Phe ly khai Ukraine bắn hạ MH17 để Nga can thiệp?
An ninh Ukraine cáo buộc phe ly khai âm mưu bắn hạ một máy bay để tạo cớ cho Nga can thiệp quân sự.
Ngày 8/8, tờ Moscow Times của Nga cho hay Ukraine vừa tuyên bố rằng phe ly khai thân Nga ở miền đông nước này đã bắn hạ chiếc máy bay xấu số MH17 vì nhầm nó với một máy bay hãng Aeroflot của Nga mà họ định tiêu diệt để tạo cớ cho Nga can thiệp vào Ukraine.
Đây là giả thuyết mới nhất liên quan đến thảm kịch MH17 trong bối cảnh NATO cáo buộc rằng Nga đang chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ở biên giới để có thể “xâm lược” Ukraine bất cứ lúc nào, đồng thời cảnh báo Nga “lùi lại khỏi bờ vực”, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Một máy bay hãng hàng không Aeroflot của Nga
Hôm thứ Năm, người đứng đầu cơ quan an ninh Ukraine Valentyn Nalyvaichenko tuyên bố rằng phe ly khai ở miền đông đã cố tình nhắm bắn một máy bay chở khách của hãng Aeroflot đang bay từ Moscow tới đảo Cyprus và bay ngang qua vùng trời Donetsk.
Theo đó, các chiến binh ly khai “được lệnh” bố trí một giàn tên lửa Buk gần làng Pervomaisk nằm trong khu vực do quân đội Ukraine kiểm soát, tuy nhiên vì các chiến binh này là người Nga chứ không phải người Ukraine nên họ đã đến nhầm một khu vực khác có tên gọi gần giống ở cách đó khoảng 100 km, và vẫn nằm trong vùng do phe ly khai kiểm soát.
Theo ông Nalyvaichenko, sự nhầm lẫn này đã gây ra thảm họa đối với MH17, bởi nó bay qua đúng khu vực mà giàn tên lửa trên đang phục sẵn. Nếu mọi việc diễn ra đúng theo kế hoạch ban đầu, quả tên lửa sẽ phóng lên từ khu vực do quân chính phủ Ukraine kiểm soát và tiêu diệt chiếc máy bay Aeroflot.
Video đang HOT
Người đứng đầu cơ quan an ninh Ukraine Valentyn Nalyvaichenko
Hãng tin Liga Novosti dẫn lời của ông Nalyvaichenko cho rằng việc máy bay Aeroflot bị bắn hạ trên lãnh thổ do quân đội chính phủ Ukraine kiểm soát sẽ khiến Nga vô cùng tức giận và sẽ có biện pháp quân sự can thiệp vào Ukraine.
Cơ quan an ninh Ukraine cũng cáo buộc rằng Nga đã lên kế hoạch “xâm lược” Ukraine từ ngày 18/7 – đúng một ngày sau khi chiếc máy bay bị bắn hạ – tuy nhiên vì nhầm lẫn chết người trên của kíp xạ thủ tên lửa, kế hoạch này đã bị gác lại.
Trước đó, NATO cáo buộc Nga đang tập trung một lực lượng quân sự rất lớn dọc biên giới với Ukraine, và Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã cảnh báo Nga không được đưa quân vào Ukraine, nếu không Moscow sẽ phải đối mặt với những biện pháp cấm vận “toàn diện, khắc nghiệt hơn” từ châu Âu.
Chiến binh ly khai canh gác tại hiện trường MH17 rơi
Trong tuyên bố đưa ra khi tới thăm Kiev, ông Rasmussen nhấn mạnh rằng Nga phải “đưa quân ra khỏi biên giới và không được dùng cái cớ gìn giữ hòa bình để gây chiến”.
Sau khi Nga triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine, NATO cho rằng “Nga có thể lợi dụng cái cớ nhân đạo hoặc gìn giữ hòa bình để đưa quân vào miền đông Ukraine”.
