Phát triển văn hóa cần quan tâm đến những người trẻ
Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn và trách nhiệm cao, ông Trần Duy Kim ( phường Văn Miếu, TP Nam Định) đã tham gia ý kiến đóng góp xây dựng các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và khẳng định các văn kiện này được xây dựng công phu, chất lượng, bố cục nội dung khoa học.
Ông Trần Duy Kim (Phường Văn Miếu, TP Nam Định, Nam Định). (Ảnh: Vương Đức)
Góp ý về vấn đề văn hóa được đề cập trong văn kiện, ông Trần Duy Kim (phường Văn Miếu, TP Nam Định) nêu quan điểm:
Trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII, Đảng ta cũng thẳng thắn chỉ rõ ưu điểm, thành tựu, cũng như hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm… trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Các văn kiện đã đánh giá đúng thực trạng, nhìn nhận đúng tình hình và xu thế phát triển, cả ưu điểm và nhược điểm, yêu cầu, đòi hỏi thực tế đang đặt ra, chính là cơ sở để xác định hướng đi đúng đắn, biện pháp thực thi phù hợp và hiệu quả. Việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng trước hết phải dựa trên tinh thần xây dựng và trách nhiệm, đặt lợi ích của đất nước, nhân dân lên trên hết.
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là tăng cường xây dựng con người, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
Video đang HOT
Cá nhân ông cho rằng: Bên cạnh việc chú trọng lưu giữ bản sắc văn hóa từ những người cao tuổi như già làng, trưởng bản, cần quan tâm hơn tới đối tượng thanh thiếu niên, đặc biệt là những người trẻ tâm huyết với các giá trị văn hóa lâu đời và phụ nữ thôn bản.
Phần nêu hạn chế, yếu kém trong báo cáo chính trị khá nghiêm khắc và rất chính xác: “Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có xu hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần”.
Ông Kim nhận thấy, các báo cáo đã được chuẩn bị công phu, nội dung đầy đủ, toàn diện, cách thức trình bày bài bản theo thể thức truyền thống.
Tuy nhiên, văn kiện trình đại hội chỉ nên nêu cụ thể, sâu đậm những vấn đề trọng tâm nhất, cần thiết nhất phải giải quyết trong nhiệm kỳ 2021-2025, tránh dàn trải.
Dự thảo văn kiện nên tránh sử dụng nhiều cụm từ quen thuộc như “đẩy mạnh”, “nâng cao”, “từng bước vươn lên”, “tăng cường”, “khẩn trương”, “chú trọng”… Thay vào đó, cần đề cập đến giải pháp cụ thể, đột phá, yêu cầu thực hiện có hiệu quả.
Dự thảo văn kiện nêu luận điểm “tìm tòi giải pháp để đột phá, ngăn chặn sự xuống cấp, suy thoái nghiêm trọng về đạo đức và lối sống” theo tôi đây là vấn đề rất hay và rất đúng, nhất là trong thời điểm hiện nay. Nhưng chính vì thế, phương hướng, mục tiêu không thể dàn trải, chung chung, mà cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm nhất.
Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng
"Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội; văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển"... thật sâu sắc và đúng đắn, nhưng vì sao văn hóa vẫn chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế, chính trị?
Đưa âm nhạc dân tộc giới thiệu đến sinh viên học sinh là một giải pháp để giữ được văn hóa truyền thống dân tộc. Ảnh: THÚY BÌNH
Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn văn hóa - xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Về lĩnh vực văn hóa, phần chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong báo cáo chính trị khá nghiêm khắc và rất chính xác. Báo cáo nêu: "Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có xu hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần".
Nhận diện rõ hạn chế, yếu kém
Nhận định đó xác đáng nhưng không mới. Mặt khác, phần chỉ ra nguyên nhân hạn chế lại đề cập chung cho các hạn chế, yếu kém của nhiều lĩnh vực, vấn đề khác nên không sát thực với hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực văn hóa. Câu hỏi đặt ra là: Nghị quyết của Trung ương đã chỉ rõ: "Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội; văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển"... thật sâu sắc và đúng đắn, nhưng vì sao văn hóa vẫn chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế, chính trị?
Trong đổi mới, kinh tế phát triển, chính trị ổn định. Tuy nhiên, văn hóa thì "chưa tương xứng". Sự mất cân bằng ấy đã sinh ra hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sự trong sạch và vững mạnh của Đảng, phân tâm, suy giảm khối đại đoàn kết toàn dân. Lý luận từ truyền thống đến hiện đại, đều chứng thực rằng: ở đâu vai trò và vị trí của văn hóa bị hạ thấp, ở đó sẽ có hàng loạt bất cập trong kinh tế - xã hội, thậm chí bất ổn về chính trị.
