Phẫu thuật ngăn bệnh ung thư vú, tỉnh dậy người phụ nữ ngỡ ngàng với cặp ngực mới và trải qua những ngày tháng đau đớn sau đó
Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ về bệnh ung thư vú, người phụ nữ đã thực hiện một ca phẫu thuật cắt bỏ hai bên ngực nhưng sau đó các bác sĩ lại cấy ghép ngực lại cho cô mà không có sự đồng ý.
Donna Finegan-White, 44 tuổi đến từ Swindon (Anh) đang đệ đơn kiện bệnh viện khi bác sĩ ở đây đã khiến cô trải qua những ngày tháng đau đớn vì những phẫu thuật mà cô không biết. Trước đó, cô Donna đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ 2 bên ngực khi tham khảo ý kiến bác sĩ về việc loại bỏ ngực vì mẹ và dì của cô đã chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở tuổi 50. Trong khi mẹ đã phẫu thuật thành công thì người dì lại qua đời vì căn bệnh này. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã tự động cấy ghép ngực mà không có sự đồng ý của cô.
Phẫu thuật ngực ngăn ngừa bệnh ung thư vú, người phụ nữ vô tình phải chịu những cơn đau ảnh hưởng đến cuộc sống. (Ảnh: Internet)
Tháng 10/2014, Donna đã thực hiện ca phẫu thuật cắt bỏ khối u trên ngực nhưng sau đó bác sĩ lại tự động lấy da và cơ để cấy ghép ngực cho cô mà không được sự cho phép. Cô nói: “Như thỏa thuận ban đầu, tôi thực hiện cuộc phẫu thuật để ngăn ngừa bệnh và không có ý định cấy ghép ngực. Tuy nhiên, sau khi tôi tỉnh dậy với cặp ngực mới đã được cấy ghép, tôi vô cùng sốc và thất vọng. Đây là điều mà tôi chưa được hỏi qua ý kiến hay ký hợp đồng bao giờ”.
Sau khi phẫu thuật, Donna đã phải trải qua những cơn đau dữ dội và bị sưng ở ngực, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến tâm lý của cô. Đến tháng 2/2016, Donna một lần nữa phải trải qua cuộc phẫu thuật chỉnh sửa và loại bỏ phần cấy ghép. Không chỉ dừng ở đó, trong quá trình loại bỏ phần cấy ghép, Donna phải chịu đau đớn khi phát hiện cục máu đông đã phát triển trong ngực, nguy hiểm đến mức có thể giết chết cô.
Cô Donna đã phải trải qua những cơn đau ảnh hưởng đến tâm lý nghiêm trọng. (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Donna đau đớn chia sẻ: “Chúng tôi đã đặt nhiều niềm tin vào nhân viên y tế, tôi nghĩ rằng mình có thể tin vào họ để được chăm sóc tốt. Nhưng sự việc xảy ra khiến tôi suy sup, tức giận và hoàn toàn thất vọng. Tôi phải chịu đựng đau đớn và chấn thương trong nhiều tháng vì những cấy ghép mà tôi chưa bao giờ yêu cầu. Tôi hy vọng câu chuyện của mình sẽ nhắc nhở các bệnh viện cần tôn trọng sự đồng ý của bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật nào”.
Trước sự cố này, NHS đã thể hiện sự quan tâm và chia sẻ sâu sắc đối với cô Donna. Một đại diện cho biết: “Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy nhìn trường hợp của cô Donna và nhận ra tầm quan trọng trong việc đảm bảo các chính sách và kiểm tra sự đồng ý của bệnh nhân”.
Phía bệnh viện vẫn đang chối bỏ trách nhiệm. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên đại diện phát ngôn phía bệnh viện The Great Western phản bác: “Chúng tôi đã được sự đồng ý của bệnh nhân cho việc cấy ghép diễn ra vào năm 2014. Chúng tôi đã cẩn trọng trong công việc của mình và mọi trường hợp đã được giải quyết vào năm 2016. Bên cạnh đó, chúng tôi có các quy trình rõ ràng được theo dõi trên hệ thống, trong đó có nói về những rủi ro mà bệnh nhân có thể đối mặt trong và sau khi phẫu thuật, bao gồm nguy cơ thường gặp là cục máu đông”.
