Phe biểu tình Thái Lan tuyên bố chiến thắng
Lãnh đạo phe biểu tình ở Thái Lan Suthep Thaugsuban tuyên bố chiến thắng ngay sau khi cả ngàn người dân ùa vào trụ sở cảnh sát Bangkok và phủ thủ tướng.
Người biểu tình mừng “chiến thắng” trên sân cỏ của tòa nhà chính phủ – Ảnh: Minh Quang
Trưa qua, cảnh sát dùng cần cẩu để dẹp bỏ tất cả các hàng rào và chào đón người biểu tình vào khu vực tòa nhà chính phủ thay cho hơi cay, đạn cao su hay vòi rồng. Chỉ cách đó vài giờ đồng hồ nhiều người phải mạo hiểm tính mạng chỉ để giật đổ hàng rào bê tông ngăn cản họ tiến vào phủ thủ tướng. Vài giờ sau tình hình ngược lại, chỉ cần bước qua đống bê tông đổ nát là họ có mặt ngay bên trong tòa nhà mà không bị bất kỳ cảnh sát nào cản trở.
Vào dinh thủ tướng để… chụp hình
Từ đầu giờ sáng, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã chỉ đạo tháo gỡ hàng rào ở trụ sở cảnh sát Bangkok cũng như tòa nhà chính phủ để người biểu tình tự do đi vào. Không còn căng thẳng như mấy ngày trước, hàng ngàn người tiến vào phủ thủ tướng và bắt tay cảnh sát. Họ hò hét theo tiếng hô hào của người thủ lĩnh để mừng “chiến thắng” dù là chỉ mang tính biểu tượng ngay trên sân cỏ của tòa nhà chính phủ.
Video đang HOT
Trước mắt những người biểu tình là quân đội đang thay cảnh sát để canh giữ cánh cổng chính dẫn vào bên trong tổng hành dinh. Tuy nhiên, trông những người biểu tình không có vẻ háo hức lắm về “chiến thắng”. Một số người tranh thủ chụp hình phủ thủ tướng, người khác chiêm ngưỡng những chiến tích là những chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy, hậu quả của cuộc đụng độ với cảnh sát. Lưu lại hơn 1 giờ, tất cả người biểu tình rút khỏi tòa nhà chính phủ. Dù “chiến thắng”, nhưng lãnh đạo phong trào biểu tình nói rằng nhiệm vụ lật đổ “chế độ Thaksin” chưa hoàn thành vì bà Yingluck vẫn còn là thủ tướng và chính phủ chưa bị giải tán. Ông cho biết sẽ chiến đấu cho đến khi hoàn tất “nhiệm vụ” và hẹn người biểu tình tiếp tục xuống đường vào ngày 6.12.
Hai phe đều không ngủ
Trong khi đó, sau khi chỉ đạo cảnh sát phá dỡ hàng rào bảo vệ, bà Yingluck đến doanh trại của quân đội để thảo luận việc mừng sinh nhật của nhà vua Bhumibol Adulyadej vào ngày mai 5.12. Sau đó bà xuất hiện trên truyền hình kêu gọi người dân cùng tổ chức ngày trọng đại này mà không nhắc gì đến chuyện “chiến thắng” của phe biểu tình.
Các chuyên gia chính trị ở Thái Lan cho rằng lẽ ra chính phủ nên thực hiện sớm hơn giải pháp trên để tránh căng thẳng. Theo các chuyên gia, khi mở cửa tất cả các cơ quan kể cả tòa nhà chính phủ cho người biểu tình vào chiếm giữ như họ mong muốn, người biểu tình sẽ thấy thỏa mãn vì cảm giác chiến thắng. Chính phủ càng chống đỡ, người biểu tình càng liều mạng và căng thẳng càng có cơ hội leo thang.
Bing, một người biểu tình trong nhóm đối đầu với cảnh sát, cho biết 2 phe dường như không ngủ trong đêm 2.12. Nhóm của Bing ném đá và cố đột kích vào hàng rào cảnh sát song lập tức bị đáp trả bằng hơi cay và đạn cao su. Cầm trên tay viên đạn cao su từ bên trong khu vực tòa nhà chính phủ, Bing nói với PV Thanh Niên: “Nếu không có sự kiện tháo dỡ hàng rào, chắc chắn sẽ có án mạng vì nhóm chúng tôi nhận chỉ đạo là phải chiếm bằng được trụ sở cảnh sát Bangkok trong ngày hôm nay”.
