Phẫu thuật thành công cho cô gái có khối u lá lách khổng lồ hiếm gặp
Bệnh nhân Lê Thị L., 29 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang mang trong mình khối u lá lách khổng lồ hiếm gặp nặng tới 5kg, vừa được phẫu thuật thành công bởi các bác sĩ bệnh viện Thống Nhất.
Ngày 4/9, Ths.Bs. Nguyễn Xuân Hoà, khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ, bệnh viện Thống Nhất TP.HCM cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u đa nang lách khổng lồ cho bệnh nhân Lê Thị L., 29 tuổi, quê Tiền Giang, hiện ngụ Bình Tân.
Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, có khối gồ lớn bên trái. Bệnh nhân được chẩn đoán u đa nang lách.
Trước đây, bệnh nhân từng đi khám ở một số bệnh viện và được khuyên mổ nhưng do hoàn cảnh gia đìnhkhó khăn, không có điều kiện kinh tế nên bệnh nhân chưa mổ và phải tự chịu đựng nỗi đau này.
Khối u lá lách hiếm gặp. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Tại bệnh viện Thống Nhất, nhận thấy lách bệnh nhân đã phát triển quá lớn, nếu không mổ sẽ có nguy cơ vỡ rất cao, rất nguy hiểm cho bệnh nhân vì gây xuất huyết nhiều trong ổ bụng, nhiễm trùng. Vì vậy, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật và được bệnh nhân và gia đình đồng ý.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hòa, ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ. Các bác sĩ đã cắt bỏ lách u đa nang cho bệnh nhân. U lách có kích thước khổng lồ hơn 50×35 cm, nặng 5 kg, chiếm hết chiều dài khoang bụng của bệnh nhân.
U đa nang lách từ vị trí lách (ngang xương sườn) kéo dài đến rốn, chèn ép các cơ quan xung quanh như: đẩy gan qua hẳn bên phải, chèn ép tuỵ, chèn ép thận.
Bệnh nhân được bác sĩ theo dõi chăm sóc sau phẫu thuật tại bệnh viện
Video đang HOT
“Bệnh lý nang lách ghi nhận nhiều, chiếm 2% dân số, nhưng đa nang lách lại là trường hợp hiếm, chiếm khoảng 0,5%. Đặc biệt, u đa nang lách có kích thước lớn khổng lồ như bệnh nhân trên là rất hiếm”, bác sĩ Hòa thông tin thêm.
Cũng theo bác sĩ Hòa, bệnh lý đa nang lách thường là bệnh lành tính, thường do bẩm sinh và lớn dần qua thời gian. Bệnh phát hiện sớm qua siêu âm và có thể xử lý sớm. Do đó, người bệnh cần theo dõi và phẫu thuật kịp thời để tránh các biến chứng xảy ra.
Theo nguoiduatin
Bé trai 8 tuổi khỏe mạnh vẫn bị bắt mổ ung thư 13 lần, sự thật phía sau khiến nhiều người căm phẫn lên án ác mẫu tàn độc
Trong vòng 8 năm, bé trai đáng thương ấy luôn phải làm theo mệnh lệnh của mẹ, giả vờ ốm đau, lên bàn mổ 13 lần, đến bệnh viện 323 lần và "bị giam cầm" trên chiếc xe lăn.
Sự việc bị phát giác từ năm 2017 nhưng gần đây, người phụ nữ nhẫn tâm ấy mới chính thức cúi đầu nhận tội và sẽ bị kết án vào tháng 10 tới. Cô phải đối mặt với án tù từ 2 đến 20 năm vì phạm vào trọng tội cấp độ 2.
Chân dung Kaylene Bowen, mẹ của bé Christopher.
Theo The Sun, cậu con trai Christopher (nay đã lên 10 tuổi) ở Dallas, bang Texas (Mỹ) vốn hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc các bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, từ khi Christopher mới sinh ra vào năm 2009, mẹ của cậu bé, cô Kaylene Bowen, đã khẳng định rằng con mình mắc bệnh nan y khó chữa, thậm chí còn công khai thông tin này lên Facebook để mọi người thương xót, quyên góp tiền hỗ trợ.
