Phẫu thuật cứu bàn tay gần như bị đứt lìa của người thợ nhôm kính
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3h liền, các bác sĩ đã nối thành công các gân, mạch máu… giữ lại được bàn tay cho người thợ nhôm kính.
Ngày 5/7, thông tin từ bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An cho biết, vừa qua bệnh viện đã phẫu thuật thành công cứu một bàn tay cho nam bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, hiện vết mổ bệnh nhân khô, lưu thông mạch máu tốt, các ngón tay co duỗi nhẹ nhàng và có cảm giác.
Vết thương sâu ở lòng bàn tay của nam bệnh nhân trước khi được phẫu thuật.
Trước đó, bệnh nhân N.V.A (47 tuổi, trú tại huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, là thợ làm nhôm kính) được gia đình đưa đến bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An, trong tình trạng bị máy cắt nhôm cắt vào gan bàn tay phải.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau nhiều, vết thương mặt gan tay, cắt ngang từ ngón 2 tới ngón 5 sâu, chảy nhiều máu.
Qua thăm khám ban đầu, bệnh nhân bị đứt gân gấp các ngón 2,3,4,5, đứt bó mạch gan ngón chung từ 2 đến 5 và động mạch gan ngón riêng 2,5 bàn tay phải.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện đa khoa 115 đã nhanh chóng triển khai kíp phẫu thuật để nối vi phẫu, cứu bàn tay của bệnh nhân.
Sau hơn 3 giờ với kỹ thuật vi phẫu, các phẫu thuật viên đã nối được động mạch gian ngón chung 2,3,4 và ngón riêng 2-5.
Video đang HOT
Đồng thời tiến hành khâu nối các gân gấp sâu các ngón 2-5… Sau 6 ngày được can thiệp, hiện vết mổ bệnh nhân khô, lưu thông mạch máu tốt, các ngón tay co duỗi nhẹ nhàng và có cảm giác.
Để đảm bảo phục hồi tốt, sau khi ra viện, anh A. sẽ được hướng dẫn tập các bài vật lý trị liệu – phục hồi chức năng giúp phục hồi gân gấp duỗi để các ngón tay có thể hoạt động bình thường.
Quang Phong
Theo phapluatplus
Nhiều thiếu nữ dưới 18 tuổi ở Anh bơm môi và nhận cái kết đắng: Chuyên gia chỉ ra thứ chị em cần để ý khi muốn tiêm chất làm đầy môi
Số lượng nữ giới tìm đến thẩm mỹ tiêm chất làm đầy môi ngày càng tăng sau khi các phương tiện truyền thông xã hội khuyến khích việc bơm môi đem lại cả biển đảo tình yêu, khiến ai nhìn cũng không khỏi say mê.
Khuyến cáo không tiêm chất làm đầy môi cho trẻ dưới 18 tuổi tại nước Anh
Các chuyên gia của Hiệp hội Sức khỏe Hoàng gia Anh cho biết cần cấm các đối tượng thanh thiếu niên làm phẫu thuật thẩm mỹ. Hiệp hội Y tế Công cộng Hoàng gia cho rằng, trẻ dưới 18 tuổi sử dụng chất làm đầy môi và các phương pháp điều trị khác là bất hợp pháp, cảnh báo rằng quy định hiện hành trong ngành công nghiệp thẩm mỹ là "không phù hợp với mục đích".
Số lượng nữ giới tìm đến thẩm mỹ tiêm chất làm đầy môi ngày càng tăng sau khi các phương tiện truyền thông xã hội khuyến khích việc bơm môi đem lại cả biển đảo tình yêu, khiến ai nhìn cũng không khỏi say mê.
Nhiều thanh thiếu niên dưới 18 tuổi bơm môi và nhận cái kết đắng.
Duncan Stephenson (Giám đốc đối ngoại của Hiệp hội Sức khỏe Cộng đồng Hoàng gia) cho biết: "Mong muốn được sửa chữa nhanh chóng như những bức ảnh selfie của nhiều bạn gái trẻ dẫn đến nhu cầu thẩm mỹ không phẫu thuật ngày càng tăng mạnh, đặc biệt là tiêm chất làm đầy môi".
