Phẫu thuật thành công một ca cong vẹo cột sống nặng, phức tạp
Chiều 15-8, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công bệnh nhân nữ 66 tuổi đến khám vì đau lưng, tê nhức 2 chân khiến bệnh nhân không thể đi bộ quá 100m.
Theo lời kể của bệnh nhân, tình trạng này đã tồn tại nhiều năm qua mặc dù bệnh nhân đã điều trị ở nhiều nơi với thuốc uống, vật lý trị liệu kể cả châm cứu, bấm huyệt nhưng triệu chứng ngày càng trở nặng và ảnh hưởng đến chất lượng cột sống của bệnh nhân.
Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân bị còng vẹo thoái hoá cột sống từ vùng bản lề ngực- thắt lưng đến thắt lưng-cùng và làm toàn bộ cơ thể bị mất cân bằng cả trong mặt phẳng ngang và mặt phẳng dọc.
Chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân bị hẹp ống sống ở toàn bộ cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh 2 bên. Đây là một trường hợp biến dạng cột sống phức tạp, cần can thiệp phẫu thuật để giải ép thần kinh và nắn chỉnh cột sống trong không gian 3 chiều.
Bệnh nhân trước và sau mổ
Sau khi hội chẩn, TS.BS Nguyễn Trọng Tín, Trưởng Khoa Cột sống B đã quyết định phẫu thuật, ê kíp phẫu thuật gồm TS. Nguyễn Trọng Tín, Trưởng Khoa Cột sống; bác sĩ Vũ Tam Trực và bác sĩ Hà Đức Tuấn, Khoa Cột sống B đã phối hợp với Khoa Gây mê hồi sức lên kế hoạch mổ chi tiết cho bệnh nhân.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật lối sau, giải ép từ tầng thắt lưng 1 đến xương cùng, đặt ốc bằng titanium từ đốt sống ngực 10 xuống đến cánh chậu, đục xương sửa trục nắn chỉnh còng- vẹo trong không gian 3 chiều nhằm 2 mục đích giải ép triệt để các rễ thần kinh bị chèn ép và khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống và cơ thể cho bệnh nhân.
Ý thức được bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ như béo phì, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim và loãng xương, ca mổ đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng và sau hơn 4 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công tốt đẹp với lượng máu mất tối thiểu 500ml. Bệnh nhân được rút ống dẫn lưu từ ngày thứ 2 hậu phẫu và tập ngồi, đứng.
Video đang HOT
Hiện bệnh nhân có thể đi đứng bình thường từ ngày thứ 3 hậu phẫu và các triệu chứng trước mổ như đau lưng theo tư thế, tê nhức 2 chân khi đi đứng đã gần như hoàn toàn biến mất. Bệnh nhân cảm thấy hài lòng về cuộc mổ và cho biết mình đã quyết định đúng đắn khi lựa chọn phẫu thuật để giải quyết dứt điểm bệnh tình đã kéo dài nhiều năm.
Theo bác sĩ Châu Văn Đính, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM, tình trạng còng vẹo cột sống ngực- thắt lưng kèm hẹp ống sống nhiều tầng là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm loãng xương, béo phì, lao động nặng thời trẻ và yếu tố di truyền. Nếu trước đây những bệnh nhân này thường chỉ được điều trị bảo tồn với thuốc uống và vật lý trị liệu do lo ngại những tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật thì hiện nay, với những trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến truyền máu hoàn hồi, monitoring thần kinh trong mổ…ngày càng nhiều bệnh nhân lớn tuổi với bệnh lý cột sống phức tạp như được phẫu thuật thành công.
Phẫu thuật giúp giải quyết triệt để những triệu chứng mạn tính như đau lưng mất vững cột sống và tê nhức hai chân do chèn ép thần kinh giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và giúp họ độc lập trong sinh hoạt cá nhân.
Việc áp dụng những kiến thức và phương pháp phẫu thuật tiên tiến từ nước ngoài một cách chọn lọc, sử dụng những phương tiện máy móc hiện đại và lên kế hoạch mổ thật chi tiết với sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa cột sống, gây mê hồi sức và phục hồi chức năng vật lý trị liệu giúp giảm thiểu nguy cơ và tai biến trong mổ cũng như đem lại kết quả hồi phục tốt nhất cho bệnh nhân.
