Phẫu thuật thẩm mỹ để trốn truy nã
Bị truy nã vì buôn bán heroin, Hòe bán nhà ôm con bỏ trôn. Bà ta phâu thuât thâm mỹ thay đôi khuôn mặt, dùng tên khác, mở quán cà phê ngay nơi đông người qua lại.
Công an thành phô Vinh (Nghê An) đang tạm giữ hình sự Trần Thị Hoè (46 tuôi), chủ quán cà phê trên đường Lý Thường Kiêt, phường Lê Lợi.
Năm 2001, Hòe cùng chông bị cảnh sát bắt quả tang bán heroin tại nhà, môi người bị tuyên án 2 năm tù. Hòe được tạm hoãn thi hành án vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng.
Trân Thị Hòe tại cơ quan điêu tra. Ảnh: H.V
Môt thời gian sau, Hòe bán nhà, mang con trôn khỏi địa phương. Năm 2004, bà ta bị Công an thành phô Vinh phát lênh truy nã toàn quốc.
Ban đầu, Hòe đưa con vê quê ngoại gửi nhưng sợ bị lô nữ quái này quay lại Vinh với suy nghĩ nơi nguy hiêm nhât là nơi an toàn nhât. Tránh bị phát hiên, bà ta lây tên giả là Huê, thường xuyên thay đôi nơi thuê trọ và sông bằng nghê bán nước chè dạo.
Video đang HOT
Tích trữ được ít tiên, Hòe đi phâu thuât thâm mỹ thay đôi khuôn mặt rôi thuê căn nhà mặt phô ở gân bên xe Vinh mở quán cà phê, sông dưới vỏ bọc chủ quán thành đạt.
Giữa tháng 9, cảnh sát phát hiện tung tích của Hòe.
Theo VNE
Bán nhà, tự tử, bị chặt tay... vì thua bạc
Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy đã có rất nhiều người qua Campuchia đánh bạc rơi vào cảnh tán gia bại sản, phải tự tử hoặc bị xã hội đen giam cầm, chặt ngón tay đòi tiền chuộc...
Lượng người vượt biên đánh bạc giảm 50%
Dù đã có những tín hiệu đáng mừng nhưng chúng tôi cho rằng khu vực này lúc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ về tội phạm, gây mất an ninh trật tự biên giới mà các cơ quan chức năng không thể xem thường
Đại tá Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự
Đợt khảo sát mới đây của Cục Cảnh sát hình sự (C45) Bộ Công an về tình hình người VN vượt biên sang Campuchia đánh bạc cho thấy, dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, trải dài từ Gia Lai đến các tỉnh Kiên Giang, An Giang có tổng cộng 52 casino, 35 trường gà. Trong đó, nhiều nhất là khu vực biên giới giáp với Tây Ninh với 29 casino và trường gà; Long An 9, An Giang 6, Kiên Giang 5... Các sòng bạc tại khu vực này manh nha xuất hiện từ những năm 2000 nhưng từ năm 2007 đến nay mọc lên như nấm. Hiện nay, phần lớn sòng bài đều do người Trung Quốc và Campuchia nắm giữ, một số ít là do người Việt Nam, Hàn Quốc, Mỹ và Malaysia.
Theo đại tá Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng C45, các sòng bạc dọc khu vực biên giới phục vụ cho người VN là chủ yếu, bởi người Campuchia cũng không được phép đến chơi ở những nơi này. "Các sòng bài là nơi tụ tập các đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp, các đối tượng có tiền án tiền sự nên đã và đang gây ra tình trạng mất an ninh trật tự nghiêm trọng", đại tá Tiến nói.
Từ đầu năm ngoái đến nay, Bộ Công an, bộ đội biên phòng, hải quan phối hợp các địa phương dọc biên giới triển khai hàng loạt biện pháp chốt chặn, tuyên truyền... nên tình hình người Việt qua biên giới đánh bạc đã giảm hẳn. "Nếu như trước đây, vào ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật bình quân có khoảng 5.000 - 6.000 người qua biên giới đánh bạc, nay con số này hiện chỉ còn khoảng 2.000 - 2.500 người", đại tá Hồ Sỹ Tiến cho biết.
Thống kê của cơ quan chức năng cho biết hiện đã có 11/52 casino và 11/35 trường gà bên kia biên giới phải đóng cửa. Nhiều điểm khác phải thu hẹp quy mô hoặc hoạt động chỉ mang tính chất cầm chừng, mỗi tuần chỉ mở phục vụ người chơi từ 2-3 ngày.
Đáng chú ý, tại khu vực giáp biên giới với tỉnh Kiên Giang có 3/5 casino đã phải đóng cửa do không có người chơi. Trong khi đó tại khu vực biên giới "trọng điểm" như Tây Ninh, Long An có rất ít điểm ngừng hoạt động, ngược lại còn có một số sòng bạc đang tiếp tục được xây dựng.
Đại tá Hồ Sỹ Tiến - Ảnh: Thái Sơn
Tiếp tục siết chặt biên giới
Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy đã có những con số giật mình xung quanh chuyện người VN vượt biên giới sang Campuchia đánh bạc. Chỉ tính riêng tại Kiên Giang, từ năm ngoái đến nay đã có 38 người phải bán nhà cửa hoặc cầm cố tài sản để trả nợ, 2 người tự tử do thua bạc. Tại tỉnh Tây Ninh, có 15 trường hợp thua bạc bị bắt thế thân, có 2 trường hợp bị chặt ngón tay gửi về cho gia đình. Tại tỉnh Long An, chỉ riêng ở huyện Tân Hưng đã có 7 trường hợp thua bạc bị giữ lại rồi gọi cho người nhà qua chuộc.
Cũng theo thống kê của C45, từ 11.6.2011 cho đến hết quý 2/2012, các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt giữ 512 vụ việc với 791 người vượt biên trái phép, xử phạt hành chính số tiền trên 800 triệu đồng. Các cơ quan chức năng ở Tây Ninh đã khởi tố 5 vụ án hình sự về bắt giữ người trái phép, cưỡng đoạt tài sản.
"Dù đã có những tín hiệu đáng mừng nhưng chúng tôi cho rằng khu vực này lúc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ về tội phạm, gây mất an ninh trật tự biên giới mà các cơ quan chức năng không thể xem thường", đại tá Hồ Sỹ Tiến nói.
Trong thời gian tới, C45 sẽ tiếp tục phối hợp với bộ đội Biên phòng, hải quan và chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp tuần tra kiểm soát xuất nhập cảnh. Tiếp tục vận động người dân hành nghề vận tải dọc biên giới không tiếp tay cho những người vượt biên trái phép, lên danh sách các điểm tín dụng đen... Ngoài ra, các cơ quan hữu quan đã thống nhất đề nghị Chính phủ xem xét ban hành quy định đối với cư dân dọc biên giới ra nước ngoài theo hướng không để người dân tại đây sử dụng giấy tờ tùy thân để qua lại biên giới như từ trước đến nay.
Theo Thanh Niên
Mất nhà vì... thiếu hiểu biểt Nhiều gia đình rơi vào cảnh mất tài sản do không kiểm soát được việc làm của người đã ủy quyền. Giao gia sản cho người... được ủy quyền Ngày 11/2/2010, tại Văn phòng Công chứng Hồ Gươm, vợ chồng ông Ngô Văn Xuân và bà Trần Thị Tơ, chủ sử dụng 300m2 đất ở tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà...