Phát triển Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
Công ty CP Hàng hải Tân cảng miền Bắc, có trụ sở chính tại quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) đã khảo sát, đề xuất với tỉnh Thanh Hóa về việc đầu tư Dự án Trung tâm logistics Bắc Trung bộ và hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) số 6 – Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS).
Dự kiến, diện tích đất sử dụng để thực hiện dự án là 395 ha (370 ha đất KCN số 6 và 25 ha đất thuộc quy hoạch cảng biển). Thời hạn dự án 50 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng.
Một góc Khu Công nghiệp số 6, Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại KKTNS trở thành ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh, góp phần phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng. Trung tâm logistics ngoài đáp ứng toàn bộ nhu cầu trên địa bàn tỉnh, còn vươn ra khu vực các tỉnh khác, như: Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An và Bắc Hà Tĩnh. Hình thành trung tâm dịch vụ logistics đạt tiêu chí hạng II – cấp vùng, vị trí gắn với Cảng biển Nghi Sơn. Thành lập cảng cạn ICD và cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ logistics; bốc xếp hàng hóa (bao gồm cả container); dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa (bao gồm cả kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị); dịch vụ đại lý vận tải (kể cả đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa). Các dịch vụ hỗ trợ khác, như: hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển, lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách trả lại, hàng hóa tồn kho, lỗi mốt…; hoạt động cho thuê và thuê mua container. Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại KKTNS, bao gồm một số công trình, phân khu, như: hệ thống kho, bãi hàng hóa bảo đảm yêu cầu thông qua lượng hàng hóa theo công suất thiết kế của trung tâm logistics, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Đó là, kho CFS – kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung containe; kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho lạnh, kho phân phối, kho thông quan, kho hàng không… Nhà kho chứa hàng hóa chất bảo đảm việc cung cấp dịch vụ cho thuê kho đối với hàng hóa chất, hàng nguy hiểm bảo đảm an toàn cho hàng hóa. Đồng thời, đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn đối với nhà xưởng sản xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm theo quy định. Các hạng mục công trình bảo đảm an ninh trật tự tại trung tâm logistics và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện vào, rời trung tâm logistics, như: cổng, tường rào, thiết bị soi, chiếu, trang thiết bị giám sát, kiểm soát, thanh tra và lưu giữ của hải quan… Bãi đỗ xe cho các phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa và các phương tiện khác hoạt động tại trung tâm dịch vụ logistics. Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thông vận tải công cộng. Khu văn phòng bao gồm nhà điều hành, văn phòng làm việc cho các cơ quan liên quan, như: hải quan, kiểm dịch, tài chính, ngân hàng và các công trình kết cấu hạ tầng khác. Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu. Xây dựng cảng nước sâu nhằm cung cấp dịch vụ cảng container đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, là cảng nước sâu, là điểm trung chuyển thuận lợi cho hàng hóa giao thương giữa các tỉnh trong khu vực và các nước trên thế giới.
Video đang HOT
Cảng được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, với cầu tàu, bến xà lan dài, bãi container, cầu bờ STS, cầu bãi e – RTG, cầu chuyên dùng cho sà lan, xe đầu kéo, xe nâng hàng và xe nâng rỗng. Đi đôi với đó, việc đầu tư hạ tầng để hình thành và phát triển KCN số 6, KKTNS, tập trung vào các lĩnh vực lọc hóa dầu, công nghiệp phụ trợ cho lọc hóa dầu, hạt nhựa, polyester, công nghệ cao…, thu hút các nhà đầu tư đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc…
KCN số 6 được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về hạ tầng của nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất trong KCN, góp phần thu hút đầu tư phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức, bố trí đầy đủ, hợp lý các khu chức năng của KCN; tổ chức không gian đất công nghiệp trên nguyên tắc đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa quỹ đất, đáp ứng linh hoạt nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại KKTNS, sẽ là tiềm năng cho sự phát triển của các ngành, như: giao thông – vận tải, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phần mềm, công nghiệp cơ khí, sản xuất điện, luyện kim, hóa chất cơ bản, sản xuất hàng xuất khẩu, đồ điện gia dụng.
