Phe Dân chủ muốn “đánh” đòn hiểm vào ông Trump bằng tài liệu nhạy cảm
Lực lượng đối lập Mỹ có tham vọng mở chiến dịch điều tra sâu rộng mới và hiểm hóc vào Tổng thống Trump với ý đồ luận tội và thậm chí “truất ngôi” ông.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ vào hôm 4/3 tung ra một loạt yêu cầu về tài liệu của nhánh hành pháp Mỹ cũng như “ thế giới rộng lớn hơn của ông Donald Trump” – động thái cho thấy rõ mức độ sâu rộng và tham vọng của cuộc điều tra mới nhằm vào cáo buộc về khả năng chính quyền ông Trump lạm quyền, cản trở tư pháp, và tham nhũng.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ Jerrold Nadler. Ảnh: New York Times.
Trong vòng 2 tháng kể từ khi nắm quyền kiểm soát Hạ viện, các nghị sĩ Dân chủ thuộc một số ủy ban đã bắt đầu săm soi các thành viên trong nội các của Tổng thống Trump, các doanh nghiệp của ông Trump, chiến dịch tranh cử của ông, và ủy ban nhậm chức của ông cũng như mối liên hệ giữa ông và các cường quốc nước ngoài lớn, trong đó có Nga – quốc gia được cho là can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Họ cũng đặt nền tảng cho các nỗ lực thu các bản khai thuế của ông Trump.
Mối đe dọa lớn nhất đối với ông Trump
Các yêu cầu mới nhất của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ – Thượng nghị sĩ Jerrold Nadler (bang New York), có thể đã mở ra mối đe dọa nguy hiểm nhất cho tới nay đối với ông Trump. Các yêu cầu này xoáy vào giữa lòng bộ máy chính quyền của Tổng thống Trump và có thể tạo cơ sở cho quá trình luận tội Tổng thống Trump sau này.
Thượng nghị sĩ Mỹ Jerrold Nadler hôm 4/3 đã công khai nói rằng Hạ viện không còn hài lòng với việc đợi chờ các phát hiện của công tố viên đặc biệt Robert S. Mueller và sẽ đào sâu vào nhiều vấn đề tương tự.
Khác với trường hợp của công tố viên Mueller – người được tiếp cận một ủy ban lớn để lấy bằng chứng, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ có thể gặp những trở ngại đáng kể trong việc thu thập những tài liệu đã được cung cấp cho các ủy ban khác của quốc hội Mỹ cũng như các nhà điều tra liên bang để bảo đảm việc tuân thủ các quy định.
Video đang HOT
Nhưng các nhân chứng có thể lựa chọn “ngâm tôm” quá trình cung cấp tư liệu hoặc thậm chí thách thức các trát yêu cầu của tòa. Ông Trump thậm chí có thể tiến xa hơn và đòi xác nhận đặc quyền của nhánh hành pháp đối với một số tư liệu nhất định.
Quy mô chiến dịch công kích mới
Các lá thư của ông Nadeler đề ngày 4/3 đã được gửi tới 81 cơ quan, cá nhân và các thực thể khác có mối liên hệ với đương kim Tổng thống Mỹ, bao gồm Tổ chức Trump, nhóm chiến dịch Trump, Quỹ Trump, ủy ban nhậm chức của Tổng thống Trump, và Nhà Trắng. Bên nhận còn bao gồm Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), vốn đã thu thập đáng kể bằng chứng về tương tác của ông Trump ở hậu trường với các nhà điều tra liên bang.
Thư còn được gửi cho hàng chục thành viên gần gũi trong gia đình ông Trump và các trợ lý của ông đã tư vấn cho ông về cách xử lý trước các scandal liên quan đến nữ diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels.
Ngoài ra Ủy ban Tư pháp Hạ viện còn điều tra các cáo buộc về tham nhũng, bao gồm khả năng có vi phạm luật về tài chính cho chiến dịch tranh cử.
Phe Dân chủ còn mở rộng một mặt trận nữa vào hôm 4/3, khi các chủ tịch của các ủy ban Ngoại vụ, Tình báo và Giám sát viết thư cho Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ để yêu cầu cung cấp tài liệu chi tiết về việc ông Trump liên lạc với Tổng thống Nga Putin cũng như các nỗ lực che giấu các hoạt động liên lạc đó.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Nadler còn yêu cầu tất cả các tài liệu liên quan đến việc từ chức của cố vấn an ninh quốc gia Michael T. Flynn, các mối tương tác với ông Comey và việc sa thải ông này, các nỗ lực sa thải ông Mueller, việc liên lạc giữa ông Trump và Jeff Sessions, Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của Tổng thống Trump…
Ông Nadler còn đòi hỏi thông tin về Jared Kusher, con rể kiêm cố vấn của Tổng thống Trump và hai người con trai nữa của ông Trump.
