Phát triển thành phố Phú Quốc trở thành một đô thị biển đảo đặc sắc
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 767/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040.
Thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc nhìn từ trên cao. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN
Theo đó, phạm vi lập Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc đến năm 2040 bao gồm toàn bộ diện tích đất tự nhiên 589,27 km2 gồm có: 2 phường Dương Đông, An Thới và 7 xã: Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ và Thổ Châu. Dự báo đến năm 2040 Phú Quốc có khoảng 680.000 người (trong đó bao gồm dân số quy đổi từ khách du lịch, lao động tạm trú… khoảng 250.000 người).
Mục tiêu quy hoạch là phát triển thành phố Phú Quốc trở thành một đô thị biển đảo đặc sắc; một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng và dịch vụ có bản sắc, chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế; trung tâm thương mại, dịch vụ và trung tâm chăm sóc sức khoẻ, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao ở tầm cỡ khu vực và quốc tế; trung tâm chính trị – văn hóa; một không gian sống có chất lượng và gắn bó của người dân trên đảo; quản lý phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Video đang HOT
Về định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất và thiết kế đô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đề xuất mô hình phát triển thành phố Phú Quốc phù hợp với quan điểm và mục tiêu phát triển; đề xuất cấu trúc không gian đô thị gắn kết chặt chẽ với tổ chức không gian phát triển du lịch, không gian bảo vệ sinh thái Vườn quốc gia Phú Quốc, không gian bảo tồn di tích, không gian ven biển…; xác định vùng phát triển đô thị – du lịch, vùng bảo tồn sinh thái cảnh quan tự nhiên, vùng sinh thái nông – lâm – ngư nghiệp…; cụ thể định hướng và nguyên tắc phát triển đối với từng vùng.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất phù hợp với mục tiêu và quan điểm quy hoạch, đáp ứng yêu cầu của quy mô quy hoạch theo từng giai đoạn; giải pháp đề xuất về quy hoạch đa dạng các không gian phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị… đặc biệt là tại khu vực các không gian ven biển, không gian công cộng cần trên cơ sở phân bố hài hòa, không làm ảnh hưởng cảnh quan tự nhiên tại khu vực, tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường biển, hải đảo và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Xác định các phân vùng kiến trúc, cảnh quan đặc trưng; các trục không gian chính, hệ thống quảng trường, khu vực cửa ngõ, công trình điểm nhấn trong tổ chức không gian thành phố; đề xuất nguyên tắc, các định hướng phát triển, giải pháp chính về tổ chức không gian cho các khu vực trên và các nội dung thiết kế đô thị theo quy định. Đảm bảo sự gắn kết và liên hệ giữa các khu vực hiện có với các khu vực phát triển mới, hạn chế tối đa đền bù giải tỏa, nhưng vẫn phải đảm bảo tổ chức không gian đô thị khang trang, hiện đại.
Về, định hướng phát triển không gian du lịch, trên cơ sở các đề xuất về định hướng phát triển thị trường khách du lịch, phát triển sản phẩm du lịch; định hướng các tuyến du lịch, điểm tham quan, đảm bảo tổ chức và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch độc đáo, đặc trưng trên đất liền và trên biển tại Phú Quốc.
Quy hoạch đa dạng các không gian phát triển du lịch, dịch vụ cũng như các sản phẩm du lịch theo hướng hình thành các khu vực phát triển du lịch đặc trưng; nghiên cứu, tổ chức đan xen hợp lý các chức năng đô thị và chức năng du lịch để đảm bảo sự phát triển cân bằng, hiệu quả và hấp dẫn trong toàn thành phố.
Hội thảo quốc tế về quy hoạch thành phố biển Phú Quốc
Ngày 24/6, tại thành phố Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội thảo quốc tế "Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040".
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh nhấn mạnh, việc xây dựng, phát triển đảo Phú Quốc theo các Quyết định số 633, Quyết định số 868 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa Phú Quốc vươn lên từ một huyện đảo còn nhiều khó khăn trở thành thành phố đô thị loại II và được định hướng phát triển lên đô thị loại I. Với vai trò là khu kinh tế có vị thế đặc biệt tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nên việc nhìn nhận, đánh giá, quan điểm phát triển và định hướng quy hoạch chung thành phố Phú Quốc cần được nghiên cứu, đề xuất cho phù hợp với những yêu cầu mới, với những tầm nhìn và chiến lược phát triển phù hợp.
Báo cáo dự thảo "Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040" do Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia trình bày tại hội thảo đã đưa ra được tầm nhìn, chiến lược, động lực phát triển cùng các dự báo, chỉ tiêu quy hoạch theo tiêu chuẩn chất lượng của đô thị loại I. Trong đó, trọng tâm là phát triển công nghiệp giải trí, du lịch biển đảo, thương mại - tài chính quốc tế và kinh tế biển với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ lớn của Quốc gia, khu vực và quốc tế. Theo quy hoạch, đến năm 2040, dự kiến Phú Quốc sẽ đón khoảng 14,6 triệu lượt khách du lịch; có tổng dân số 680.000 người...
Phú Quốc nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Tại hội thảo, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà đầu tư đã đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện Đồ án quy hoạch chung thành phố Phú Quốc đến năm 2040 với định hướng phát triển thành phố Phú Quốc phù hợp với định hướng phát triển đô thị của tỉnh Kiên Giang nói riêng cũng như trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung; đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Phú Quốc trong bối cảnh phát triển mới, hướng tới mục tiêu là đô thị loại I và một thành phố du lịch biển - đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Cơ hội phát triển, định hình các giá trị mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, những đột phá mang tính chiến lược đó là phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên ba trụ cột: Kinh tế - xã hội - môi trường; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự...