô Tripoli.
Cũng theo ông Jalil, ông Gaddafi có thể nghỉ hưu dưới sự bảo vệ tại một doanh trại quân đội.
Ông Gaddafi đang phải đối mặt với lệnh bắt của Tòa án Hình sự quốc tế và các nhà phân tích tin rằng, lệnh bắt này sẽ chỉ khiến Nhà lãnh đạo Libya thêm quyết tâm không từ chức.
Chính phủ Libya đã bác bỏ đề nghị có tính nhượng bộ nói trên của phe nổi dậy, nói rằng, đề nghị đó phản ánh phe nổi dậy ít dân chủ hơn chính quyền bởi chính quyền đã đề xuất để người dân tự quyết định số phận của ông Gaddafi, có thể là bằng một cuộc trưng cầu dân ý.
“Những việc chúng tôi đang làm là hợp pháp, hợp đạo lý và có tính thuyết phục về mặt chính trị hơn nhiều. Chúng tôi đang đề nghị để cho người dân Libya tự quyết định vị trí của Nhà lãnh đạo. Vậy mọi người hãy xem ai dân chủ hơn, chúng tôi hay là phe nổi dậy”, ông Mussa Ibrahim, phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ, cho biết.
Trong lúc này, cuộc xung đột ở Libya tiếp tục rơi vào thế bế tắc như trước đây. Phe nổi dậy vẫn không thể thực hiện được bước tiến quyết định về phía thủ đô Tripoli trong khi NATO thì đang phải đối mặt với sức ép căng thẳng vì chi phí cho chiến dịch đội lên quá cao mà chưa đạt được bước đột phá nào.
Theo VNMedia
Lãnh đạo Libya Gadhafi doạ tấn công châu Âu
Nhà lãnh đạo Libya hôm qua đã doạ tiến hành các cuộc tấn công ở châu Âu nếu NATO không chấm dứt các vụ không kích nhằm vào chế độ của ông ở Libya.
Nhà lãnh đạo Libya Gadhafi.
Tuyên bố này được lãnh đạo ở Tripoli đưa ra cùng lúc con gái ông xác nhận chính phủ Libya đang đàm phán với phe nổi dậy.
"Nếu NATO không chấm dứt chiến dịch không kích, thì sẽ phải gánh chịu hậu quả", ông Gadhafi cảnh báo trong một thông điệp phát thanh đến hàng nghìn người ủng hộ tụ tập tại quảng trường chính ở Tripoli.
Thủ đô Tripoli vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát của ông Gadhafi và là nơi đã hứng chịu nhiều vụ không kích của liên quân nhằm vào lực lượng thân chính phủ.
Cùng ngày hôm qua, báo chí phương Tây đưa tin con gái của Gadhafi là Aisha Gadhafi cho biết chính quyền sẵn sàng hợp tác với phe nổi dậy để ngăn chặn đổ máu ở Libya. Bà cũng nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo Libya không có ý định rời khỏi đất nước.
"Các vị muốn cha tôi đi đâu? Đây là đất nước của ông ấy, mảnh đất của ông ấy, nhân dân của ông ấy"- Aisha Gadhafi nói. Con gái Gadhafi nói rằng đối với nhân dân, cha cô là biểu tượng và là nhà lãnh đạo của họ.
Hồi đầu tuần, Tòa án Hình sự Quốc tế đã đưa ra lệnh bắt giữ Đại tá Gadhafi, con trai của ông, và giám đốc tình báo Libya, cáo buộc họ gây ra cái chết của nhiều thường dân trong những tháng vừa qua.
Saif al-Islam, con trai của Gadhafi, hôm qua quả quyết rằng hai cha con anh ta không hề ra lệnh giết hại thường dân chống đối. Trong cuộc phỏng vấn với kênh tin tức tiếng Nga Russia Today, được đưa lên mạng, người con ông Gadhafi đã bênh vực những hành động của quân đội Libya, nói rằng quân đội "phải giết người để bảo vệ các khu quân sự và tránh việc đánh cắp vũ khí".
Anh ta cũng phủ nhận động thái của Tòa án Quốc tế, gọi đó là "một chuyện diễu cợt".
Trong khi đó, quân nổi dậy ở Libya vốn đã tiến cách dinh thự của ông Gadhafi 80km hôm qua đã bị đẩy lui sau khi hứng một loạt tên lửa của quân đội Libya. Điều này chứng tỏ quân phòng vệ của ông Gadhafi còn khá mạnh, sau 15 tuần lễ bị không quân của NATO oanh kích nặng nề.
Hiện nay, tiến trình "giải phóng Libya" khỏi Gadhafi được báo chí phương Tây cho là quá chậm chạp, làm nhiều thành viên của NATO mất kiên nhẫn, vì tiền bạc đổ vào, vì con số dân chúng Libya bị vạ lây và thời gian đã kéo dài quá lâu. NATO không tỏ ra nhất quán vì có nước đòi phải thúc đẩy không kích, có nước lại bảo phải kiềm chế hoạt động này.
Theo Dân Trí
Gaddafi - giết không được thì bắt Không phải vô cớ mà Bộ trưởng Tư pháp Libya tố cáo lệnh bắt của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) là "vỏ bọc của NATO, tổ chức đang tìm cách sát hại lãnh tụ Muammar Gaddafi" Giết hay không giết lãnh tụ Muammar Gaddafi là một đề tài nóng bỏng của làng báo Mỹ trong tuần qua khi các quan chức...