Phe “áo đỏ” ở Thái dự kiến xuống đường tổ chức đại tang
Phe “áo đỏ” dự kiến kéo nhau xuống đường qui mô lớn để tổ chức cuộc đại tang cho ông Apiwan Wiriyachai, một cựu lãnh đạo đảng Puea Thai, vào ngày mai 19.10, khiến nhiều người lo sợ sẽ có đụng độ với cảnh sát và quân đội.
Nhiều người lo sợ sẽ có đụng độ với cảnh sát và quân đội trong cuộc xuống đường vào ngày 19.10.
Lãnh đạo phe “áo đỏ” hay gọi là Mặt trận thống nhất vì dân chủ chống độc tài ở 17 tỉnh miền bắc Thái Lan tuyên bố sẽ tổ chức cuộc diễu hành lớn, qui tụ những người ủng hộ khắp cả nước để cùng tham gia buổi an táng ông Apiwan Wiriyachai.
Ông Apiwan là thành viên đảng Puea Thai của cựu thủ tướng Yingluck Shinawattra, cũng là Phó Chủ tịch Hạ viện dưới thời của bà Yingluck, chết hôm 6.10 ở Philippines vì bệnh phổi.
Một lãnh đạo của áo đỏ, được báo chí trong nước trích phát biểu cho biết cuộc xuống đường lần này của lực lượng ủng hộ gia đình Shinawatra chỉ để “thể hiện lòng thương tiếc và đưa tiễn vị lãnh đạo của mình” về nơi an nghỉ cuối cùng.
Video đang HOT
“Không như nhiều người hiểu đó là cuộc xuống đường để phản đối hay gây rối”, vị lãnh đạo này phát biểu khi thông báo cuộc xuống đường được xem là đầu tiên của “áo đỏ” kể từ khi tướng Prayuth Chan-ocha chính thức ngồi vào ghế thủ tướng và điều hành chính phủ Thái Lan.
Một số nhà quan sát ở Thái Lan nhận định cuộc xuống đường không đơn thuần chỉ để tham gia đám tang mà nó sẽ là cơ hội để phe này tụ tập và đánh giá tầm ảnh hưởng của phe “áo đỏ”, cũng như những người ủng hộ gia đình cựu Thủ tướng Yingluck thời kỳ hậu đảo chính đang bị chính quyền quân sự khống chế và kiểm soát hoàn toàn.
Các lãnh đạo cũng có cơ hội gặp gỡ nhau và cả ông Thaksin Shinwatra, người sống lưu vong ở nước ngoài thông qua trực tuyến để trao đổi tình hình chính trị Thái Lan, điều họ luôn bị quân đội ngăn cản.
Người tham gia sẽ diễu hành qua một số con đường, nhưng chưa rõ lộ trình của phe “áo đỏ” có kéo vào Bangkok hay không.
Những lãnh đạo hàng đầu của Puea Thai và “áo đỏ” được cho sẽ không vắng mặt trong buổi tang lễ của nhân vật rất quan trọng như ông Apiwan. Thậm chí bà Yingluck cũng được cho sẽ xuất hiện trong buổi lễ an táng dù trước đó bà đã viếng thi hài của ông ở ngôi chùa thuộc tỉnh Nonthaburi, cách Bangkok 20 cây số.
Trong lễ tang, những người tham gia sẽ diễu hành qua một số con đường, lãnh đạo phe “áo đỏ” nói trên cho hay. Tuy nhiên, chưa rõ lộ trình của phe này và họ có kéo vào Bangkok hay không. Nhiều người lo ngại cuộc xuống đường lần này sẽ gặp rắc rối với cảnh sát và quân đội vì vi phạm thiết quân luật mà quân đội nước này áp đặt kể từ khi tiến hành đảo chính từ 22.5.
Quân đội chưa lên tiếng về cuộc xuống đường của phe “áo đỏ” cũng như tiết lộ sẽ triển khai quân lính ra sao để đối phó với cuộc tụ tập đông người này. Tuần trước, tướng Prayuth phát biểu rằng quân đội không ngăn cản người dân tiến hành lễ tang theo nghi thức truyền thống của người Thái, theo báo chí trong nước.
Thủ tướng Prayuth chỉ đạo không gây khó khăn cho gia đình đưa xác ông Apiwan về nước và “áo đỏ” kéo ra sân bay đón xác ông dù ông Apiwan bị truy nã về tội kháng lệnh. Ông Apiwan là vị tướng quân đội trong số lãnh đạo “áo đỏ” bị xem là phẩn tử “chống đối” cần giám sát. Ông đã trốn ra nước ngoài để tránh lệnh bắt của quân đội.
Theo Thanh Niên
Quân đội huy động hàng ngàn quân ở Bangkok
Ngày 1.6, quân đội Thái Lan lại huy động hàng ngàn binh sĩ và cảnh sát để trấn áp người biểu tình phản đối đảo chính.
Binh lính được triển khai tại nhiều điểm nóng ở Bangkok - Ảnh: Minh Quang
Binh lính xuất hiện dày đặc ở 8 khu vực được cho là điểm tập trung của người biểu tình sau khi phe Áo đỏ, lực lượng ủng hộ gia đình cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, kêu gọi người ủng hộ xuống đường. Do quân đội phong tỏa gần như tất cả các địa điểm có thể biểu tình, nhóm chống đối phải di chuyển vào trung tâm thương mại Terminal 21 trên đường Sukhumvit với hơn 100 người mang theo biểu ngữ và băng rôn, rồi giải tán sau hơn 2 giờ đồng hồ.
Một nhóm khác hơn 30 người ở Nhà triển lãm nghệ thuật Bangkok cũng nhanh chóng giải tán khi quân đội xuất hiện. Trước đó, Tư lệnh bộ binh Prayuth Chan-ocha tuyên bố chính quyền quân sự sẽ được duy trì ít nhất 15 tháng để thực hiện cải cách và soạn lại hiến pháp rồi mới tính đến tổ chức bầu cử.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên tiếng phản đối kế hoạch ấy và kêu gọi nhanh chóng bầu cử trong khi Úc dọa sẽ cấm các tướng lĩnh Thái Lan tham gia đảo chính đến nước này. Đến nay, hơn 19 nước đã ra khuyến cáo người dân không nên đến Thái Lan.
Theo TNO
Thái Lan công bố biện pháp hòa giải dân tộc Hôm 28-5, chính quyền quân sự Thái Lan đã công bố một kế hoạch gồm 8 điểm hướng tới mục tiêu cải cách đất nước và thúc đẩy tình đoàn kết dân tộc. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO), ông Prayuth Chan-ocha (ảnh), thủ lĩnh lực lượng tiến hành đảo chính tại Thái Lan vừa...