Theo Khampha
Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Bắt GĐ cho mượn ca nô
Cơ quan điều tra xác định ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty Việt - Séc, là người điều động ca nô H29-BP khi đang bảo trì tại công ty để chở nhóm công nhân đi đám cưới, dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc trên biển Cần Giờ.
Chiều nay 24/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã hoàn tất các thủ tục thi hành lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt- Séc (trụ sở tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) về hành vi Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn.
Cơ quan điều tra đã khám xét nơi làm việc và nhà riêng của ông Đảo ở số 97/7 đường Lê Hồng Phong, phường 7, TP Vũng Tàu. Tại đây, cơ quan cảnh sát điều tra thu giữ một số tài liệu liên quan đến việc ông Đảo cho mượn chiếc ca-nô H29 BP, là phương tiện của Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang được sửa chữa, bảo hành để đi Tiền Giang.
Nỗi đau của những người thân các nạn nhân xấu số trong vụ chìm tàu (Ảnh: Hưng Văn)
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cũng đã thi hành lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đinh Văn Quyết, Giám đốc công ty cổ phần Vũng Tàu Marina cùng về hành vi Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn. Lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Quyết cũng đã được thi hành trong sáng nay.
Sau khi hoàn tất các thủ tục tố tụng, cơ quan điều tra đã di lý ông Đảo, ông Quyết về TP.HCM để phục vụ công tác điều tra.
Như đã đưa tin, tối 2/8/2013, tại vùng biển Cần Giờ (TP.HCM) đã xảy ra vụ chìm ca nô làm 9 người thiệt mạng. Theo kết luận điều tra ban đầu của Tổ công tác đặc biệt - Bộ Giao thông vận tải, nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng phương tiện sai mục đích.
Cụ thể, ca nô bị nạn là phương tiện của Bộ đội Biên phòng phục vụ mục đích tuần tra, không được dùng để chở khách, nhưng vẫn cố tình chở tới 30 người (chưa kể hành lý cá nhân) trong khi theo thiết kế chỉ được chở tối đa 12 người. Đáng nói hơn, ca nô đi ra ngoài vùng hoạt động được phép.
Vụ chìm tàu trên vùng biển Cần Giờ tối 2/8 đã khiến 9 người thiệt mạng
Theo giấy chứng nhận đăng kiểm, ca nô chỉ được phép hoạt động trong vùng sông - vịnh. Thực tế ca nô đi từ Tiền Giang sang Vũng Tàu và bị chìm tại khu vực biển Cần Giờ là vượt ra ngoài vùng hoạt động cho phép, nơi có cấp sóng và gió lớn vượt quá khả năng chịu được của ca nô.
Cơ quan điều tra xác định ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty Việt - Séc, là người điều động ca nô H29-BP khi đang bảo trì tại công ty để chở nhóm công nhân đi đám cưới, dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc trên biển Cần Giờ.
Cũng theo kết quả điều tra, ông Phạm Duy Phúc - người điều khiển ca nô (đã thiệt mạng trong vụ tai nạn) chỉ có bằng thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa, không có chứng chỉ chuyên môn lái phương tiện thủy tốc độ cao. Tài công này còn có các lỗi khác như: điều khiển phương tiện ra ngoài vùng hoạt động được phép của phương tiện; chở người quá khả năng cho phép của phương tiện; đưa phương tiện vào, rời cầu, bến cảng biển chưa được công bố hoặc không đúng công năng; không làm thủ tục cho phương tiện theo quy định.
Hiện vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ trách nhiệm liên quan của một số đối tượng.
Theo VNE
Gian nan hành trình tìm lại niềm tin với ngành Y Từ vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, xem ra không những các "căn bệnh" lâu nay người dân khuyến cáo cho ngành Y vẫn không được chữa trị mà còn diễn biến nghiêm trọng hơn. Lên án "bệnh vô cảm", ngược lại dư luận cũng ngợi ca gương làm việc nghĩa của một thanh niên. Lực lượng CSGT đường thủy tìm kiếm thi...