Phẫu thuật cho trẻ sứt môi, hở hàm ếch: Nụ cười cho em, niềm vui của mẹ
Từ ngày 22 – 26.8, tổ chức Operation Smile Việt Nam và các y, bác sĩ đã tổ chức khám sàng lọc, phẫu thuật miễn phí cho hàng trăm trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch ở Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận.
Việc làm đầy ý nghĩa trên đã mang lại nụ cười, niềm vui, hạnh phúc cho trẻ em ở những mái nhà nghèo khó.
Cho em nụ cười
Sáng 24.8, đến Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi chứng kiến hàng chục trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên… theo ba mẹ về đây chờ khám sàng lọc và mổ môi.
Tại phòng chăm sóc sau phẫu thuật môi, chúng tôi gặp ông Lê Đình Lâm (52 tuổi, trú ở TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đang chăm sóc con gái là Lê Ngọc Như Hà (9 tuổi) đã mổ khe hở môi hàm ếch.
Điều dưỡng hướng dẫn các gia đình cho con cái mổ hàm ếch, sứt môi ăn, uống. Ảnh HẢI PHONG
Ông Lâm cho hay, con gái được phẫu thuật ngày 23.8, mặc dù ăn uống còn khó nhưng đã ổn định sức khỏe. Ông Lâm nói rằng, đây là lần thứ 3 cháu được phẫu thuật miễn phí từ bàn tay nhân hậu của các y, bác sĩ. “Từ Kon Tum, hai vợ chồng đưa con gái xuống TP.Quảng Ngãi. Ngoài phẫu thuật miễn phí, cha con tôi còn được hỗ trợ tiền xe đi về, được ở khách sạn miễn phí. Tôi thật không biết nói gì hơn bằng lời cảm ơn các bác sĩ và tổ chức đứng ra giúp những gia đình khó khăn như tôi” , ông Lâm nói.
Cùng điều trị sau phẫu thuật chung phòng với con ông Lâm, còn có bé Nguyễn Ngọc Tuệ An (hay còn gọi là bé Gạo), 5 tháng tuổi. Mẹ bé Gạo, chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng (29 tuổi, trú thôn Bàu Bèo, xã Bình Chánh, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), cho biết khi mang thai bé, qua khám bệnh, chị phát hiện con mình bị hở môi nhưng do không bị dị tật nào khác nên chị quyết định sinh con. Khi cháu chào đời, cha cháu đã bỏ đi, để lại cho chị Phượng một tay nuôi hai đứa con (bé lớn 4 tuổi).
Video đang HOT
Chị Phượng tần tảo nuôi con, làm thuê, bán hàng cho người quen ở chợ Cù Lao, xã Bình Chánh, kiếm mỗi ngày 60.000 đồng. Thấy con hở môi, lòng chị đau nhưng không có tiền phẫu thuật cho con. Khi biết các y, bác sĩ các nơi về phẫu thuật miễn phí, chị Phượng đưa con mình đi phẫu thuật. “Nụ cười lành lặn của con là niềm vui cho em, dù cực mấy em cũng ráng được. Cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm”, chị Phượng cảm động nói.
Các bác sĩ phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch cho các em. Ảnh HẢI PHONG
Hạnh phúc là cho đi
Theo PGS-TS-BS Lê Văn Sơn, nguyên Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình và hàm mặt, Trường đại học Y Hà Nội, đợt phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch nhân đạo này được nhiều mạnh thường quân và tổ chức Phẫu thuật nụ cười Việt Nam tài trợ. Đoàn đến Quảng Ngãi gồm có Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và một số tình nguyện viên của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế.
“Hiện tại ở Quảng Ngãi, có số lượng bệnh nhân được khám khoảng 120 trường hợp, trong đó, có khoảng 80 đến 100 trường hợp được phẫu thuật, số lượng phẫu thuật rất nhiều nên đoàn dự định sẽ phẫu thuật trong vòng 5 ngày”, BS Sơn nói.
Ông Lê Đình Lâm chăm sóc cho con gái sau phẫu thuật
PHẠM ANH
Theo BS Sơn, chi phí phẫu thuật cho trẻ bị khe môi, vòm miệng ở nước ngoài rất cao, từ 2.000 – 3.000 USD/ca. Ở Việt Nam, những vật dụng, trang thiết bị đều được tổ chức Phẫu thuật nụ cười Việt Nam mua sẵn để làm, nên chi phí chỉ còn khoảng 300 – 400 USD/ca.