Bé Christopher không hề bị bệnh.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, Bowen than thở rằng con trai mình bị ung thư giai đoạn cuối. Qua điều tra, các nhà chức trách phát hiện Christopher đã phải làm tới 13 cuộc phẫu thuật lớn, hầu hết đều được thực hiện tại Trung tâm y tế trẻ em Dallas.
Bowen cũng bị cáo buộc đã ép con trai mình phải đeo ống đưa thức ăn trực tiếp vào ruột non và dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng, theo thông tin trên tờ Fort Worth Star-Telegram.
Suốt 8 năm, Christopher trở thành công cụ kiếm tiền của mẹ.
Bowen ta nói dối với y tế rằng con trai cô ta sẽ nôn ra mỗi khi cậu uống sữa vì dị ứng. Thậm chí, cô ta còn đăng ký ghép phổi cho con trai.
Tổng cộng, đứa trẻ tội nghiệp ấy đã phải đến các bệnh viện và trung tâm nhi khoa ở Dallas và Houston 323 lần và trải qua 13 cuộc phẫu thuật lớn, trong khoảng từ năm 2009 đến 2016.
Sau đó Bowen đã bị phát hiện là dựng chuyện về bệnh tình của con trai của mình để lợi dụng lòng tốt của mọi người. Cô ta công khai tình trạng sức khỏe của cậu bé rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội, tung ra các trang gây quỹ cộng đồng để trả tiền cho các phương pháp điều trị, bao gồm một trang gây quỹ đã thu về 6.000 bảng (gần 170 triệu đồng).
Kiếm được tiền dễ dàng nên Bowen không chịu dừng lại mà tiếp tục đẩy mọi chuyện đi quá xa khiến các bác sĩ đã bắt đầu nghi ngờ cô ta vào thời điểm năm 2015. Họ đã liên lạc với Dịch vụ bảo vệ trẻ em và cả hai bên sau đó đã cùng xác nhận rằng Christopher không hề bị bệnh.
Bowen đã mất quyền nuôi dưỡng Christopher và hai anh chị em cùng cha khác mẹ của cậu bé vào tháng 11 năm 2017.
Các bác sĩ và cánh sát cho rằng Bowen mắc phải một hội chứng gọi là MSBP - một loại rối loạn hành vi.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), hội chứng gọi là MSBP còn được gọi là Bệnh bịa đặt hoặc xui khiến (Fabricated or Induced Illness - FII) là một dạng lạm dụng trẻ em hiếm gặp.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc, thông thường là mẹ của đứa trẻ, sẽ phóng đại hoặc cố tình gây ra các triệu chứng bệnh tật ở trẻ. Các dấu hiệu của hội chứng này có thể bao gồm việc họ thuyết phục các chuyên gia chăm sóc sức khỏe rằng con họ bị bệnh khi chúng hoàn toàn khỏe mạnh hoặc nói dối về các vấn đề sức khỏe của con mình và kiểm tra các kết quả xét nghiệm để chứng minh sự hiện diện của bệnh.
Điều này có thể bao gồm, ví dụ, đưa glucose vào mẫu nước tiểu để chứng minh trẻ bị tiểu đường.
Một nghiên cứu vào năm 2000 ước tính có 89 trường hợp MSBP trong số 100.000 người trong khoảng thời gian hai năm.
Hơn 90% các trường hợp được báo cáo là liên quan đến mẹ của đứa trẻ. Nhiều trường hợp được chẩn đoán có liên quan đến sự bất ổn về cảm xúc, và các vấn đề tâm lý và hành vi chưa được giải quyết như tiền sử tự làm hại bản thân, hoặc lạm dụng ma túy, rượu.
(Nguồn: The Sun)
Theo Helino
Cứu bệnh nhân bị gãy đốt sống cổ dạng hiếm gặp Sau ca tai nạn giao thông, bà Đỗ Thị G. đi 2 bệnh viện điều trị mới phát hiện được tình trạng gãy mỏm nha đốt sống cổ C2 - một loại tổn thương hiếm gặp và rất khó chẩn đoán. Nếu chậm phát hiện, bệnh nhân có nguy cơ yếu liệt dần, thậm chí đột tử... Hình ảnh chụp chiếu cho thấy...