Bé 4 tháng tuổi ở Đồng Nai bị liệt dây thần kinh số 7 vì ra vào phòng điều hoà đột ngột và những lưu ý cha mẹ cần nhớ
Bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo an toàn cho con khi ngủ trong phòng điều hoà, đặc biệt là khi mùa hè sắp đến.
Chị O. ở Biên Hoà, Đồng Nai cho biết, con gái chị được 4 tháng tuổi, bé nằm phòng điều hoà từ nhỏ vì thời tiết nơi chị sống rất nóng. Bình thường, chị để nhiệt độ khoảng 26 - 27 độ C. Tuy nhiên hôm đó, ông xã của chị nằm ở phòng trên, buổi trưa căn phòng này rất nóng nên bật điều hoà 22 độ C. Chị O. bế con từ dưới nhà lên phòng nằm ngủ, đến chiều lại cho bé xuống chơi.
Lúc này bé vẫn bình thường, không quấy khóc nhưng đến tối thì chị phát hiện điều bất thường từ con như: Lúc ngủ mắt không nhắm chặt; khi khóc, cười thì một bên mặt bị đơ... Nên vợ chồng chị đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng để thăm khám.
Con gái chị O. đang điều trị bằng phương pháp châm cứu và vật lý trị liệu.
Tại đây, bác sĩ kết luận con gái chị O. bị liệt dây thần kinh số 7 và đưa ra những nguyên nhân khiến bé trẻ dễ mắc bệnh này như: Virus ẩm mốc từ máy điều hoà, do nhiễm lạnh, trúng gió hoặc ra vào phòng điều hoà đột ngột.
Bé gái nằm viện theo dõi một ngày, sau đó được cho về nhà điều trị. Hàng ngày, chị O. đưa con đến phòng khám đông y ở gần nhà để châm cứu và vật lý trị liệu. May mắn là hiện tại bé đã phục hồi rất tốt, có thể ăn uống bình thường, chơi ngoan.
Liệt dây thần kinh số 7 là gì?
ThS BS. Dương Văn Tâm, Trưởng Khoa Điều trị Liệt vận động - Ngôn ngữ trẻ em (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho biết, khoa thường xuyên tiếp nhận trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do bị nhiễm phong hàn (gió lạnh).
Tình trạng này thường gặp nhiều khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, đại hàn hoặc có nhiều trường hợp do nằm điều hoà lạnh, quạt thổi trực tiếp vào người, bước vào phòng điều hoà nhiệt độ thấp, tắm muộn về đêm...
Nguyên nhân là do, dây thần kinh số 7 là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác. Đoạn dây này nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó khi gặp lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài xâm nhập khiến cho đoạn dây này bị nhiễm lạnh.
Khi đó, mạch máu sẽ bị co thắt lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.
Những lưu ý khi bố mẹ cho trẻ nằm phòng điều hoà
BS CKII Nguyễn Kim Hùng (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ) khuyến cáo, để phòng tránh trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm lạnh, bố mẹ cần đảm bảo:
- Cơ thể con luôn được giữ ấm, không để bị lạnh.
- Với những gia đình dùng điều hòa, chú ý không nên để nhiệt độ phòng quá thấp. Nên để từ 26-28 độ C và lưu ý nhiệt độ trong phòng không được chênh quá lớn so với nhiệt độ bên ngoài.
- Khi bật điều hoà ban đêm, nên hẹn giờ điều hòa hoặc tắt khi nhiệt độ phòng đã mát.
- Nên tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng, thậm chí bị liệt dây thần kinh.
- Luôn đắp một chiếc chăn mỏng trên bụng trẻ để giữ ấm lỗ chân lông, tránh bị cảm lạnh, đau bụng...
Theo Trí Thức Trẻ
Chủ quan không kiêng cữ sau sinh, mẹ trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 Chị Kim Chi đã lên tiếng cảnh báo các mẹ sắp sinh con không nên "cãi lời" ông bà mà chủ quan với việc kiêng cữ sau sinh để rơi vào tình cảnh như mình. Ai cũng biết đến chuyện sau sinh nên kiêng cữ, nhưng kiêng như thế nào, kiêng những gì thì không phải mẹ nào cũng nắm được. Hơn nữa,...