Phe biểu tình Thái Lan bắt đầu chiến dịch “Đóng cửa Bangkok”
Những người biểu tình chống chính phủ Thái Lan hôm nay 13/1 đã bắt đầu chiến dịch “Đóng cửa Bangkok”, chiếm đóng các đoạn đường giao cắt quan trọng ở thủ đô, trong một bước leo thang mới của chiến dịch nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Phe biểu tình chặn đường Chaeng Wattana ở Bangkok, con đường chính dẫn tới nhà tòa chính phủ, ngay từ chiều ngày 12/1.
Hàng nghìn người biểu tình cầm cờ, một số người mặc áo có in khẩu hiểu “Đóng cửa Bangkok”, đã tập trung tại 7 địa điểm chiến lược trong thành phố, bao gồm địa điểm bên ngoài một khu mua sắm lớn từng bị đốt trong cuộc khủng hoảng chính trị đẫm máu hồi năm 2010.
“Chúng tôi sẽ chiến đấu dù có thắng hay thua. Chúng tôi sẽ không thỏa hiệp hoặc chấp nhận đàm phán”, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban nói trước đám đông trong một cuộc tuần hành vào tối ngày 12/1.
Ông Sunthep – chính trị gia đối lập đang đối mặt với cáo buộc giết người liên quan tới vụ trấn áp đẫm máu của quân đội nhằm vào các cuộc biểu tình chính trị thời ông còn làm phó thủ tướng vào năm 2010 – dự kiến sẽ lãnh đạo các cuộc tuần hành qua trung tâm thủ đô Bangkok vào hôm nay.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ông Sunthep sẽ nhận được sự ủng hộ như thế nào của người dân thành phố và một số người đã bày tỏ lo ngại rằng chiến dịch “đóng cửa Bangkok” có thể ảnh hưởng tới công việc của họ.
“Tất nhiên là kế hoạch ảnh hưởng tới tôi. Tôi rất lo lắng”, Tong, 69 tuổi, chủ một tiệm cắt tóc, cho hay. “Giờ sẽ không có khách hàng nào đến vì các khách quen của tôi không thể lái xe tới đây”.
Video đang HOT
7 địa điểm quan trọng ở Bangkok mà phe biểu tình dự kiến phong tỏa.
Giới chức cho biết sẵn sàng ban bố lệnh khẩn cấp nếu xảy ra tình trạng bất ổn mới và khoảng 20.000 cảnh sát và binh sĩ sẽ được triển khai để đảm bảo an ninh.
Tuy nhiên, giới chức không cố gắng ngăn chặn người biểu tình chiếm các khu vực của thành phố trước cuộc bầu cử vào ngày 2/2 tới, sự kiện mà phe đối lập đã lên kế hoạch gây gián đoạn.
Những người biểu tình đã tuyên bố sẽ chặn giới chức tới công sở và cắt điện tại một số văn phòng nhà nước quan trọng trong khuôn khổ các nỗ lực đóng cửa Bangkok, điều mà giới chức cảnh báo rằng có thể dẫn tới tình trạng đổ máu thêm nữa.
Vài phát đạn đã bị bắn vào trụ sở đảng Dân chủ đối lập vào sáng sớm nay 13/1 nhưng không ai bị thương.
Một thành viên 30 tuổi của nhóm an ninh thuộc phe biểu tình cũng bị bắn chết vào tối qua sau cuộc cãi vã với một người đàn ông chưa rõ danh tính gần một địa điểm biểu tình.
8 người khác, trong đó có 1 cảnh sát, đã thiệt mạng và hàng chục bị thương do bạo lực đường phố kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ Thái Lan nổ ra tại Bangkok 2 tháng trước.
Những người biểu tình chống chính phủ muốn Thủ tướng Yingluck từ chức để mở đường cho một chính phủ mới, vốn có thể thực hiện các cải cách bầu cử nhằm hạn chế sự thống trị chính trị của gia đình Shinawatra.
Thủ tướng Yingluck kêu gọi bầu cử sớm vào ngày 2/2 tới nhưng phe biểu tình không chấp nhận và khăng khăng yêu cầu bà từ chức.
Đại sứ quán Mỹ khuyên công dân dự trữ thực phẩm trong 2 tuần
Đây là cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất tại Thái Lan kể từ năm 2010, khi 90 thiệt mạng trong các cuộc xô xát giữa những người biểu tình ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin và quân đội.
Thế bế tắc tại Thái Lan hiện nay đã làm sống lại những lo ngại về một cuộc đảo chính của quân đội hoặc tòa án nhằm lật đổ chính phủ, tại một đất nước đã chứng kiến 18 cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo chính kể từ năm 1932.
Cảnh sát cho hay có 12 bệnh viện, 28 khách sạn, 24 trường học và 5 trạm cứu hỏa nằm trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi kế hoạch “Đóng cửa Bangkok” của những người biểu tình.
Cảnh sát ước tính hàng ngày có tới 700.000 phương tiện đi qua 7 địa điểm dự kiến biểu tình của phe đối lập tại Bangkok.
Hôm nay, hầu hết mọi người đã chọn cách để ô tô ở nhà và giao thông thưa thớt tại trung tâm Bangkok. Các hệ thống tàu điện ngầm và đường sắt đô thị trên cao vẫn hoạt động và nhiều người vẫn đi làm như thường lệ.
Kế hoạch đóng cửa Bangkok đã gây tâm lý hoang mang đối với một số người dân và đại sứ quán Mỹ đã khuyên công dân nước mình tại Thái Lan dự trữ thực phẩm, nước uống và thuốc men trong 2 tuần.
Theo Dantri
Bangkok bắt đầu bị đóng cửa
Phe biểu tình quyết tâm đóng cửa Bangkok để buộc chính phủ của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawa tra từ chức.
Phe biểu tình chống chính phủ cuối buổi chiều 12/1 đã bắt đầu đóng cửa Bangkok tại một số địa điểm bằng cách chặn một số con đường bằng bao cát và rào chắn, sớm hơn kế hoạch 12 giờ, để buộc chính phủ của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra từ chức và dọn đường cho cải cách chính trị. Báo Bangkok Post xác nhận sự kiện trên đã khiến cho dịch vụ xe buýt trong thành phố phải tái định tuyến và cảnh sát thiết lập các chốt gần 7 địa điểm biểu tình.
Một số người dân đã tỏ ý phàn nàn trên Facebook về tình trạng ngăn chặn giao thông bất ngờ như vậy. Ông Ruangsak Jaritake, trợ lý cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan, cho biết khoảng 4.000 cảnh sát được triển khai để hướng dẫn người tham gia giao thông tại 7 địa điểm chính trong thời gian xảy ra đóng cửa Bangkok. Thêm vào đó, cảnh sát cũng đánh giá các cuộc biểu tình chống đối quy mô vào ngày 13-1 sẽ ảnh hưởng đến 16 con đường chính và 8 con đường nhỏ vốn có lưu lượng xe cộ qua lại hằng ngày trung bình là 788.300 chiếc.
Trong khi đó, Trung tâm Quản lý Hòa bình và Trật tự (CAPO) ngày 12-1 đã ban hành lệnh cấm xe cộ chở trang thiết bị được sử dụng cho các cuộc biểu tình hoặc gây trở ngại cho các nhân viên an ninh đi vào khu vực 14 con đường ở Bangkok. Các trang thiết bị này bao gồm cát, xi-măng, bao cát, tre hoặc loa phóng thanh với ampli có công suất lớn.
