Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất
Theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến 2020, định hướng 2030, sân bay sẽ có thêm nhà ga T3. Một số tuyến đường ra vào sân cũng được bổ sung vào quy hoạch.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có quyết định về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030, có hiệu lực từ ngày 13/8.
Tổng diện tích đất 791 ha
Về quy hoạch sử dụng đất, tổng diện tích đất theo quy hoạch điều chỉnh là 791 ha không bao gồm diện tích đất quốc phòng quản lý trực tiếp. 791 ha này bao gồm 545,1 ha đất Cảng hàng không Tân Sơn Nhất hiện hữu, 19,79 ha đất quốc phòng đã tạm bàn giao làm sân đỗ, 18,8 ha đất quốc phòng liên danh với hàng không dân dụng, 35,66 ha đất quy hoạch bổ sung phía Nam và 171,65 ha đất quy hoạch bổ sung phía Bắc.
Bổ sung đường lăn
Theo đó, với quy hoạch khu bay, hệ thống đường cất hạ cánh sẽ được giữ nguyên. Khi có nhu cầu xây dựng đường lăn vòng đầu cho máy bay code C sẽ nghiên cứu phương án chuyển đường cất hạ cánh về phía Đông khoảng 186 m. Với hệ thống đường lăn song song, quy hoạch sẽ bổ sung 3 đường. Tương tự, quy hoạch cũng bổ sung 5 đường lăn thoát nhanh, bổ sung các đường lăn nối.
Thêm sân đỗ máy bay
Theo quy hoạch, sân đỗ máy bay trước ga hành khách T3, sân phía Tây Nam sẽ được bổ sung, đáp ứng 56 vị trí, nâng tổng số vị trí đỗ lên 106 vị trí.
Video đang HOT
Sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: VTV.
Xây thêm nhà ga hành khách T3
Với khu phục vụ hành khách thì hệ thống nhà ga hành khách T1 và T2 được giữ nguyên, có cải tạo, mở rộng để nâng công suất phục vụ đạt khoảng 30 triệu người/năm. Quy hoạch bổ sung nhà ga hành khách T3 ở phía Nam với công suất đáp ứng 20 triệu khách/năm. Tổng công suất của toàn cảng đạt 50 triệu khách/năm.
Bổ sung các tuyến đường ra vào sân bay để giảm ùn tắc
Với giao thông, cụ thể là hệ thống đường ra vào sân bay, quy hoạch mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, Thân Nhân Trung với quy mô 4 làn xe, mở rộng đường 18E quy mô 4 – 6 làn xe. Đồng thời, nghiên cứu quy hoạch bổ sung cầu vượt trên cao đoạn từ công viên Hoàng Văn Thị qua đường Trần Quốc Hoàn, Thăng Long đến sân bóng Chảo Lửa nhằm kết nối giao thông từ khung trung tâm đến phố nhà ga hành khách T3.
Tuyến đường trên cao từ cuối sảnh ga quốc tế T2 qua ga quốc nội T1 đi theo đường Thăng Long đến Phan Thúc Duyện cũng được nghiên cứu quy hoạch bổ sung.
Ưu tiên làm đường, chống ngập
Lộ trình đầu tư cũng được đưa ra. Cụ thể, ở khu vực phía Nam, nhà ga T3, sân đỗ, đường giao thông và các công trình phụ trợ trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao sẽ được ưu tiên triển khai đầu tư ngay để giảm ùn tắc giao thông.
Ở khu vực phía Bắc, ưu tiên triển khai đầu tư ngay hồ chứa nước và trạm bơm cưỡng bức trên diện tích đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao nhằm chống ngập úng.
Về hệ thống đường trục ra vào sân bay, văn bản của Bộ GTVT nêu rõ sẽ triển khai đầu tư ngay sau khi điều chỉnh quy hoạch chi tiết được duyệt, phù hợp với quy hoạch giao thông của TP HCM.
Cục Hàng không Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức công bố, quản lý và thực hiện quy hoạch, cập nhật các nội dung quy hoạch chi tiết nêu trên vào quy hoạch của địa phương. Cục cũng có nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp thu báo cáo thẩm định để quản lý, thực hiện quy hoạch theo quy hoạch.