Trung tâm Dịch vụ logistics Bắc Trung bộ tại KKTNS được đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng sẽ tạo nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh; đồng thời, góp phần phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến dịch vụ logistics. Phát triển dịch vụ vận tải bằng đường biển sẽ thúc đẩy sự hợp tác với các doanh nghiệp để phát triển công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu biển. Giảm chi phí logistics cũng sẽ góp phần làm giảm giá thành hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa được sản xuất trên địa bàn tỉnh. KCN số 6, KKTNS được đầu tư xây dựng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KKTNS và góp phần thu hút đầu tư phát triển. Mặt khác dự án ra đời tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nguồn lao động tay nghề cao từ các vùng lân cận về tỉnh Thanh Hóa.
Foxconn 'chấm' ba địa điểm đặt nhà máy tỉ đô ở Thanh Hóa
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đỗ Minh Tuấn - chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết Foxconn đã "chấm" ba địa điểm để đặt nhà máy tỉ đô sản xuất linh kiện, thiết bị cho ông lớn công nghệ Apple tại Thanh Hóa.
Foxconn đã đầu tư nhiều nhà máy tại Bắc Ninh, Bắc Giang, trước khi đề xuất đầu tư vào Thanh Hóa - Ảnh: B.N
Theo chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, thời gian qua đại diện tập đoàn chế tạo linh kiện điện tử của Đài Loan Foxconn đã 3 lần làm việc với UBND tỉnh để xúc tiến thủ tục đầu tư.
Tỉnh giới thiệu 7 địa điểm đầu tư, tập đoàn "chấm" 3 địa điểm để xây dựng nhà máy tại Khu kinh tế Nghi Sơn, KCN phía Tây TP Thanh Hóa, hoặc KCN tại huyện Thiệu Hóa.
Cũng theo lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, tỉnh đang phối hợp với nhà đầu tư để đẩy nhanh quá trình cấp phép đầu tư dự án. Đại diện Foxconn tại Việt Nam đang xin ý kiến tập đoàn mẹ ở nước ngoài trước khi quyết định đầu tư dự án.
Thời gian qua, Foxconn đã đề xuất đầu tư 1,3 tỉ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử tại Thanh Hóa, quy mô xây dựng các nhà máy khoảng 150ha. Các nhà máy này sẽ tạo việc làm cho khoảng 100.000 - 150.000 lao động, doanh thu xuất khẩu khoảng 10 tỉ USD/năm.
Foxconn là tập đoàn chuyên sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử cho nhiều ông lớn công nghệ toàn cầu. Tập đoàn này đứng thứ 27 trong tốp 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới, doanh thu năm 2020 của Tập đoàn Foxconn đạt hơn 210 tỉ USD.
Tại Việt Nam, Foxconn đã đầu tư các nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử tại Bắc Ninh, Bắc Giang, và đang xúc tiến việc mở rộng đầu tư tại Thanh Hóa.
Doanh thu của Foxconn Việt Nam năm 2019 đạt khoảng 3 tỉ USD, năm 2020 đạt 6 tỉ USD, dự kiến trong năm 2021 đạt hơn 10 tỉ USD. Để đạt doanh thu 40 tỉ USD tại Việt Nam trong 3-5 năm tới, Tập đoàn Foxconn đang lên kế hoạch mở rộng đầu tư tại các địa phương.
Thu ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng nhẹ trong tháng đầu năm Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước tháng 1 trên địa bàn thành phố ước đạt 42.471 tỷ đồng, đạt 11,6% tổng dự toán cả năm 2021 và tăng 2,9% so cùng kỳ năm 2020. Bốc xếp hàng hóa tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN) Mặc dù...