Phẫu thuật nội soi cứu người đàn ông bị ung thư thực quản
Bệnh nhân nam (54 tuổi, ở TP.HCM) được chẩn đoán ung thư ở 1/3 giữa thực quản, giai đoạn 2 vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương điều trị thành công bằng phẫu thuật nội soi.
Ngày 14.6, TS.BS Lê Huy Lưu – phụ trách điều hành khoa ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) – cho biết bệnh nhân được phẫu thuật nội soi hoàn toàn đường ngực bụng cắt thực quản, tạo hình ống dạ dày, nạo vét hạch 3 vùng.
Ngoài các vết đặt trocar (để đưa dụng cụ nội soi) kích thước 5-10 mm, bệnh nhân không cần rạch bất cứ vết mổ nào trên thành ngực và thành bụng.
Cuộc phẫu thuật kéo dài 7 tiếng đồng hồ với kỹ thuật nội soi ngực – bụng cắt thực quản, tạo hình ống dạ dày, nạo vét hạch 3 vùng, bệnh nhân được điều trị hồi sức trong 1 ngày.
Ngày thứ 2 sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể ăn qua đường miệng kết hợp với bổ sung dinh dưỡng đường tiêu hóa qua sonde hổng tràng, vận động tại giường. Sau 1 tuần, bệnh nhân đã hồi phục tốt, tỉnh táo, ăn uống được qua đường miệng, tiêu hóa lưu thông tốt và được xuất viện.
Phẫu thuật nội soi cắt thực quản, tạo hình ống dạ dày cho bệnh nhân. Ảnh BVCC
Theo TS.BS Lê Huy Lưu, các phẫu thuật kỹ thuật cao, ít xâm hại hoặc xâm lấn tối thiểu đang được triển khai để điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung cũng như bệnh lý ung thư đường tiêu hóa nói riêng.
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Khi phát triển khối u sẽ xâm nhập vào sâu trong thành thực quản. Theo thời gian, khối u to lên và có thể xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh, di căn hạch, di căn theo đường mạch máu, mạch bạch huyết tới các cơ quan khác: phổi, gan, xương…
Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 8 trên thế giới.
Ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa, dưới đây là yếu tố nguy cơ khiến nhiều người mắc phải căn bệnh này
Trong những năm gần đây ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hoá và đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ: Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau ung thư phổi. Đáng nói là, những nghiên cứu gần đây cho thấy ung thư đại trực tràng thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng "trẻ hóa" với nhiều trường hợp nằm trong khoảng 18-20 tuổi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng
Video đang HOT
Hiện nay, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
- Tuổi cao
- Yếu tố dinh dưỡng, như:
Chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu các vitamin A, B, C, E, thiếu canxi.Thực phẩm có chứa benzopyren, nitrosamin, ...
- Các tổn thương tiền ung thư, gồm:
Viêm đại trực tràng chảy máuBệnh CrohnPolyp đại trực tràng
- Yếu tố di truyền:
Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràngBệnh đa polyp đại trực tràng gia đình (FAP)Hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không polyp (hội chứng Lynch)Hội chứng Peutz-JeghersHội chứng Gardner
- Béo phì
- Hút thuốc
- Lạm dụng rượu
- Lối sống ít vận động
Các câp độ của ung thư đại trực tràng.
Ung thư đại trực tràng tiến triển âm thầm với thời gian dài không có triệu chứng. Khi có các triệu chứng sau đây cần nghĩ đến triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng và có phương án tầm soát ung thư đại trực tràng.
Tùy từng vị của khối u trong đại trực tràng ở vị trí nào mà có các triệu chứng cụ thể khác nhau nhưng đa số các bệnh nhân thông thường có một hoặc các triệu chứng như:
Thay đổi thói quen đại tiện (như tiêu chảy, táo bón);
Chảy máu hậu môn;
Đại tiện phân có máu (màu đỏ tươi/sẫm hoặc đôi khi phân đen);
Đau bụng dai dẳng;
Chán ăn; Mệt mỏi, da nhợt nhạt hoặc vàng da;
Giảm cân không giải thích được... Nếu khối u to người bệnh có thể sờ thấy khối u ở vùng bụng, cứng chắc, đau và không di chuyển. Ngoài ra có thể xuất hiện những biểu hiện như thủng ruột, tắc ruột...
