Phe đối lập Nga thu thập chữ ký bãi kết quả bầu cử 4/12
Phe đối lập ở Nga đã bắt đầu thành lập các nhóm đi thu thập chữ ký trong lá đơn đề nghị Tòa án tối cao bãi bỏ kết quả cầu cử Hạ viện ngày 4/12.
Hãng thông tấn RIA Novosti ngày 3/1 đưa tin cho biết, phe đối lập ở Nga đã bắt đầu thành lập các nhóm đi thu thập chữ ký trong lá đơn đề nghị Tòa án tối cao bãi bỏ kết quả cầu cử Hạ viện ngày 4/12.
Người dân Moscow tham gia biểu tình chống gian lận bầu cử hôm 4/12
Video đang HOT
RIA Novosti dẫn lời Mikhail Shneider, thành viên của phong trào Công đoàn Đoàn kết đối lập cho biết, các tình nguyện viên đã sẵn sàng đi thu thập chữ ký của người dân Nga trên các văn bản kiến nghị yêu cầu tòa án tối cao bãi bỏ kết quả bầu cử ngày 4/12.
Văn bản tổng kết hoạt động này sẽ được gửi lên tòa án “vào khoảng giữa tháng 2″.
Đây là hoạt động thu thập chữ ký đầu tiên được tổ chức nhằm hỗ trợ các hoạt động phản đối kết quả bầu cử Hạ viện ngày 4/12, trong đó Đảng Nước Nga Thống nhất của Thủ tướng Putin đã giành thắng lợi với 50% tổng số phiếu.
Trước đó, phe đối lập cũng đã tiến hành một loạt các cuộc biểu tình quy mô lớn nhỏ nhằm phản đối kết quả bầu cử ngày 4/12 mà họ cho rằng đã xảy ra gian lận trong quá trình bỏ phiếu.
Trong phản ứng đầu tiên nhằm phản đối động thái bãi bỏ kết quả bầu cử của phe đối lập, Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết, việc thay đổi kết quả bầu cử là không thể.
“Bất kỳ cuộc đàm phán nào về việc xem xét lại kết quả của cuộc bầu cử là không thể, trừ một cách, kêu gọi tòa án” – ông Putin nói.
Theo Giáo Dục VN
Vì sao âm mưu thổi bùng "cách mạng đường phố" ở Nga của Mỹ thất bại?
Cuộc bầu cử Duma quốc gia (Hạ viện) Nga đã kết thúc, song phương Tây, đặc biệt là Mỹ đã cố tình kích động phe đối lập Nga bằng cách bôi nhọ cuộc bầu cử này đã xảy ra gian lận, nhằm thổi bùng làn sóng "cách mạng đường phố" và gây bất ổn ở Nga.
Việc cuộc bầu cử Duma quốc gia Nga có những hành vi gian lận nhỏ không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, xung đột Nga-Mỹ đã vượt quá khỏi phương diện kỹ thuật bầu cử, trở thành một cuộc đọ sức chính trị kịch liệt. Mỹ đang có ý đồ "châm ngòi" một cuộc "cách mạng đường phố" ở Nga, nhằm gây ảnh hưởng tới con đường quay trở lại điện Kremlin của Thủ tướng Vladimir Putin vào năm sau. Xét về sách lược, cách tiến hành "cách mạng đường phố" của Mỹ ở Nga có phần hơi lộ liễu. Mỹ quá nóng vội. Khi bầu cử Duma Nga vừa mới kết thúc, Mỹ đã vội vã kết luận "không tự do, cũng chẳng công bằng". Sau đo, Mỹ lại cao giọng ủng hộ những cuộc diễu hành biểu tình "chống Putin". Mục đích chính trị đằng sau đã quá rõ ràng. Theo ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Thủ tướng Putin, cho dù có gộp tất cả bằng chứng thì cái gọi là "thao túng bầu cử" cũng chỉ chiếm 0,5% tổng số phiếu bầu. Biểu tình trong nước hay chỉ trích của phương Tây, suy cho cùng, cũng không thể khiến kết quả bầu cử Duma quốc gia Nga thay đổi, mà ngược lại, thậm chí còn lật tẩy ý đồ của Mỹ trong việc lợi dụng cuộc bầu cử này để gây biến động ở Nga.
