Phẫu thuật giảm cân cải thiện bệnh tiểu đường type 2
Một nghiên cứu cho biết, bệnh nhân tiểu đường (TĐ) type 2 nếu phẫu thuật giảm cân sẽ có nhiều khả năng cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, so với những bệnh nhân chỉ thay đổi lối sống.
“Một trong những điều đáng chú ý nhất, đó là căn bệnh thuyên giảm dần theo thời gian” – tiến sĩ Anita Courcoulas, Đại học Y khoa Pittsburgh (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Trước đây, một số nghiên cứu cho thấy, phẫu thuật giảm cân đôi khi có thể cải thiện sức khỏe của những người bị bệnh TĐ type 2, nhưng vẫn chưa so sánh được mức độ hiệu quả giữa việc phẫu thuật và biện pháp can thiệp lối sống.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã xem xét tính hiệu quả của phẫu thuật giảm cân cho những người có bệnh TĐ cũng như béo phì cấp 1 hoặc 2, với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 đến 39.
Video đang HOT
Phẫu thuật giảm cân thường được dùng để điều trị những người có chỉ số BMI từ 40 trở lên, hoặc với mức BMI thấp hơn, nhưng có vấn đề về sức khỏe. Các loại phẫu thuật giảm cân thường dùng bao gồm việc thắt dạ dày và cắt bỏ một phần dạ dày.
TĐ type 2, loại phổ biến nhất, thường liên quan đến bệnh béo phì. Khi mắc bệnh TĐ type 2, cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone insulin giúp tế bào phân giải glucose tạo năng lượng, hoặc sản sinh đủ insulin, nhưng các tế bào lại không hoạt động.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét 61 người mắc bệnh TĐ type 2, tuổi từ 25 đến 55. Khoảng một nửa trong số đó mắc bệnh béo phì cấp 1 và phần còn lại là nặng hơn. Người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên thực hiện một trong các phương pháp điều trị liên quan đến thay đổi lối sống, ăn kiêng, tập thể dục và tham gia tư vấn sức khỏe.
Ngoài ra, bệnh nhân còn trải qua một trong hai loại phẫu thuật giảm cân: phẫu thuật nối dạ dày kiểu Roux-en-Y (RYGB) và phẫu thuật nội soi thắt dạ dày (LAGB). Sau đó, họ cũng được thay đổi lối sống ở cường độ thấp cùng với một nhóm không phẫu thuật trong hai năm.
Sau ba năm, 40% của nhóm RYGB, 29% của nhóm LAGB và không ai trong nhóm chỉ thay đổi lối sống có sự thuyên giảm một phần của bệnh TĐ type 2. Đặc biệt, ba người trong nhóm RYGB và một người trong nhóm LAGB hoàn toàn thoát khỏi bệnh TĐ.
Các nhà nghiên cứu nhận ra mức độ kiểm soát đường huyết tốt hơn ở nhóm phẫu thuật so với các nhóm can thiệp lối sống. Nhóm phẫu thuật cũng không cần dùng nhiều thuốc.
Theo Baophunu
Mất mạng sau phẫu thuật giảm cân
Một bà mẹ béo phì nặng đến 140kg đã tử vong vì bị suy đa cơ quan sau ca phẫu thuật giảm cân.
Theo hãng tin Metro, nạn nhân tên Pauline Webster, 45 tuổi, người Anh ban đầu vẫn ổn định sau ca phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, một trong những biện pháp giúp giảm cân.
Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau đó, tình trạng sức khỏe của bà Webster trở nên tồi tệ, nên các bác sỹ phải đưa gấp bà vào phòng chăm sóc đặc biệt. Nhưng mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi nạn nhân bất ngờ qua đời vì những biến chứng phức tạp ngay tại bệnh viện Royal Derby.
Hình ảnh bệnh nhân xấu số khi còn sống.
Trước phiên tòa vừa diễn ra tại thành phố Derby, chuyên gia y tế - người đã phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết rằng vào thời điểm xảy ra bi kịch, ông đã đề cập cho bà Webster biết về mối nguy cơ "1 trong 200 người tử vong sau phẫu thuật giảm cân".
Trong khi đó, y tá trưởng của bệnh viện, bà Cathy Winfield, nói trong một tuyên bố vào năm 2012: "Tôi muốn thay mặt bệnh viện, gửi đến lời chia buồn sâu sắc chân thành tới gia đình bệnh nhân. Chúng tôi nhận thấy có một sự thiếu sót trong việc phát hiện ra các dấu hiệu bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
Sau cái chết của bà Webster, bệnh viện chúng tôi đã có nhiều thay đổi đáng kể về quy định, yêu cầu các nhân viên phải tuân thủ nhằm tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc tương tự". Sau sự ra đi của vợ, người chồng David nói rằng cả gia đình ông vô cùng đau đớn và tuyệt vọng. "Cô ấy là một người vợ tốt, giàu tình cảm và chung thủy", ông David nói.
Theo Zing