Đường Chaeng Wattana đã bị phe biểu tình ngăn chặn vào chiều 12/1 (Ảnh: BANGKOK POST)
Thực tế đã xảy ra trái ngược với nhận định của nhiều nhà chiến lược và học giả trước đó. Họ cho rằng không thể có chuyện đóng cửa Bangkok, một thành phố có diện tích 1.500 km2 và dân số 10 triệu người nếu không tiến hành một chiến dịch kiểu quân sự, trong đó có việc cắt nguồn cung cấp điện, nước.
Ông Timothy Huxley, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Singapore, nhận định mong muốn làm Bangkok tê liệt bằng biểu tình là "nhiệm vụ bất khả thi" khi cho biết: "Khẩu hiệu "đóng cửa Bangkok" của phe biểu tình nghe rất sướng tai nhưng lại không thực chất. Tôi không chắc phe biểu tình sẽ đóng cửa thành phố như thế nào bởi họ cam kết không phong tỏa các hệ thống giao thông công cộng. Nếu muốn tìm cách đóng cửa thành phố, họ phải cắt được điện, nước". Ông cũng gọi chiến dịch của Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) là "một cuộc nổi loạn chống lại một chính phủ được bầu hợp hiến và được quốc tế công nhận".
Tướng về hưu Ekkachai Srivilas, chuyên gia tại Viện Quốc vương Prajadhipok ở Bangkok, cho rằng chiến lược "đóng cửa Bangkok" chưa từng xảy ra trong lịch sử chính trường Thái Lan. Ông nhận định: "Thứ vũ khí duy nhất mà ông Suthep Thaugsuban (thủ lĩnh PDRC) đang có là đám đông biểu tình. Nếu cuộc biểu tình kéo dài, ông ta khó có thể duy trì được lượng người tham gia đông đảo như lúc khởi đầu". Ông Ekkachai thậm chí còn nhận định chiến dịch đóng cửa Bangkok sẽ có tác động tiêu cực đến ông Suthep và những người ủng hộ ông ta bởi người kinh doanh và ngành du lịch có thể bị thiệt hại không nhỏ.
Xem xét hoãn bầu cử Chính phủ của bà Yingluck trong tuần này sẽ xem xét đề xuất dời cuộc tổng tuyển cử sắp tới từ ngày 2/2 đến 4/5. Động thái này diễn ra sau khi ông Somchai Srisuthiyakorn, thành viên Ủy ban Bầu cử Thái Lan (EC), hôm 11/1 cho biết cơ quan này sẽ đề xuất chính phủ làm thế giữa lúc tình hình tại Bangkok đang căng thẳng. Theo quy định của Hiến pháp Thái Lan, một cuộc bầu cử mới phải được tổ chức trong vòng 180 ngày kể từ khi hạ viện bị giải tán. EC cho biết thời điểm ngày 4-5 nói trên vẫn nằm trong khung thời gian này. Tuy nhiên, theo báo Bangkok Post, ông Sathit Wongnongtoey, thành viên PDRC đối lập, đã bác bỏ đề xuất trì hoãn bầu cử nói trên và cho đây là một đề nghị vô nghĩa. Ông khẳng định mục tiêu của PDRC vẫn là đòi chính phủ của bà Yingluck từ chức để mở đường cho việc thực hiện cải cách trước khi diễn ra bất kỳ cuộc bầu cử mới nào. Thậm chí, nếu cuộc bầu cử bị trì hoãn thì vị thế của chính phủ bà Yingluck vẫn tiếp tục cầm quyền và sẽ không có những thay đổi về quy định bầu cử. X.Mai
Theo Hoàng Phương - Lục San
Bà Yingluck: Chắc chắn không có đảo chính! Những ngày qua, tin đồn về một cuộc đảo chính thủ tướng Yingluck Shinawtra đã khẳng định quân đội nước này sẽ không thực hiện một cuộc đảo chính nào ở Thái Lan rộ lên. Tuy nhiên, ngày 7/1, nữ thủ tướng Yingluck Shinawtra đã khẳng định quân đội nước này sẽ không thực hiện một cuộc đảo chính nào vì bài học...