Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Người dân Mường Chà, Điện Biên chăm sóc cây ngô. (Ảnh minh họa: Xuân Tư/TTXVN)
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Mục tiêu tổng quát thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Tỷ lệ hộ nghèo duy trì mức giảm 1-1,5%/năm
Video đang HOT
Chương trình phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Chương trình đặt chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025 là giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia; 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản.
Chương trình đặt mục tiêu hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 1.000 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững.
Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững; tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%…
Chương trình có các dự án thành phần gồm: dự án 1 – hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; dự án 2 – đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; dự án 3 – hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; dự án 4 – phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; dự án 5 – hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; dự án 6 – truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Dự án 7 – nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng và huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng./.
Đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc
Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, những người làm công tác dân tộc phải đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó; phát huy dân chủ tối đa; phối hợp chặt chẽ.
Bản Giang Mỗ (Hòa Bình) nằm dưới thung lũng chân núi Mỗ, xung quanh bản là màu xanh của nương lúa và núi rừng. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Động lực để các địa phương giảm nghèo nhanh, bền vững
Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1719/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Đây là một quyết sách lớn, cụ thể hoá chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Chương trình được xây dựng trên cơ sở tích hợp các chính sách dành cho đồng bào DTTS nhiều năm qua cùng với những chính sách mới nhưng được thay đổi cơ bản về cách tiếp cận trong phát triển kinh tế - xã hội dành cho địa bàn đặc thù này, đó là chuyển dần từ các chính sách mang tính chất hỗ trợ sang đầu tư phát triển.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh cho rằng, đây là một Chương trình có sự đầu tư lớn nhất, có vai trò quan trọng nhất và được đồng bào các DTTS mong chờ. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách cho đông bào DTTS, đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế-xã hội (KT-XH) phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
Vùng đồng bào DTTS&MN chủ yếu là núi cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp; biến đổi khí hậu, sự cố môi trường diễn ra nghiêm trọng và khó lường... Chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KT-XH. Chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng còn nhiều đầu mối xây dựng, quản lý, theo dõi; nguồn lực phân tán, dàn trải; chưa phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành nên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng, phát huy nội lực của đồng bào để đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS&MN.
Cho nên Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, trong giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 sẽ tập trung đầu tư cho các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng. Mục tiêu là thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, giữa đồng bào DTTS và đa số. Chương trình cũng sẽ dành nguồn lực đầu tư đáng kể cho các chính sách phát triển thông qua ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế, phát triển nguồn nhân lực kết hợp với các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Các nội dung của chương trình được mong đợi sẽ hỗ trợ kịp thời để đồng bào DTTS tiếp cận được các dịch vụ cơ bản, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển so với các vùng phát triển của cả nước.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh khẳng định, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Đây chính là giải pháp quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Kết luận số 65/KL-TW của Bộ Chính trị ngày ngày 30/10/2019 và các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, Nghị 120/2020/QH14 ngày 15/7/2020 của Quốc hội. Các nội dung đầu tư được thiết kế để tạo ra những tác động trực tiếp để các địa phương đạt được mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, phấn đấu đạt được mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2025, nâng mức thu thập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020.
Quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu ngay từ ngay đầu năm mới
Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường trên thế giới cũng như trong nước, vùng đồng bào DTTS tiếp tục hứng chịu những khó khăn do dịch bệnh, thiên tai và những khó khăn nội tại chưa được giải quyết trong nhiều năm qua.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho rằng, năm 2022, ngoài việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, UBDT được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đòi hỏi công việc nhân lên gấp nhiều lần. Với điều kiện số lượng biên chế và tổ chức bộ máy không thay đổi, kinh nghiệm chưa có nhiều, điều kiện phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương ở bước đầu. Trong khi nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi phải có quyết tâm rất cao, phương pháp thực hiện cụ thể, quyết liệt, năng động, sáng tạo mới giải quyết được vấn đề.
Để hoàn thành mọi nhiệm vụ năm 2022 đề ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho rằng các đơn vị trong toàn ngành phải thực hiện nhiệm vụ trên phương diện mới, đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó; phát huy dân chủ tối đa; phối hợp chặt chẽ.
"Khi đạt được 5 thành tố này mới hoàn thành nhiệm vụ. Các Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT quán triệt 5 thành tố này và thực hiện tốt trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện từ đầu năm 2022. Trong quá trình xây dựng và ban hành các quy định, điều chỉnh các quy chế phải thể hiện được quan điểm, chủ trương này. Đây là những yếu tốt cốt lõi về mặt tư tưởng chỉ đạo để chúng ta thực hiện nhiệm vụ, cũng là bài toán để tháo gỡ khó khăn, tồn tại trong thời gian qua", Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT nhấn mạnh.
Người đứng đầu UBDT cho biết: Trong năm 2022, UBDT tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống các quy chế, quy trình đã ban hành để phù hợp với các Nghị quyết mới, các quy định mới, thực hiện các yêu cầu đổi mới về mặt thể chế. Cụ thể hóa thành các Thông tư, quy định, quy chế trong phạm vi UBDT để tổ chức thực hiện ngay, đảm bảo tính chính xác, kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ. Các quy chế làm việc của UBDT cần được đánh giá, rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo hướng "Phân cấp mạnh mẽ; rõ ràng về chức năng nhiệm vụ, người chủ trì, người phối hợp; trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, chuyên viên từng Vụ, đơn vị" để gắn trách nhiệm và cá thể hóa trong quy trình, đảm bảo công tác phối hợp chặt chẽ.
Hai huyện sai phạm hơn một tỷ đồng trong thực hiện chương trình giảm nghèo Qua Thanh tra, Ban Dân tộc tỉnh phát hiện 2 huyện Krông Pa và Chư Prông sai phạm hơn một tỷ đồng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Ngày 22/12, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai vừa có Kết luận thanh tra số 1122 và 1134/KL-BDT về thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình mục...