“Đợt này, ngoài các trường hợp ở Quảng Ngãi còn có các trường hợp ở các tỉnh lân cận cũng đến khám sàng lọc. May mắn là cơ sở vật chất của Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi khá tốt nên tạo điều kiện rất thuận lợi cho đợt phẫu thuật này. Hiện tôi đã nghỉ hưu, nhưng những việc làm mang lại hạnh phúc cho người khác, nhất là cho trẻ em nghèo ở Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung, tôi đều tham gia”, BS Sơn chia sẻ.
Điều dưỡng hướng dẫn chị Phượng chăm sóc con sau phẫu thuật. Ảnh HẢI PHONG
BS chuyên khoa 2 Đỗ Tiến Hải, Trưởng khoa Vi phẫu tạo hình răng hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, cho biết quê ông ở xã Phổ Khánh, TX.Đức Phổ (Quảng Ngãi). Khi biết có đợt khám cho trẻ em nghèo Quảng Ngãi và một số tỉnh lân cận, BS Hải đã tham gia ngay, mong góp chút công nhỏ, mang lại nụ cười cho trẻ thơ, mang niềm vui cho các bà mẹ có con bị sứt môi, hở hàm ếch.
BS Hải còn cho biết, được Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM chuyển giao kỹ thuật nên Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi đã làm chủ được kỹ thuật mổ môi một bên và mổ vòm một bên. Đây là một điều rất đáng mừng, vì các em khi phẫu thuật không còn phải vào tận TP.HCM, đỡ tốn kém chi phí.
Chiều 23.8, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cũng đã đến thăm, tặng quà cho tất cả các trẻ em được chỉ định phẫu thuật miễn phí tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi. Mỗi trẻ được tặng quà trị giá 500.000 đồng. Riêng cháu Nguyễn Ngọc Tuệ An (bé Gạo), con chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng, được hỗ trợ 6 triệu đồng. Tổng kinh phí tặng quà gần 50 triệu đồng.
Vì sao cần hạn chế ăn uống khi gần đến giờ phẫu thuật?
Để chuẩn bị cho ca phẫu thuật phải tuân theo rất nhiều chỉ dẫn của bác sĩ. Một trong số đó là những món được và không được ăn uống trước khi phẫu thuật.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân không nên ăn quá gần giờ phẫu thuật. Vì nếu ăn gần giờ phẫu thuật thì có thể đối mặt nguy cơ buồn nôn, ói mửa. Nếu điều này xảy ra khi đang phẫu thuật thì chất nôn có thể vào phổi và gây ra biến chứng, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Ăn gần giờ phẫu thuật có thể khiến bệnh nhân buồn nôn, ói mửa và chất nôn có thể vào phổi, dẫn đến biến chứng. ẢNH SHUTTERSTOCK
Với một số loại phẫu thuật, bệnh nhân được yêu cầu phải làm sạch ruột trước khi vào phòng mổ. Yêu cầu này được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống một loại dung dịch do bác sĩ chỉ định hoặc thuốc nhuận tràng.
Nếu bệnh nhân không thực hiện đúng theo yêu cầu này mà ăn gần giờ phẫu thuật thì bác sĩ không thể mổ được. Khi đó, lịch phẫu thuật sẽ được dời lại vào một thời điểm khác.
Vì vậy, khi đã xác định ngày phẫu thuật, bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ thời điểm nào nên ngừng ăn uống. Có nhiều trường hợp bệnh nhân được yêu cầu không nên ăn trong vòng 8 giờ trước khi phẫu thuật.
Tuy nhiên, trong trường hợp ca phẫu thuật kéo dài và phức tạp thì bệnh nhân có thể được yêu cầu không ăn gì trong vòng 12 giờ trước giờ phẫu thuật. Tất cả điều này nhằm mục đích chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trước khi phẫu thuật bắt đầu.
Bệnh nhân đừng ngại đặt câu hỏi cho bác sĩ về những điều mình chưa hiểu hay còn thắc mắc. Ngoài ra, nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều và cảm thấy thoải mái trước khi vào phòng mổ.
Một điều quan trọng khác là sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị chóng mặt, mất phương hướng hoặc cần nằm lại bệnh viện để phục hồi. Khi đó, họ cần phải có người nhà bên cạnh để chăm sóc, theo Verywell Health.
Kích thích tủy sống bằng phẫu thuật đặt điện cực trị đau lưng mạn tính Người bệnh C.V.Đ (70 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) được phẫu thuật lấy thoát vị đĩa đệm L4L5 cách đây 10 năm, sau phẫu thuật người bệnh vẫn đau âm ỉ vùng cột sống thắt lưng nhưng trong mức có thể chịu được. Cách nhập viện gần 4 năm, người bệnh bị gãy cột sống thắt lưng L1L2, được phẫu thuật bắt vít...