Phát triển truyền hình số phục vụ nhu cầu giải trí và học tập của người dân
Phát triển các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ số phục vụ nhu cầu học tập và nhiều lĩnh vực khác được xem là một trong các giải pháp tối ưu giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp.
Đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ thiết yếu cho người dân cũng như hỗ trợ nhu cầu giải trí, tìm hiểu văn hóa…
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng vừa ra Chỉ thị kêu gọi toàn thể cộng đồng công nghệ Việt đồng lòng, chung tay, nhanh hơn nữa, sáng tạo hơn nữa thực hiện công cuộc chuyển đổi số, khởi tạo cuộc sống số và tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đáng chú ý là phát triển các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ số phục vụ nhu cầu học tập và nhiều lĩnh vực khác được xem là một trong các giải pháp tối ưu giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ thiết yếu cho người dân cũng như hỗ trợ nhu cầu giải trí, văn hóa…
Thực hiện Đề án số hóa truyền hình của Chính phủ ban hành từ năm 2011, đi tiên phong là nhóm I, bao gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ đã hoàn toàn chuyển đổi sang tín hiệu truyền hình số. Việc xem truyền hình số góp phần nâng cao chất lượng hình ảnh của các kênh truyền hình.
Ngay từ năm 2011, VTVcab – đơn vị truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đã tiên phong trong việc đầu tư hệ thống xử lý truyền hình số, các thiết bị số hóa tín hiệu truyền hình tương tự – analog để truyền dẫn các tín hiệu truyền hình số trên mạng truyền hình cáp. Vào thời điểm đó, VTVcab mới cung gói kênh HD có gần 100 kênh truyền hình và số lượng kênh HD còn ít. Nhưng gói kênh truyền hình số HD của VTVcab đã tăng dần số lượng theo thời gian và nhận được sự tin dùng của các khách hàng ở nhiều tỉnh thành.
VTVcab có thể thỏa mãn nhu cầu giải trí, học tập đa tiện ích với các dịch vụ: truyền hình cáp, truyền hình số HD, dịch vụ Internet.
Bắt nhịp xu thế chuyển đổi số, VTVcab một mặt cung cấp gói dịch vụ truyền hình analog trên mạng truyền hình cáp cho khách hàng nhưng song song đó là bỏ ra những khoản đầu tư lớn để đồng bộ từ quy trình sản xuất cho tới hệ thống truyền dẫn phát sóng theo chuẩn HD. Từ hệ thống camera HD, các bàn dựng hậu kỳ, hệ thống ghép kênh… cũng như đầu tư bản quyền các kênh truyền hình HD.
Video đang HOT
Do vậy, VTVcab có thể thỏa mãn nhu cầu giải trí, học tập đa tiện ích với các dịch vụ: truyền hình cáp (70 kênh), truyền hình số HD (gần 200 kênh, trong đó có gần 100 kênh HD), dịch vụ Internet. Theo chia sẻ của đại diện VTVcab, hệ thống hạ tầng hiện nay của đơn vị có thể truyền dẫn hàng trăm kênh truyền hình số HD chất lượng cao, truyền hình 4K, 8K và các dịch vụ Internet tốc độ cao lên tới hàng trăm Mbps để phục vụ nhu cầu giải trí và học tập ngày càng cao của người dân.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ này thì VTVcab phải giảm dần việc cung cấp gói kênh truyền hình analog, bởi việc truyền dẫn phát sóng một kênh truyền hình analog sẽ “ngốn” băng thông gấp 8 lần truyền dẫn một kênh truyền hình số HD. Chuyển đổi số theo định hướng của Nhà nước không chỉ cần nỗ lực của các doanh nghiệp mà phải có sự ủng hộ và tham gia của người dân trong việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu phát triển của cuộc sống hiện nay.
ĐP
Internet tại châu Âu quá tải vì người dùng ở nhà tránh dịch COVID-19
Phải ở nhà để tránh dịch COVID-19, nhiều người ở châu Âu đã chọn game và các dịch vụ truyền hình trực tuyến để giải trí và điều này đã khiến cho Internet trở nên quá tải.
Internet tại Ý quá tải vì nhiều người ở nhà chơi game trực tuyến
Chính phủ Ý đã quyết định phong tỏa cả nước vì dịch COVID-19 từ ngày 11/3 vừa qua để phòng chống sự lây lan của virus COVID-19. Nhà trường, quán ăn, cửa hàng bị đóng cửa, cấm tụ tập đông người, mọi hoạt động đi lại bị giám sát nghiêm ngặt... điều này khiến nhiều người đã chọn việc ở nhà để chơi game trực tuyến như một hình thức giải trí trong thời gian bị phong tỏa.
Theo nhà mạng lớn nhất nước Ý Telecom Italia SpA, lưu lượng Internet tại quốc gia này đã tăng hơn 70% kể từ khi đất nước bị phong tỏa, trong đó đa phần người dùng truy cập vào các tựa game trực tuyến nhiều người chơi như Fornite hay Call of Duty... vốn chiếm nhiều lưu lượng Internet hơn so với các ứng dụng họp trực tuyến dành cho những người làm việc tại nhà.