Sẵn sàng đụng độ
Trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước, ông Nadler cho rằng ông tin là ông Trump đã phạm tội khi đương chức và đã đe dọa các quy chuẩn cơ bản của Hiến pháp Mỹ. Nhưng ông thừa nhận chưa có bằng chứng để thực hiện vụ kiện chống lại Tổng thống.
Các yêu cầu hôm 4/3 có thể tạo ra cơ sở cho đòn tấn công mới này. Trong nửa thế kỷ qua, có 2 lần mà Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ tiến hành luận tội dựa trên những chủ đề mà ông Nadler đã đề ra: cản trở tư pháp và lạm dụng quyền lực.
Tổng thống Trump và Nhà Trắng đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc về việc làm sai trái. Họ lập luận rằng ông Trump vô tội và có thẩm quyền rộng lớn để điều hành chính phủ theo cách lựa chọn của mình.
Các nghị sĩ Cộng hòa khẳng định rằng phe Dân chủ đã hạ quyết tâm đưa ông Trump ra luận tội và có một nhóm đa số mới muốn hạ bệ ông Trump.
Các luật sư của ông Nadler đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán kéo dài hoặc thậm chí là các cuộc chiến nảy lửa về các yêu cầu nói trên.
Nếu những người được yêu cầu mà không tự nguyện cung cấp tài liệu thì có thể ông Nadler sẽ ra trát bắt họ phải làm vậy.
Trở ngại lớn nhất đối với ông Nadler có lẽ là bản thân ông Trump. Nhà Trắng có thể dùng đặc quyền hành pháp để bảo vệ nhiều tài liệu đóng vai trò trọng yếu trong cuộc điều tra của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN/ New York Times
Hạ viện Mỹ 'tổng tấn công' ông Trump
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp thuộc Hạ viện Mỹ tuyên bố mở một cuộc điều tra toàn diện vào Tổng thống Donald Trump.
Theo CNN, Ủy ban Tư pháp thuộc Hạ viện Mỹ ngày 4/3 đã gửi thư cho 81 cá nhân và thực thể, bao gồm cả Nhà Trắng, Bộ Tư pháp, các quan chức cấp cao phụ trách chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump, các lãnh đạo Tổ chức Trump cũng như các con trai của tổng thống.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Political Flare
Động thái đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc điều tra sâu rộng nhằm giải đáp các nghi vấn về tham nhũng, những hành vi cản trở công lý, trả tiền "mua" sự im lặng, nghi vấn thông đồng với Nga cùng các cáo buộc tổng thống đã lạm dụng chức vụ để tư lợi. Cơ quan điều tra yêu cầu các đối tượng trên phải có phản hồi về những nội dung đề cập đến trong thư trong vòng 2 tuần.
Các nguồn thạo tin tiết lộ, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang nhắm tới thu thập các tài liệu về nhiều vấn đề xoay quanh ông Trump và những người thân cận ông, kể cả quyết định sa thải Giám đốc Cơ quan điều tra liên bang Mỹ James Comey, nghi vấn ân xá cho các quan chức trong chính quyền, các hoạt động tài chính, mối liên hệ giữa đội ngũ của ông Trump với người Nga và trang chuyên tiết lộ thông tin mật WikiLeaks, ...
Cuộc điều tra của Hạ viện diễn ra đúng vào lúc Công tố viên đặc biệt Mỹ Robert Mueller chuẩn bị công bố kết luận điều tra cuối cùng về các cáo buộc cản trở công lý và sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với Chính phủ Nga. Nhiều nhân chứng nhận được yêu cầu cung cấp thông tin cho Ủy ban Tư pháp thuộc Hạ viện cũng từng được các công tố viên của ông Mueller và bồi thẩm đoàn mời tới làm việc.
Một số nhà phân tích nhận định, cuộc điều tra mới xúc tiến có thể là một cuộc tổng tấn công, nhằm tạo tiền đề pháp lý cho phe Dân chủ, những người đang nắm quyền kiểm soát Hạ viện, chống ông Trump nếu họ muốn luận tội tổng thống.
Theo Reuters, trước câu hỏi của các phóng viên về việc liệu ông có hợp tác với cuộc điều tra của Ủy ban tư pháp Hạ viện hay không, Tổng thống Trump khẳng định bản thân "luôn hợp tác với tất cả mọi người". Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói thêm, Chính phủ sẽ hồi đáp các yêu cầu của các nhà điều tra thuộc Hạ viện "vào thời điểm thích hợp".
Tuấn Anh
Theo VNN
Khác biệt duy nhất của Mỹ và Triều Tiên khi ở Hà Nội Sau thượng đỉnh Mỹ-Triều, không ít người tìm kiếm ra ngay lý do là cuộc thượng đỉnh này được chuẩn bị chưa đủ mức. Có người còn đi xa hơn khi cho rằng kiểu cách "ngoại giao áp đặt từ cấp cao xuống" như ông Trump và ông Kim Jong-un đang thực hiện đã bị thất bại và vì thế từ nay chỉ...