Phê bình 37 tỉnh, thành tăng người chết TNGT
2 tháng qua, mỗi ngày hơn 30 người chết vì TNGT (Hình minh họa)
4 tỉnh có số người chết do TNGT tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái là Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Yên Bái, An Giang.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa gửi công điện biểu dương các địa phương giảm số người chết tai nạn giao thông, đồng thời nghiêm khắc phê bình các địa phương tăng cao số người chết trong 2 tháng đầu năm.
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, tình hình tai nạn giao thông 2 tháng đầu năm trên cả nước, nhất là trong tháng 2 tăng đột biến.
Video đang HOT
Theo đó, hai tháng đầu năm 2013, trên cả nước xảy ra hơn 5.600 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần 2.000 người, bị thương gần 5.800 người. Mặc dù so với cùng kỳ năm trước giảm hơn 740 vụ nhưng lại tăng số người chết hơn 300 người. Riêng tháng 2 tăng cả số vụ tai nạn, đặc biệt tăng 323 người chết so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê cả nước cho thấy, có 24 tỉnh thành phố giảm số người chết, đặc biệt có 8 địa phương giảm hơn 30%. Nhưng có tới 37 địa phương tăng số người chết, trong đó 23 tỉnh, thành có số người chết tăng trên 30%.
Đặc biệt, 4 tỉnh có số người chết vì TNGT tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái là Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Yên Bái, An Giang.
Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá, nguyên nhân TNGT trong 2 tháng qua tăng cao chủ yếu là do lỗi người điều khiển xe mô tô, xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, uống rượu bia điều khiển xe, không đội mũ bảo hiểm… Xe khách vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng chở quá số người quy định, vi phạm tốc độ, dừng đón trả khách sai.
Một điểm đáng lưu ý là trong thời gian qua, tai nạn giao thông tăng cao ở khu vực nông thôn.
Bởi vậy một trong những nội dung Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương là trong thời gian tới, đặc biệt lưu ý đến việc sẽ phải tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông tại các vùng nông thôn, các tuyến đường liên huyện, liên xã.
Ủy ban ATGT Quốc gia đang phối hợp với các bộ ban ngành triển khai chiến dịch vận động người dân chỉ sử dụng mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng. Theo đó, các cơ quan này sẽ có hoạt động truyền thông về cách nhận biết mũ bảo hiểm giả, siết chặt lại việc sản xuất, buôn bán, lưu thông mũ bảo hiểm.
Theo 24h
Chín ngày Tết, 313 người chết vì TNGT
Chín ngày Tết, 313 sinh mạng vĩnh viễn ra đi vì TNGT. Vô lý nhất, đường làng ngõ xóm vốn là nơi thanh bình, lại xảy ra nhiều tai nạn chết người nhất. Nhiều bất cập trong giao thông được các số điện thoại nóng "giải cứu".
Báo động TNGT làng xã
Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp đã dành cho PV cuộc trao đổi quanh vấn đề TNGT trước và sau Tết Nguyên đán.
Đầu năm đã nói chuyện đau lòng, nhưng ông có thể thống kê nhanh số lượng và nguyên nhân các vụ TNGT dịp Tết?
Tổng số TNGT 9 ngày Tết Nguyên đán là 372 vụ, chết 313 người, bị thương 387 người. So với cùng kỳ năm ngoái giảm 11 vụ, nhưng tăng 4 người chết và 29 người bị thương.
Trong đó có 7 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 28 người, bị thương 3 người. Vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 16/2 (mồng 7 Tết) tại Bảo Lộc-Lâm Đồng, ô tô đâm 3 xe máy khiến 7 người chết.
Liên quan tới các vụ TNGT vừa qua, 100% liên quan tới xe máy (xe máy đâm nhau hoặc xe máy đâm ô tô). Tết năm nay, có những câu chuyện đau lòng, nhiều vụ chỉ 2 xe máy đâm nhau, thiệt mạng 5-6 người. Bởi vì xe máy toàn chở 3-4 người, không đội mũ bảo hiểm, lại uống rượu bia khi tham gia giao thông.
Ùn tắc giao thông năm nay đỡ hơn năm ngoái, do gần như toàn bộ lực lượng tuần tra kiểm soát được tung ra trên các tuyến quốc lộ. Hành khách đi lại thoải mái hơn. Hiện tượng nhồi nhét khách cũng có nhưng đỡ hơn. Đáng ngạc nhiên nhất, các vụ TNGT dịp Tết chủ yếu xảy ra tại các đường làng ngõ xóm.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp thăm nạn nhân TNGT tại Bệnh viện Việt Đức dịp Tết 2013
Hiệu quả từ đường dây nóng
Công suất hoạt động của đường dây nóng (13 số) trong đó bản thân ông cầm một số hoạt động ra sao?
Tổng thể có 12 số điện thoại nóng di động và 1 số cố định thực sự nóng. Đặc biệt là trong khoảng 3 ngày đầu công bố (từ 27, 28 và 29 Tết, trùng với thời gian người dân đổ về quê) và 2 ngày gần đây (mồng 7 và 8 Tết). Như số điện thoại của tôi, bình quân cả tin nhắn và cuộc gọi là 250 lần/ngày.