Bing nằm trong dòng người kéo vào tòa nhà chính phủ để nhìn ngắm những chiếc xe cảnh sát bị nhóm của anh đốt còn vương mùi khét. “Thật là mất mát không đáng có”, Bing nói trước khi cùng mọi người rời khỏi tòa nhà chính phủ, nơi mà cách đó vài giờ họ tưởng chừng có thể bỏ mạng để đột nhập vào.
Ông Trần Vinh, luật gia Việt kiều, cho rằng căng thẳng chưa hoàn toàn kết thúc, chỉ tạm thời lắng xuống và sẽ trở lại trong tuần tới. “Chính phủ rất khéo trong cách xử lý như hôm nay, cho người dân kể cả người biểu tình thấy chính phủ thật tâm muốn tìm giải pháp cho bất đồng. Mở cửa chào đón mọi người vào tổng hành dinh hàm ý chính phủ muốn tiếp nhận tất cả những quan điểm khác nhau kể cả phe chống đối”, ông Vinh phân tích.
Theo TON
Thái Lan ra lệnh bắt người cầm đầu biểu tình
Tòa án Thái Lan đã ra lệnh bắt cựu Phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, người dẫn đầu đoàn biểu tình chiếm đóng nhiều cơ quan chính phủ.
Phe chống đối biểu tình và chiếm đóng bên ngoài Cục Ngân sách ở Bangkok - Ảnh: Minh Quang
Lệnh bắt được đưa ra ngày 26.11 sau khi ông Suthep cầm đầu cuộc "xâm chiếm" Cục Ngân sách thuộc Bộ Tài chính trước đó. Cảnh sát yêu cầu ông này ra trình diện vào hôm nay 27.11 nếu không sẽ sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, trên diễn đàn của người biểu tình, ông Suthep tuyên bố sẽ chưa trình diện và còn kêu gọi tiếp tục chiếm đóng nhiều cơ quan chính phủ khác.
Đến hôm qua, đám đông tổ chức cắm trại lâu dài ở Cục Ngân sách đồng thời bao vây các bộ Nông nghiệp, Nội vụ, Giao thông, Du lịch và Thể thao. Họ tuyên bố kêu gọi công chức, nhân viên nhà nước không đi làm, không tiếp tay cho cái mà họ gọi là "chế độ Thaksin" - ám chỉ chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra là "tay sai" cho anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin. Tại Bộ Nội vụ, nơi bị cho là "phục vụ đắc lực cho Thaksin", phe chống đối tuyên bố không cho ai vào làm việc và nhà chức trách phải đưa tất cả nhân viên rời khỏi để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Thanh Niên, số lượng người tham gia biểu tình đã giảm đáng kể so với ngày trước.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập cuộc họp khẩn cấp với đại diện ngoại giao các nước để thông báo tình hình ở Bangkok sau khi hơn 20 nước lên tiếng lo ngại về bất ổn ở Thái Lan. Trước đó, chính phủ đã ban hành tình trạng an ninh nội bộ khẩn cấp kéo dài đến hết năm 2013. Bên trong nghị trường, các nghị sĩ phe đối lập dồn dập chỉ trích Thủ tướng Yingluck với cáo buộc "không đủ năng lực, chỉ làm theo lệnh của anh trai, đề xuất những dự luật gây mâu thuẫn xã hội và chưa kiểm soát được tham nhũng". Nữ thủ tướng đã bác bỏ mọi cáo buộc này. Dự kiến, vào ngày mai 28.11, Hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với bà.
Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Jade Donovanik - Hiệu trưởng trường luật thuộc Đại học Siam ở Bangkok - nhận định người biểu tình sẽ tiếp tục nhắm vào thêm nhiều các cơ quan để gây áp lực. Theo ông, nếu chính phủ không có động thái chứng tỏ lắng nghe ý kiến của người dân thì mâu thuẫn sẽ lên cao trào. Ông Jade cho rằng nhiều người đang bất bình vì cáo buộc ông Thaksin can thiệp sâu vào chính phủ, vấn đề tham nhũng và một số chính sách khác. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng khẳng định bao vây và chiếm giữ cơ quan nhà nước là việc làm vi phạm pháp luật. Cũng có chuyên gia cảnh báo biểu tình hiện nay có thể dẫn đến một cuộc đảo chính mới do quân đội tiến hành.
Theo TNO
Con gái ông Thaksin đi lánh nạn Hai hôm nay ở Thái Lan xuất hiện tin đồn hai con gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra phải ra nước ngoài để lánh nạn. Biểu tình của phe chống gia đình Shinawatra Hai con gái của ông Thaksin 31 và 27 tuổi đã rời khỏi Thái Lan tối hôm qua 14.11 trong một chuyến bay của hãng hàng không quốc gia...