Nhưng phương pháp tiêm chất làm đầy môi - thường được thực hiện trong phòng sau của tiệm làm tóc hay trong phòng khách của chính khách hàng có thể dẫn đến nguy cơ sưng tấy, nhiễm trùng và phản ứng dị ứng.
Một báo cáo lớn của RSPH cảnh báo, việc quản lý phẫu thuật thẩm mỹ lỏng lẻo đồng nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể mở cửa hàng để tiêm botox, chất làm đầy, hình xăm và khuyên tai. Người làm có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết, viêm loét da, hoại tử mô hoặc chịu tổn hại sức khỏe vĩnh viễn như mù lòa.
Phương pháp tiêm chất làm đầy môi - thường được thực hiện trong phòng sau của tiệm làm tóc hay trong phòng khách của chính khách hàng có thể dẫn đến nguy cơ sưng tấy, nhiễm trùng và phản ứng dị ứng.
Hiện tại không có yêu cầu về độ tuổi hợp pháp để tiến hành tiêm chất làm đầy khiến những người trẻ tuổi dễ bị rơi vào những tai biến này. Không có giới hạn độ tuổi - điều đó có nghĩa là bất kỳ nữ sinh 15 tuổi nào cũng có thể đi vào cửa hàng và được tiêm chất làm đầy môi. Điều này khiến các em dễ bị rơi vào áp lực thẩm mỹ phải đẹp như ý muốn, kéo theo các nguy cơ nhiễm trùng, tác dụng phụ...
Tiêm chất làm đầy môi - Những điều cần nắm rõ trước khi thực hiện
Theo Save Face và NHS, chất làm đầy môi thường được làm bằng axit hyaluronic, đây là một chất tự nhiên được tìm thấy trong da và các mô khác trên cơ thể. Tiêm axit hyaluronic thường an toàn nhưng có thể gây đỏ, sưng, bầm tím, ngứa và đau tại và xung quanh vị trí tiêm.
Chất làm đầy môi có thể gây nhiễm trùng khi:
- Chất làm đầy có giá rẻ, không được kiểm soát, được sử dụng gây ra phản ứng với mô dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp.
- Tiêm trong điều kiện mất vệ sinh như mặt sau của phòng tập thể dục hoặc ghế sofa của bệnh nhân.
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém, ví dụ như make up ngay sau khi điều trị.
- Dùng ống tiêm chung. Điều này rất phổ biến khi nhiều người muốn giảm thiểu chi phí bằng cách chia sẻ ống tiêm giữa các bệnh nhân.
Vậy, làm thế nào để tiêm chất làm đầy an toàn, hiệu quả?
Tiêm chất làm đầy nói chung có thể gây tử vong nếu người thực hiện không tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hoặc chưa qua đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành.
Theo GS.TS Trần Thiết Sơn (Bệnh viện Xanh Pôn), tiêm chất làm đầy nói chung có thể gây tử vong nếu người thực hiện không tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hoặc chưa qua đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành.
Do đó, chuyên gia nhận định, trước khi quyết định tiêm chất làm đầy vào cơ thể, chị em nên xác định được trên vỏ thuốc có thành phần Acid Hyaluronic hữu cơ (được viết tắt là HA) chứ không phải là silicon lỏng; nhà sản xuất, tên thương mại, hạn sử dụng và cuối cùng là giấy phép của sản phẩm để chắc rằng sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam, phù hợp với cơ địa của người Việt.
Tiêm chất làm đầy nói chungkhông phải cái gì quá khó thực hiện với những bác sĩ, kỹ thuật viên có tay nghề đảm bảo. Do đó, lời khuyên của chuyên gia là bạn nên đến những bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để thực hiện tiêm chất làm đầy cũng như bất cứ phương pháp thẩm mỹ tạo hình nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh biến chứng, rủi ro ở mức tối đa.
Theo afamily
Sáng ngủ dậy thấy con mất 1 chiếc răng trong miệng, bố mẹ nhanh chóng đưa đến viện nên đã cứu được con Một đứa trẻ 9 tuổi đã phải chịu một cơn ác mộng khi vô tình nuốt chiếc răng của mình khi trong khi ngủ. Kết quả, cô bé phải đến bệnh viện làm phẫu thuật để lấy nó ra khỏi phổi. Theo một báo cáo công bố trên tạp chí y tế thế giới Clinical Case Reports International, vào hồi tháng 2/2019, một...