Vấn đề rõ ràng như thế, đường lối của Đảng đúng đắn như thế, tại sao vấn đề vẫn không ổn và còn xuất hiện xu hướng nguy hiểm trên nhiều phương diện? Chính vì vậy, không thể nói theo cách cũ, càng không thể "nói không đi đôi với làm" hay "nói nhiều làm ít". Đơn cử, nếu cứ nói "đao to, búa lớn" về văn hóa như thế nhưng không làm được thì thật bất lợi. Chuẩn mực con người Việt Nam đề ra nhưng không làm được lý do vì đâu? Những nhận định khá mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII như: Văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế, thị trường văn hóa, công nghiệp văn hóa, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa... là những nhận định hết sức có ý nghĩa đã không được thảo luận kỹ và triển khai trong thực tiễn. Do đó, chúng ta phải chỉ ra nguyên nhân không triển khai được đường lối đúng đắn đó.
Bổ sung ở nội dung về văn hóa
Trong báo cáo văn kiện, về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, chúng ta gặp khá nhiều cụm từ quen thuộc: "đẩy mạnh", "nâng cao", "từng bước vươn lên", "tăng cường", "khẩn trương", "chú trọng"... nhưng trong dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, thì lĩnh vực văn hóa lại được điểm đến một cách "khiêm tốn". Mục tiêu tổng quát không có chữ văn hóa. Các chỉ tiêu chủ yếu không có chỉ tiêu nào về văn hóa, chỉ có về xã hội, chỉ tiêu về con người (HDI) đạt trên 0,7.
Nội dung về văn hóa trong chiến lược phát triển 10 năm 2020-2030 thiếu và không đúng tầm chiến lược về văn hóa. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng, Trung ương đã nhìn nhận và đánh giá rất sâu sắc về văn hóa. Những vấn đề đặt ra vừa trúng, vừa đúng, vừa có tầm chiến lược lại có tính thời sự. Tiếc rằng, sau đó nhiều việc chưa được bàn thảo kỹ, hoặc có bàn thảo nhưng chưa làm được.
Nội dung tôi tâm đắc nhất là đặt vấn đề xây dựng con người Việt Nam lên hàng đầu và yêu cầu khá cụ thể việc xây dựng hệ chuẩn giá trị con người Việt Nam. Cái lớn nhất, cái bao trùm nhất của văn hóa là con người. Con người sáng tạo ra văn hóa và chính văn hóa lại tác động để hình thành nhân cách và phẩm giá con người. Môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, lũ lụt miền Trung dữ dội đến như vậy có phải do con người tác động không? Tình trạng đâm chém, bạo lực gia đình, trong nhà trường, hiếp dâm trẻ em, cờ bạc, nghiện hút, tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống... làm cho nhiều người bi quan, ngán ngẩm mong "kinh tế như hôm nay, văn hóa như ngày xưa?".
Như vậy, xét cả hai mặt, lý luận và thực tiễn, việc đưa vấn đề xây dựng con người lên hàng đầu đối với lĩnh vực văn hóa là hoàn toàn đúng đắn, đúng tầm và có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực. Do đó, chúng ta cần đánh giá vì sao vấn đề lớn như vậy chưa làm được? Nguyên nhân vì sao, cần giải pháp gì, chứ không thể lảng tránh nó. Một loạt vấn đề rất hay, rất mới và rất thiết thực được Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra về văn hóa nhưng vì sao dự thảo lần này không đánh giá và cũng không kế thừa.
Vì vậy, tôi tha thiết đề nghị Ban soạn thảo căn cứ tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển trong tình hình mới để viết lại phần nói về văn hóa. Quan điểm của Đảng về văn hóa hoàn toàn đúng đắn, có tính xuyên suốt các thời kỳ cách mạng Việt Nam. Vấn đề là giải pháp để thực hiện có hiệu quả hay không mà thôi. Đổi mới cần cách nhìn mới, tư duy và hành động mới, nhưng không thể không bài bản, không hệ thống. Thấy gì làm nấy sẽ lợi bất cập hại và hậu quả khôn lường, nhất là trong lĩnh vực văn hóa.
Phân công nhiệm vụ nhân sự sau đại hội không được để sai sót Ngày 7-11, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức tổng kết Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2020 -2025. Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội dự hội nghị tổng kết...