Nhiều người ở nhà chơi game trực tuyến để tránh dịch khiến mạng Internet trở nên quá tải
Đặc biệt khi các tựa game trực tuyến này phát hành bản cập nhật, việc nhiều người chơi đồng loạt tải về các bản cập nhật có dung lượng lớn này cũng sẽ khiến Internet trở nên quá tải.
"Lưu lượng Internet thông qua hệ thống của chúng tôi đã tăng thêm 70%, trong đó đa phần đến từ những game trực tuyến như Fornite hay Call of Duty", Luigi Gubitosi, Giám đốc điều hành của Telecom Italia SpA cho biết.
Không chỉ tại Ý mà nhiều quốc gia khác tại châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Pháp hay Đức... cũng đã chứng kiến sự tăng tăng mạnh về lưu lượng kết nối Internet kể từ khi đại dịch bùng phát ở châu Âu, một phần vì nhiều người đã chuyển sang hình thức làm việc tại nhà, một số khác do học sinh tập trung chơi game trực tuyến sau khi được nhà trường cho nghỉ học...
Telia Carrier, nhà mạng lớn nhất Thụy Điển và là một trong những nhà điều hành mạng lưới cáp quang lớn nhất thế giới cho biết lưu lượng Internet của nhà mạng này đã tăng lên thêm 2,7% chỉ trong tháng 2 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong tháng 3 này
Phát ngôn viên của nhà mạng Vodafone Group Plc (Anh) cho biết công ty cũng đã tăng thêm lưu lượng và khả năng đáp ứng của đường truyền Internet trong trường hợp chính phủ Anh đưa ra các biện pháp phong tỏa và buộc mọi người phải ở nhà trong thời gian tới.
Các dịch vụ truyền hình trực tuyến phải hạ chất lượng để giảm áp lực lên mạng Internet
Bên cạnh game trực tuyến thì nhiều dịch vụ xem truyền hình trực tuyến cũng là sự lựa chọn của không ít người tại châu Âu trong thời gian phải ở nhà để tránh dịch COVID-19, điều này cũng đã gây nên một áp lực rất lớn đến Internet tại khu vực này.
Để giảm thiểu áp lực, hàng loạt dịch vụ xem truyền hình trực tuyến lớn như Netflix, Amazon Prime, Apple TV Plus hay Youtube... cho biết sẽ giảm chất lượng video trên nền tảng của mình đối với người dùng tại châu Âu, khi mà lượng người xem tại khu vực này đã tăng lên nhanh chóng kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát.
Các dịch vụ xem truyền hình trực tuyến có thể chiếm đến 70% lưu lượng Internet tại châu Âu trong mùa dịch
Disney Plus, dịch vụ xem truyền hình trực tuyến của Disney, dự kiến sẽ được ra mắt tại thị trường châu Âu từ ngày 24/3 tới đây, cũng cho biết sẽ giảm chất lượng video trên dịch vụ của mình với người dùng tại châu Âu khi ra mắt. Bên cạnh đó, hãng cũng sẽ lùi thời điểm ra mắt dịch vụ tại thị trường Pháp đến ngày 7/4.
Trước đó, Liên minh châu Âu đã đề nghị các nền tảng xem truyền hình trực tuyến giảm chất lượng dịch vụ của họ để nhằm đáp ứng sự gia tăng sử dụng Internet tại khu vực châu Âu và các dịch vụ xem truyền hình trực tuyến đã đáp lại bằng cách giảm chất lượng video của mình với người dùng tại châu Âu, từ mức phân giải cao xuống mức độ phân giải tiêu chuẩn.
Video độ phân giải cao đòi hỏi nhiều băng thông Internet hơn khi sử dụng, do vậy việc giảm chất lượng video sẽ giúp giảm áp lực lên hệ thống mạng Internet.
Nhu cầu sử dụng Internet đã tăng lên nhanh chóng tại châu Âu trong những tuần gần đây khi nhiều khu vực bị phong tỏa, buộc nhiều người phải làm việc tại nhà hoặc ở nhà để giải trí. Theo các chuyên gia, video có thể chiếm đến gần 70% lưu lượng mạng Internet tại châu Âu trong thời gian này, do vậy việc giảm chất lượng phát của các dịch vụ video trực tuyến có thể giúp góp phần giảm áp lực lên hệ thống mạng Internet để nhường băng thông cho người sử dụng các dịch vụ trực tuyến khác.
Bộ ba màn hình Lenovo L Series: lựa chọn phong phú cho giải trí và công việc Lenovo L Series mang tới cho người dùng nhiều lựa chọn linh hoạt, đáp ứng hầu hết các nhu cầu từ làm việc, học tập đến chơi game, giải trí với mức giá hợp lý. Với bộ ba màn hình L Series L22e-20, LI2215s và L24i-10, Lenovo mang tới cho người dùng những lựa chọn tuyệt vời, đa dạng từ cá nhân như...