Câu chuyện đường dây nóng vừa qua có nhiều thứ để rút kinh nghiệm triển khai cho sang năm: Rất nhiều phản ánh qua đường dây nóng được trực tiếp xử lý và có hiệu quả.
Ví dụ, ngay hôm mùng 8 Tết, Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai gọi điện cho tôi thông báo đã xử lý xong bất cập đèn đỏ gây ùn tắc. Trước đó, người dân đi đường phản ánh QL1 chạy qua Biên Hoà có một nút giao thông bị ùn tắc do tín hiệu đèn không phù hợp. Đêm mùng 7 Tết, tôi đã gọi điện cho tỉnh và họ xử lý ngay.
Ùn tắc cũng hết. Hay như người dân phản ánh Trạm thu phí Sông Phan (nằm giữa Đồng Nai và Phan Thiết) thu phí gây ùn tắc kéo dài. Sau khi đường dây nóng nhận thông tin này, tôi đã gọi cho một Tổng cục phó Đường bộ VN và đã chỉ đạo "tháo khoán" tạm thời để giải quyết ùn tắc ngay lập tức ngay trong ngày 16/2.
Còn những chuyện như xe chở quá số người, tăng giá... thì nhận được thường xuyên và được xử lý liên tục. Có một điều đáng mừng là, CSGT, Thanh tra Giao thông và các địa phương khi được phản ánh thông tin từ đường dây nóng đều tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều cú điện thoại của người dân "nháy máy" tới số điện thoại nóng; Ngoài ra, có hiện tượng nhà xe lợi dụng đường dây nóng để thông tin thất thiệt, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh.
Vậy đợt cao điểm trước và sau Tết, khi 13 số điện thoại dừng hoạt động, người dân muốn phản ánh bất cập của giao thông biết gọi cho ai?
Từ kinh nghiệm đường dây nóng này, tới đây, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ cung cấp 5-6 số điện thoại đường dây nóng thường xuyên dễ nhớ bằng số di động để tránh chỉ nóng trong giờ hành chính (nếu bằng máy điện thoại bàn).
Đương nhiên, những số điện thoại nóng này sẽ có từng người phụ trách, ghi chép cẩn thận và sẽ chuyển tới những đơn vị có thẩm quyền giải quyết ngay. Còn 13 số điện thoại nóng công bố dịp Tết sẽ hết nhiệm vụ. Tết vừa qua, có nhiều cuộc điện thoại gọi tới vào lúc 3 giờ sáng, chúng tôi đều có trách nhiệm để xử lý ngay.
Mồng 4 Tết, ông có vào Bệnh viện Việt Đức, cảm nhận lúc đó là gì?
Tôi đã vào nhiều, nhưng dịp Tết còn thương tâm hơn. Đáng tiếc nhất, đa số các nạn nhân TNGT nằm tại đây đều là các thanh niên tầm tuổi đôi mươi. Có một vụ diễn ra ở Chương Mỹ (Hà Nội) do một chiếc xe điên lùi thiếu quan sát nên đâm vào cháu bé.
Ông bác thấy vậy lao vào cứu cháu, mẹ cháu bé cũng lăn vào cứu ông bác. Kết cục ông bác và người mẹ tử vong, còn cháu bé bị ô tô nghiến phải cắt cụt chân, thật đau lòng!
Nâng cao trách nhiệm trong ban hành chính sách
Năm 2013, Ủy ban ATGT Quốc gia chọn là năm "Nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức người tham gia giao thông". Những biện pháp đưa ra để thực hiện mục tiêu trên là gì, thưa ông?
Với lực lượng thường xuyên hướng dẫn và xử lý vi phạm giao thông, phải nâng cao ý thức và trách nhiệm cũng như đạo đức thi hành công vụ. Vấn đề này, lãnh đạo Bộ Công an đã có chỉ đạo, đồng thời thường xuyên có những đoàn kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của CSGT.
Về lâu dài sẽ giảm tối đa việc cán bộ xử lý vi phạm tiếp xúc trực tiếp với người vi phạm, bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xử phạt nguội. Việc nâng cao trách nhiệm trong thi hành công vụ còn được đặt ra với cả đội ngũ công chức làm chính sách.
Sao cho những chính sách ban hành liên quan người tham gia giao thông khi đưa ra phải được nghiên cứu kỹ, để đảm bảo tính khả thi cao nhưng không gây tác động xấu đến xã hội.
Còn với người tham gia giao thông, song song với xử phạt nghiêm minh, sẽ có những biện pháp tuyên truyền hiệu quả hơn.
Cảm ơn ông!
Theo 24h
Những vụ TNGT thương tâm dịp Tết Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên đường dịp Tết vừa qua Vụ tai nạn giao thông thương tâm tại Lạng Sơn làm 5 người chết đã cướp đi sinh mạng cả một gia đình gồm vợ chồng và con trai 1 tuổi. Theo báo cáo của Cục CSGT Đường bộ-Đường sắt, trong 3 ngày Tết Quý Tỵ (29 tháng chạp,...