Phe Dân chủ kêu gọi ông Trump dùng ngoại giao thay vì trả đũa quân sự
Các cựu quan chức Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Donald Trump lựa chọn con đường ngoại giao thay vì sử dụng biện pháp quân sự để đáp trả vụ tấn công bằng tên lửa của Iran.
Căn cứ Ain al-Asad. (Ảnh: CNBC)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump đối phó với cuộc tấn công mới đây của Iran bằng con đường ngoại giao thay vì lựa chọn biện pháp quân sự.
Trả lời phỏng vấn hãng tin NBC, ông Kerry cho rằng nếu Mỹ lựa chọn tăng cường tấn công đáp trả, điều này sẽ trở thành một cuộc chiến tranh vô nghĩa do Tổng thống Trump lựa chọn.
Trong khi đó, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng những gì đang xảy ra tại Iran và Iraq đã được dự báo từ trước. Ông Biden bày tỏ hy vọng Tổng thống Trump sẽ lắng nghe các tướng lĩnh quân đội của mình để tránh đưa ra những quyết định sai lầm. Hiện ông Trump vẫn đang họp bàn với các quan chức cấp cao, trong đó có Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper.
Video đang HOT
Sáng 7/1, Iran đã phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào căn cứ không quân Ain al-Asad và căn cứ tại Erbil, nơi đồn trú của lực lượng Mỹ tại Iraq. Căn cứ tại Erbil là điểm trung chuyển quan trọng của liên quân quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ dẫn đầu. Đây là điểm kết nối với nhiều căn cứ nhỏ hơn của Mỹ tại Iraq và Syria.
Trong khi đó, Ain al-Asad là nơi có nhiều binh sỹ Mỹ nhất ở phía Tây Iraq. Theo một số hình ảnh do Lầu Năm Góc công bố, các binh sỹ Mỹ và liên quân trong nhiều ngày gần đây đã thực hiện các hoạt động huấn luyện nhằm chuẩn bị cho tình huống có thương vong lớn./.
Theo Vi Diệu (Vietnamplus.vn )
Mỹ - Hàn "quay lưng" ngay tại bàn nóng khi chi phí quân sự đội giá 400%
Cuộc đàm phán giữa Mỹ và Hàn Quốc về việc chia sẻ chi phí để quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện trên bán đảo Triều Tiên đã kết thúc đột ngột, hai nước tuyên bố hôm thứ ba.
Sự kết thúc bất ngờ của cuộc đàm phán, đang ở vòng thứ ba, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai đồng minh gia tăng sau khi Tổng thống Donald Trump tăng mức giá lên khoảng 400% cho năm 2020, một động thái khiến các quan chức Lầu Năm Góc bối rối và khiến và các nhà lập pháp Mỹ lo ngại sâu sắc.
Mức giá mới 4,7 tỷ USD cũng khiến Seoul tức giận, nước đã đàm phán thành công thỏa thuận chia sẻ chi phí với Mỹ trong nhiều thập kỷ và đang đối phó với căng thẳng mới về vấn đề Triều Tiên.
Chia sẻ chi phí đang là một vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Hàn Quốc. Ảnh: AFP/Getty.
James DeHart, nhà đàm phán chính của Hoa Kỳ, nói trong một cuộc họp báo rằng phái đoàn Hoa Kỳ đã đàm phán "với tư duy cởi mở, và thậm chí chuẩn bị điều chỉnh lập trường khi cần thiết để tiến tới một thỏa thuận hai bên chấp nhận được", nhưng các đề xuất của Hàn Quốc không đáp ứng việc "chia sẻ gánh nặng công bằng và hợp tình hợp lí" với Mỹ.
"Chúng tôi đã cắt ngắn sự tham gia của chúng tôi trong cuộc đàm phán hôm nay để cho phía Hàn Quốc một chút thời gian để xem xét lại và tôi hy vọng sẽ có các đề xuất mới cho phép cả hai bên cùng thực hiện một thỏa thuận có thể chấp nhận được theo tinh thần liên minh vĩ đại của chúng tôi," DeHart nói thêm.
Nhà đàm phán trưởng của Hàn Quốc Jeong Eun-bo, trong cuộc họp báo riêng, nói rằng đàm phán hôm thứ ba không thể tiến hành theo kế hoạch, vì nhóm Mỹ không chỉ đòi tăng gánh nặng đáng kể cho Hàn Quốc, mà còn thêm một yêu cầu mới.
"Chúng tôi không thể tiến hành đối thoại theo kế hoạch khi đội Mỹ rời khỏi địa điểm," Jeong nói. "Chúng tôi duy trì lập trường hiện tại rằng việc phân chia chi phí (giữa Mỹ và Hàn Quốc) cần được quyết định dựa trên khung Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt mà chúng tôi đã đồng ý trong 28 năm qua."
Trong một cuộc họp báo ở Manila hôm thứ ba, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã nhắc lại tuyên bố mà ông đưa ra hồi đầu tuần rằng Hàn Quốc là một quốc gia giàu có và phải gánh nhiều chi phí hợp tác quốc phòng hơn. Esper cũng cho biết ông sẽ không bình luận về các cuộc đàm phán hôm thứ Ba vì chúng đang được Bộ Ngoại giao Mỹ giải quyết.
Thỏa thuận chia sẻ chi phí Mỹ-Hàn Quốc đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ và được đàm phán lại cứ sau 5 năm. Năm ngoái, khi Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt được đưa ra đàm phán, ông Trump đã yêu cầu Seoul tăng 50% mức gánh vác. Cuối cùng, hai bên đã đồng ý Hàn Quốc sẽ trả 8% so với chi phí của năm trước, nhưng thỏa thuận này sẽ được đàm phán lại hàng năm.
Năm nay, ông Trump đã tăng mức chi phí từ khoảng 1 tỷ USD lên 5 tỷ USD trước khi được các quan chức tại Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc thuyết phục giảm xuống mức 4,7 tỷ USD.
An Bình
Theo doanhnghiepvn.vn
Hơn 100 tù binh IS bỏ trốn sau chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23/10 xác nhận hơn 100 tù binh IS đã bỏ trốn kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chiến dịch vào miền Bắc Syria. Đặc phái viên James Jeffrey phụ trách chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nói trong một phiên điều trần trước Quốc hội rằng, hơn 100...