Các phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng
Điều trị ung thư đại trực tràng là điều trị đa mô thức, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích.... Tuy nhiên phẫu thuật là phương pháp tối quan trọng, ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Phương pháp phẫu thuật mổ mở truyền thống cũng như các phương pháp phẫu thuật hiện đại như phẫu thuật nội soi, chỉ định cho từng trường hợp bệnh giúp cải thiện kết quả điều trị phẫu thuật. Điều trị nội khoa kết hợp với điều trị trúng đích cũng như điều trị miễn dịch sẽ làm hoàn thiện quá trình điều trị nội khoa ung thư đại trực tràng.
Và xạ trị là một phương pháp điều trị đặc thù của ung thư trực tràng, hiện nay việc áp dụng các kĩ thuật xạ trị điều biến liều, IMRT, VMAT... giúp nâng cao kết quả điều trị xạ trị và giảm các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh
Chăm sóc bệnh nhân ung thư đại trực tràng
Người bệnh sau mổ ung thư đại trực tràng cũng được chăm sóc và theo dõi một cách chặt chẽ cũng giống như những cuộc phẫu thuật lớn khác. Bệnh nhân phải theo dõi sát tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Sau khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ thăm khám bụng người bệnh mỗi ngày vì vậy người nhà và bệnh nhân cũng cần theo dõi nếu phát hiện bất thường cần báo cáo với nhân viên y tế.
Sau khi được hướng dẫn người nhà động viên và giúp đỡ người bệnh tập vận động sớm, tập hít thở.
Việc chăm sóc bệnh nhân rất quan trọng, người bệnh cần ăn uống tăng dinh dưỡng và năng lượng giúp làm lành vết thương, chống nhiễm trùng và hồi phục sức khỏe sau cuộc mổ. Bệnh nhân suy dinh dưỡng trước mổ sẽ làm thời gian hồi phục kéo dài, vết thương chậm lành và biến chứng nhiễm trùng vết mổ là không thể tránh khỏi, do đó cần chăm sóc dinh dưỡng tích cực trước và sau mổ.
Việc theo dõi sau mổ là tìm ra những biểu hiện sớm của các triệu chứng tái phát nhằm tạo cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhân một lần nữa. Các dữ liệu cho thấy rằng phát hiện tái phát càng sớm thì kết quả điều trị càng cao.
Phòng ngừa ung thư đại trực tràng
Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng cần có chế độ ăn khoa học, cần giảm phần calo chất béo từ 40% xuống 25-30%. Tăng cường hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày. Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt ám khói...).
-Tránh những chất gây đột biến gen trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng.
-Không lạm dụng rượu, bia và các chất lên men rượu khác.
Ngoài ra cần khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư đại trực tràng. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo sau 50 tuổi xét nghiệm máu trong phân, soi trực tràng, đại tràng 3-5 năm một lần.
Nội soi đại trực tràng ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư và cắt polyp đại trực tràng khi nội soi phát hiện .
Tóm lại: Ung thư đại tràng là bệnh phổ biến, chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam và trên thế giới, việc tầm soát và phát hiện sớm có vai trò vô cùng quan trọng giúp điều trị hiệu quả và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh từ đó giảm gánh nặng về tâm lí, kinh tế, và xã hội.
Việc phát hiện và điều trị ở giai đoạn càng muộn, tiên lượng hiệu quả điều trị và kéo dài sự sống ở bệnh nhân càng giảm. Ung thư ở giai đoạn đầu thường tiến triển chậm hơn, nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có tiên lượng tốt. Tỷ lệ sống trên 5 năm đối với việc điều trị theo từng giai đoạn như sau: Giai đoạn I là khoảng trên 90%, giai đoạn II khoảng 80 - 83%, giai đoạn III còn khoảng 60% và giai đoạn IV giảm rất thấp, chỉ còn 11%.
Người bệnh ung thư chạy khắp thành phố tìm nơi chụp PET/CT Những ngày này, nhiều bệnh nhân đang phải chạy loanh quanh khắp TP.HCM tìm nơi chụp PET/CT, thế nhưng sớm nhất, họ cũng phải chờ một tháng sau mới đến lượt. Hết thuốc, máy đóng băng Chiều 19/5, bệnh nhân T.T.N (đã đổi tên, bị ung thư thực quản) cầm giấy chỉ định chụp PET/CT - 1 kỹ thuật hiện đại trong chẩn...