Phe biểu tình dọa “bắt sống” thủ tướng Thái Lan
Những người biểu tình đối lập tại Bangkok ngày 14/1 đã dọa sẽ “bắt sống” thủ tướng Yingluck Shinawatra và đóng cửa toàn bộ các văn phòng chính phủ. Trước sức ép lớn, bà Yingluck vẫn tuyên bố sẽ không từ chức.
Những người biểu tình, được hậu thuẫn bởi các tổ chức trung thành với hoàng gia Thái Lan, muốn bà Yingluck Shinawatra từ chức để mở đường cho một “ủy ban nhân dân” không qua bầu cử thực hiện việc giám sát các cải tổ nhằm giảm bớt sự áp đảo về chính trị của gia đình bà.
Đường phố trung tâm Bangkok ngày 14/1 tràn ngập người biểu tình
Những người ủng hộ bà Yingluck thì cho rằng các cuộc biểu tình là mối đe dọa tới nền dân chủ mong manh của Thái Lan, và muốn bất đồng được giải quyết thông qua bỏ phiếu. Tuy nhiên phe đối lập đang tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2/2.
Người biểu tình trong ngày 14/1 đã diễu hành tại nhiều cơ quan chính phủ then chốt để ngăn không cho các nhân viên công chức đi làm, nhằm thực hiện cái họ gọi là “đóng cửa” Bangkok.
Lãnh đạo phe đối lập Suthep Thaugsuban tuyên bố từ một sân khấu tại quận trung tâm thương mại của Bangkok rằng sẽ “bắt giữ” thủ tướng và các Bộ trưởng trong nội các của bà “từng người một”, nếu họ không từ chức trong vòng vài ngày tới.
Bản thân Suthep hiện đang đối mặt với lệnh bắt giữ vì liên quan đến hoạt động chiếm đóng các Bộ của chính phủ hồi tháng 11, cũng như một cáo buộc giết người có liên quan đến cuộc trấn áp quân sự đối với người biểu tình đối lập, vốn khiến hàng chục người thiệt mạng khi ông này còn là phó thủ tướng năm 2010.
Dù vậy không có nỗ lực nào được thực hiện để bắt giữ ông, và cảnh sát hầu như không có mặt trong suốt cuộc biểu tình.
Video đang HOT
Dân chủ hay chuyên quyền?
“Đây không phải nền dân chủ. Đây là sự chuyên quyền…sự cai trị của một người”, Satish Sehgal, một lãnh đạo biểu tình tuyên bố.
“Hoạt động tham nhũng tại quốc gia này là khổng lồ và tràn lan. Hiện tượng gia đình trị. Mục tiêu của chúng tôi là cố gắng loại bỏ tất cả những điều này”, Satish khẳng định.
Người biểu tình dựng chướng ngại vật trên đường phố
Người biểu tình cũng đã bao vây tạm thời các Bộ thương mại, lao động, thông tin và công nghệ truyền thông. Nhiều giao lộ chính tại thủ đô Thái Lan tiếp tục bị phong tỏa trong ngày thứ hai liên tiếp, khiến hoạt động kinh doanh của các trung tâm thương mại và khách sạn bị gián đoạn.
Dù vậy số lượng người biểu tình trên đường phố cố vẻ đã giảm xuống do một số người đã trở lại làm việc.
Chính phủ Thái Lan đã không tìm cách ngăn chặn các cuộc biểu tình, cho dù các cảnh báo về khả năng biểu tình gây tổn hại lớn về kinh tế đã được phát đi.
Trong khi đó bà Yingluck một lần nữa khẳng định không từ chức. “Tôi đã nhấn mạnh rất nhiều lần rằng tôi có nghĩa vụ phải thực thi nhiệm vụ theo trách nhiệm của mình sau khi giải tán Quốc hội. Tôi muốn khẳng định lại rằng tôi không tham quyền cố vị nhưng tôi phải giữ ổn định chính trị. Tôi chỉ đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền dân chủ”
Bà Yingluck đã đề xuất gặp gỡ các nhóm khác nhau trong ngày thứ Tư, bao gồm cả phe đối lập, để thảo luận về đề xuất của Ủy ban bầu cử trong việc hoãn ngày bầu cử trong tháng 2. Dù vậy lãnh đạo phe biểu tình Suthep Thaugsuban đã phản đối.