Khổng Chiêm
Theo ndh.vn
Kinh nghiệm "vá" lỗi quy hoạch đô thị
Tại phiên thảo luận Quy hoạch đô thị - Con đường của tương lai trong khuôn khổ Hội nghị Bất động sản Quốc tế - IREC 2018 vừa qua, các chuyên gia đô thị nhiều nước đã chia sẻ những kinh nghiệm "vá" lỗi quy hoạch đô thị bằng tầm nhìn dài hạn, với những giải pháp gắn liền với thực tiễn.
Ông Harry Yeo - nguyên Chủ tịch Viện Bất động sản Singapore cho biết, diện tích Singapore chỉ khoảng 700km2, do đó vấn đề quy hoạch đô thị là rất quan trọng. Singapore có quy hoạch tổng thể 1/5.000 từ rất sớm (năm 1971) và được các nhà đầu tư tuân thủ triệt để.
Quy hoạch tổng thể Singapore phân ra từng khu nhà: cao tầng (trên 10 tầng), cao trung bình (3 - 10 tầng), thấp tầng (1 - 2 tầng) và có tính đến bảo tồn kiến trúc cổ cũng như bản sắc văn hóa của 4 tộc người (bản địa, Hoa, Malaysia, Ấn Độ).
Bản quy hoạch tổng thể cũng thể hiện việc kết nối hạ tầng (nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, điện, điện thoại...) được nhà nước đầu tư. Do tập trung phát triển ngành công nghiệp sạch nên Singapore xây dựng các khu đô thị vệ tinh, giảm chi phí đi lại, tiết kiệm sinh hoạt.
Mặc dù diện tích hạn chế nhưng Singapore dành nhiều quỹ đất cho nhà ở xã hội. Các nhà quy hoạch đô thị tại Singapore luôn chú ý đảm bảo không gian xanh, tiện ích tốt nhất cho người dân. Ở Singapore, kế hoạch quy hoạch tổng thể thường dài hạn, từ 5 - 10 năm và phần nếu đã quy hoạch cho kinh doanh thì không có nhà ở, và ngược lại.
Ông Soichrio Takamine - Phó vụ trưởng Ban Quy hoạch đô thị, Cục Đô thị - Bộ Đất đai hạ tầng giao thông (MLIT) Nhật Bản thì cho rằng, các thành phố ở Nhật được phát triển dựa trên hạ tầng trước đây. Trên đường phố có không gian cho người đi bộ, cấp thoát nước. Nhà cửa được xây dựng trên quy hoạch tốt sẽ đủ không gian như vậy.
"Bây giờ, với dân số giảm, Nhật Bản phải tính đến và thay đổi về quy hoạch trong tương lai để không chỉ duy trì tốt về hạ tầng mà phải tối ưu công năng của hạ tầng", ông Soichrio Takamine cho biết.
Ông Soichrio Takamine nhấn mạnh, phải ứng dụng công nghệ vào quy hoạch đô thị để quản lý tốt hạ tầng, bố trí khu dân cư gần các phương tiện công cộng để giảm tải tắc đường và ô nhiễm môi trường. Trong quá trình quy hoạch, Nhật Bản đề cao việc giúp người dân có cuộc sống thoải mái hơn.
"Ở California, đặc biệt là Nam California, quỹ đất còn lại rất ít, vì vậy giải pháp đưa ra là phát triển đô thị theo chiều cao. Giải pháp là khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, không khuyến khích sử dụng phương tiện cá nhân. Đồng thời xây dựng khép kín, ví dụ bên trên là nhà ở thì bên dưới là trung tâm mua sắm. Chúng tôi khuyến khích các chủ đầu tư dành quỹ đất, quỹ nhà cho những nhóm người có thu nhập thấp", ông Tom Berge - Ủy viên Hội đồng Quy hoạch đô thị của California (Mỹ), chia sẻ.
Duy Quang (DNSG)
TPHCM tu sửa khẩn cấp 21 công trình trên địa bàn huyện Cần Giờ UBND TP đã chấp thuận giao UBND huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư thực hiện tu sửa khẩn cấp 21 công trình xung yếu. Các công trình này nhằm phát huy hiệu quả tiêu thoát nước, phòng, chống ngập úng, triều cường, sạt lở cho các khu vực có tổng diện tích khoảng 170ha và bảo vệ cho khoảng 1.050 hộ dân...