Thủ tướng Putin nói rằng nhiều người Nga đã được thuê biểu tình phản đối kết quả bầu cử
Moscow đã sớm có sự chuẩn bị đối với âm mưu thâm hiểm của Mỹ. Những cuộc "cách mạng sắc màu" xảy ra ở Georgia, Ukraine hay nước cộng hòa Kyrgyzstan đã cảnh tỉnh Nga. Một năm qua, một trong những trọng điểm ngoại giao của Moscow chính là từng bước "thu phục" những vùng đất bị "cách mạng sắc màu" Mỹ chiếm lĩnh. Đến nay, Ukraine và Kyrgyzstan đều đã "quy thuận" hoàn toàn, trong khi Georgia đã không còn động tĩnh gì kể từ sau lần Nga "xuất binh tiểu phỉ". Điều này đã khiến Mỹ mất đi vùng đất lớn từng có khả năng chi phối ở sân sau của Nga.
Đối nghịch với sự cố ý bịa đặt và tiêm nhiễm của chính giới Mỹ và giới truyền thông phương Tây sau bầu cử Duma quốc gia, Moscow đã áp dụng biện pháp "xử lý bằng cái đầu lạnh" đối với những sóng gió vừa qua. Trong quá trình biểu tình "chống Putin", tuy nhiều lần xung đột đã nổ ra nhưng phía cảnh sát vẫn tỏ ra đủ sức để kiềm chế và cũng chưa từng sử dụng vũ lực, quy mô biểu tình cũng thấp hơn nhiều so với con số được dự đoán, và ngày càng lộ rõ xu hướng giảm sút.
Nhằm tránh xuất hiện sự chia tách xã hội, các cuộc diễu hành "ủng hộ Putin" ở Moscow những ngày qua cũng dần được thu hẹp và bớt rầm rộ hơn, số lượng người tham gia "chỉ" vẻn vẹn 25.000 người. Điều này tuy không phù hợp với tính cách cứng rắn và khả năng hiệu triệu của ông Putin. Tuy nhiên, cách cư xử với sự phản kháng của một bộ phận công chúng tham gia biểu tình này đã thể hiện thêm những hiệu quả trong chính sách của ông Putin.
Một điều đáng lưu ý là nền tảng xã hội Nga trước khi nổ ra các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử. Cuộc bầu cử lần này trên thực tế là cuộc điều tra toàn diện dân ý xã hội Nga. "Đảng nước Nga thống nhất" cầm quyền tuy chưa thể lấy lại được "thời huy hoàng" tuyệt đại đa số ủng hộ trước kia nhưng vẫn giữ vững vị trí chính đảng số một. Những chính đảng khác tiến vào Duma phần nhiều đều thuộc các chính đảng cảnh tả không "đi ngược" với đường lối chính sách của ông Putin. Người thực sự thất bại là phái tự do dân chủ được phương Tây ủng hộ. Đa số người Nga cho rằng Mỹ là "mối đe dọa lớn nhất" của đất nước. Chính vì vậy, âm mưu của Mỹ nhằm thổi bùng "cách mạng đường phố" ở Nga đã thất bại.
Theo PLXH
Putin "hài lòng" với các cuộc biểu tình, phủ nhận gian lận bầu cử Trong cuộc đối thoại trực tiếp với người dân Nga được phát trên truyền hình vào ngày hôm nay, Thủ tướng Putin cho biết ông hài lòng với các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử hạ viện mới đây, nhưng phủ nhận có gian lận như cáo buộc của phe đối lập. Thủ tướng Putin trong cuộc đối thoại trực...