Theo Dantri
Ông Thaksin kêu gọi em gái tiếp tục tại vị
Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra gần như "đầu hàng" trước yêu cầu từ chức của những người biểu tình vào hôm chủ nhật vừa qua, nhưng đã thay đổi vào phút cuối khi anh trai của bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, kêu gọi bà tiếp tục ở lại và tiến hành cuộc bầu cử ngày 2/2 tới.
Giao thông Bangkok thưa thớt vào ngày đầu tiên "đóng cửa Bangkok".
Thông tin được tờ The Nation của Thái Lan dẫn nguồn tin giấu tên cho biết.
Trong cuộc nói chuyện điện thoại với người đứng đầu quân đội Prayuth Chan-ocha một ngày trước cuộc "đóng cửa Bangkok" của người biểu tình bắt đầu, bà Yingluck đã nói với ông rằng bà mệt mỏi trước những căng thẳng chính trị và tham khảo ý kiến của ông.
Ông Prayuth từ chối đưa ra gợi ý cho bà mà cho biết chính bà là người phải ra quyết định. Nếu có điều gì bất ngờ xảy ra, thì cũng chính là bà phải chịu trách nhiệm.
Bà Yingluck đã nói với ông Prayuth sẽ đưa ra câu trả lời vào 4h chiều ngày chủ nhật. Vì vậy nhiều người ước đoán bà có thể sẽ công bố từ chức.
Nhưng sau đó bà Yingluck đã triệu tập một cuộc họp với lãnh đạo đảng Phue Thai của mình và nói chuyện qua Skype với anh trai Thaksin và ông đã nói rằng bà không được từ chức.
Ông cảnh báo, nếu bà từ chức, người biểu tình sẽ yêu cầu tòa án ra phán quyết bà đã vi phạm Điều 157 Luật hình sự, theo đó các quan chức sẽ bị buộc phải từ chức và bà có thể sẽ phải đối mặt với án tù.
Người biểu tình chiếm nhiều giao lộ chính ở Bangkok.
Trong khi đó, tướng quân đội Prayuth yêu cầu các binh sỹ của mình ngăn chặn bạo lực trong các cuộc biểu tình của những người chống chính phủ. Để tránh bị tấn công, binh sỹ được yêu cầu mặc thường phục khi bảo vệ nhiều tòa nhà chính phủ và điểm chỉ huy.
Trong khi đó giao thông ở Bangkok ngày hôm qua thưa thớt, khi người dân tránh đi lại hoặc ở nhà sau khi người biểu tình phát động chiến dịch "đóng cửa Bangkok". Hầu hết dùng tàu hoặc các phương tiện giao thông công cộng khác.
Theo giới chức cảnh sát Thái Lan, số lượng xe hơi lưu thông trên đường ởBangkok vào ngày hôm qua giảm xuống một nửa.
Hàng chục ngàn người biểu tình đã chiếm giữ các giao lộ chính của Bangkok vào ngày hôm qua, nhằm gia tăng áp lực đòi bà Yingluck từ chức. Tuy nhiên, theo nhận định của giới quan sát, Bangkok chỉ bị gián đoạn chứ chưa hoàn toàn bị "đóng cửa" theo như mong muốn của người biểu tình.
Theo Dantri
Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan tuyên bố đóng cửa Bangkok vô thời hạn Thủ lĩnh phe biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan Suthep Thaugsuban đã tuyên bố sẽ đóng cửa Bangkok vô thời hạn và chỉ dừng lại khi giành chiến thắng nhằm lật đổ chính phủ lâm thời của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ông Suthep phát biểu trước đám đông biểu tình tại Bangkok ngày 13/1. "Chúng tôi sẽ đóng cửa thành phố....