Phẫu thuật giải ép vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm thành công cho bệnh nhân 30 tuổi
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý tương đối phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa, do ảnh hưởng của lối sống hiện đại. Vừa qua, bệnh nhân nam 30 tuổi, đã được điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thành công bằng phương pháp phẫu thuật giải ép vi phẫu, tại Bệnh viện Quốc tế Vinh.
Cách đây 2 năm, bệnh nhân N.V.H, sinh năm 1989 ở xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương, Nghệ An xuất hiện đau nhiều ở vùng cột sống thắt lưng lan xuống mặt ngoài cẳng chân trái, gây tê buốt khó chịu. Người bệnh đã điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu ổn định một thời gian, tuy nhiên gần đây, cơn đau tái phát khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt và khi vận động.
Ngày 13/8/2019, bệnh nhân nhập Bệnh viện Quốc tế Vinh để khám lâm sàng, thực hiện chụp X-Quang cột sống, chụp cộng hưởng từ (MRI). Các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4/5 chèn ép rễ trái nhiều hơn phải và chỉ định phẫu thuật giải ép L4/5.
Phẫu thuật giải ép vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thành công cho bệnh nhân N.V.H, 30 tuổi. Ảnh: Kim Chung
Ca phẫu thuật giải ép bằng phương pháp vi phẫu, dưới sự hỗ trợ máy C-arm (máy chụp X-Quang tại phòng mổ), được thực hiện bởi PGS.TS Nguyễn Lê Bảo Tiến – Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Phó trưởng khoa Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Video đang HOT
Ca mổ thành công sau 90 phút với đường mổ nhỏ, ít xâm lấn. Sau 2 -3 ngày khi thể trạng ổn định, người bệnh được khuyến khích vận động sớm sau mổ; có thể thay đổi tư thế tại chỗ và ngồi dậy vận động.
PGS.TS Nguyễn Lê Bảo Tiến cho biết: “Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý tương đối phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống xã hội hiện đại. Khi thoát vị đĩa đệm không có mất vững cột sống, người bệnh thường được chỉ định điều trị nội khoa; nếu không thành công người bệnh được chỉ định mổ để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị. Tỷ lệ thành công sau phẫu thuật phụ thuộc vào các kỹ thuật khác nhau, nếu dùng kính lúp hoặc kính vi phẫu, tỷ lệ thành công rất cao, có thể đạt 95% trong thời gian đầu”.
Hiện nay, nhiều người bệnh vẫn còn tâm lý chủ quan, không kiên trì chữa dứt điểm khiến bệnh tình ngày càng nặng, đĩa đệm đã bị thoái hóa trở nên xơ cứng, giòn, thậm chí vỡ đĩa đệm, mất khả năng phục hồi.
Vì vậy, ngay khi phát hiện có những cơn đau tê ở vùng mặt trong mông và mặt ngoài cẳng chân hoặc ở vùng mặt trước đùi, khớp gối và bàn chân hoặc ở vùng cổ – vai – gáy, người bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa ngoại thần kinh để được khám và điều trị kịp thời; tránh những biến chứng nặng không thể phục hồi.
Nhằm mang đến cơ hội khám, chữa bệnh chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ưu việt đồng thời tiết kiệm chi phí cho người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các vùng lân cận, không phải ra tuyến Trung ương, Bệnh viện Quốc tế Vinh hợp tác chuyên môn toàn diện với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam, thực hiện chương trình “Phẫu thuật cùng Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức”.
Đăng ký tư vấn phẫu thuật: 0901 74 71 73
Nguyệt Minh
Theo baonghean
Các triệu chứng báo hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý vô cùng phổ biến, đặc biệt ở nam giới. Các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện bệnh sớm để quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng, người bệnh đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng, có cảm giác tê, bỏng rát như bị kim châm, cứng lưng...Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị chèn ép mà các triệu chứng có thể khác nhau. Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh đau vùng vai gáy, yếu cơ bắp tay và cơ duỗi ở cổ tay; tê và đau nhói một nửa bàn tay.
Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh kéo dài từ lưng sau đến ngón chân), các cơn đau nhức, cảm giác tê yếu ở bắp chân, cẳng chân, bàn chân, ngón chân ở một bên cơ thể... sẽ xuất hiện.
Hầu hết thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống lưng, ít hơn là ở cột sống cổ. Nếu thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng thấp, đau chủ yếu ở mông đùi, đôi khi lan đến bàn chân. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đau sẽ liên quan vai và cánh tay. Đau này có thể tăng lên khi ho, hắt hơi hoặc những động tác có liên quan tư thế cột sống.
(Ảnh minh họa)
Một trong những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm là do tuổi tác. Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn... nên chỉ cần sự chèn ép đủ lớn và lâu ngày, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.
Bên cạnh đó thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc. Dân văn phòng, tư vấn viên, công nhân, bán hàng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng... hoặc thói quen làm việc như gù lưng, vẹo lưng, sai tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.
Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do chấn thương khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ. Một số người có di truyền cột sống yếu, dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
Theo petrotimes
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phục hồi chức năng Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong số những vấn đề bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chỉ xuất hiện ở những người trung và cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có nhiều phương...