Theo Helino
Xu hướng ung thư vú tăng do nâng ngực
Theo báo cáo mới đây của FDA, số ca nâng ngực liên quan với ung thư vú đang tăng lên.
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA cho biết số ca cấy ngực liên quan với ung thư vú đã tăng 15% trong năm qua khi ngày càng nhiều nghiên cứu về nguyên nhân này được thực hiện.
Theo nghiên cứu của trường Cao đẳng Y tế Penn State vào tháng 10/2017, hầu hết các trường hợp được báo cáo là ở những phụ nữ đã được nâng ngực.
FDA đã báo cáo sự gia tăng số lượng ca cấy ghép ngực liên quan với ung thư biểu mô tế bào lớn BIA-ALCL - 1 dạng ung thư thường tìm thấy ở các mô sẹo và túi ngực dạng nhám và nó có thể di căn sang các bộ phận khác.
Khoảng 450,000 phụ nữ ở Mỹ nâng ngực mỗi năm và tỉ lệ mắc ung thư do cấy ngực từ 1/30.000 trường hợp đến 1/4.000.
FDA đã bắt đầu công khai số trường hợp ung thư tại Mỹ và các nước khác vào năm 2011 khi họ xác định được mối liên quan giữa nâng ngực và ung thư.
Năm 2017, số ca ung thư sau nâng ngực đã tăng từ 359 ca lên 414 ca với số trường hợp tử vong là 9.
Năm ngoái, FDA cũng đã ngừng gọi lymphoma là bệnh "hiếm" và cho rằng sự gia tăng của bệnh này là do nhận thức và chẩn đoán sớm tăng lên.
Khi phát hiện sớm, u lymphoma có thể chữa khỏi bằng cách loại bỏ mô sẹo quanh nó và trong 1 số trường hợp nặng sẽ phải phẫu thuật và xạ trị.
Biểu hiện chính của dạng ung thư này là sưng nề quanh túi nâng ngực, thường gặp sau 2-28 năm nâng ngực.
FDA cho biết đối với những phụ nữ không có triệu chứng này thì không cần thiết phải đi khám sàng lọc hay tháo túi nâng.
Nghiên cứu của bang Penn cho thấy hầu hết các trường hợp được báo cáo là ở những phụ nữ đã nâng ngực bằng túi nhám.
Túi ngực dạng nhám bắt đầu phổ biến vào những năm 1990 và các bệnh nhân thường chọn túi này do bề mặt chúng bám chặt vào các mô xung quanh, giữ cố định tốt hơn.
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng lớp phủ túi nâng ngực có thể gây ra tình trạng viêm xung quanh các mô dẫn tới ung thư.
Một lý do khác được lý giải là do các túi dạng nhám có thể có vi khuẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dẫn tới ung thư.
Báo cáo của FDA đề cập đến sự gia tăng của lymphoma ở các túi ngực nhám nhưng chưa đủ bằng chứng để khẳng định đây là nguyên nhân trực tiếp.
Trước đó, năm 2015, cơ quan sức khỏe Pháp đã đưa ra đề xuất cảnh báo nguy cơ sức khỏe đối với tất cả các loại túi nâng ngực sau khi Viện Ung thư quốc gia nước này tuyên bố: "Có mối liên quan rõ ràng giữa nâng ngực và bệnh BIA-ALCL".
Nhân Hà
Theo DM
Bạn có biết đi bộ thực sự là "phương thuốc kỳ diệu" mà chúng ta không bao giờ tưởng tượng ra được Theo Medicine and Science in Sports and Exercise (Tạp chí Thể thao và Thể dục), về mặt khoa học và y học, đi bộ giúp giảm nguy cơ mắc tất cả các bệnh mãn tính và được nhiều bác sĩ coi là phương thuốc kỳ diệu. Đâu là lý do hình thức thể dục đi bộ lại tốt cho sức khỏe của bạn...