Phát triển thành công thiết bị xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở
Các nhà khoa học đã phát triển một thiết bị mẫu có thể phát hiện Covid-19 trong hơi thở của bệnh nhân nhiễm bệnh mà không xâm phạm vào bên trong cơ thể.
Xét nghiệm Covid-19 là một trải nghiệm không dễ chịu với nhiều người. Để thực hiện quy trình này, nhân viên y tế cần ngoáy gạc vào sâu trong họng và mũi để thu thập mẫu dịch sau đó phân tích tìm các đoạn gen RNA của virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR.
Ngoài việc gây khó chịu, xét nghiệm Covid-19 theo kỹ thuật RT-PCR phải thực hiện trong phòng thí nghiệm tốn nhiều thời gian, gây tồn đọng. Để giảm tỷ lệ lây truyền và tỷ lệ tử vong, các cơ sở chăm sóc sức khỏe cần có các xét nghiệm nhanh chóng, rẻ tiền và dễ sử dụng.
Thiết bị phát hiện COVID-19 trong hơi thở của bệnh nhân tương tự máy đo nồng độ cồn.
Các nhà khoa học Hossam Haick, Hu Liu, Yueyin Pan và các đồng nghiệp đã phát triển một thiết bị cảm biến dựa trên vật liệu nano có thể phát hiện Covid-19 trong hơi thở, tương tự như cách thử nồng độ cồn.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng virus và các tế bào chúng lây nhiễm phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có thể tồn tại trong hơi thở.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loạt hạt nano vàng liên kết các phân tử nhạy cảm với VOC. Khi VOC tương tác với các phân tử trên hạt nano, điện trở thay đổi.
Các nhà nghiên cứu đã đào tạo thiết bị cảm biến để phát hiện Covid-19 bằng cách sử dụng máy học để so sánh dạng tín hiệu điện trở thu được từ hơi thở của 49 bệnh nhân được xác nhận Covid-19 với 58 người đối chứng khỏe mạnh và 33 bệnh nhân nhiễm trùng phổi không nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Mỗi người tham gia nghiên cứu thổi vào thiết bị trong 2-3 giây từ khoảng cách 1-2 cm. Sau khi máy học xác định được dấu hiệu Covid-19 tiềm năng, nhóm đã kiểm tra độ chính xác của thiết bị trên một nhóm nhỏ những người tham gia.
Trong bộ thử nghiệm, thiết bị cho thấy độ chính xác 76% trong việc phân biệt các trường hợp Covid-19 với nhóm người đối chứng và độ chính xác 95% trong việc phân biệt các trường hợp Covid-19 với nhiễm trùng phổi. Cảm biến cũng có thể phân biệt với độ chính xác 88%, giữa bệnh nhân Covid-19 bị bệnh và đang hồi phục. Các nhà nghiên cứu cho rằng, mặc dù nghiên cứu này cần được thử nghiệm ở nhiều bệnh nhân hơn, nhưng nó có thể hữu ích cho việc sàng lọc số lượng lớn để xác định những người nào cần xét nghiệm thêm.
3 bệnh nhân COVID-19 tái nhiễm: Kỹ thuật RT-PCR rất nhạy, khó có sai sót
Theo tin từ Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, tới sáng 27.4 đã ghi nhận thêm 3 ca mắc COVID-19 nghi ngờ dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh. Dù vậy, theo chuyên gia, khó có khả năng lây nhiễm thứ phát từ bệnh nhân đã điều trị khỏi.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Ảnh: Việt Nguyễn- Sơn Tùng
Bệnh nhân 74: được Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh điều trị và được công bố khỏi bệnh ngày 10.4, về nhà cách ly tại Phú Thọ. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân không sốt, không ho, không khó thở.
Ngày 25.4, sau 14 ngày cách ly tại nhà, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, nghi ngờ dương tính lại với virus SARS-CoV-2, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Hai ca nghi ngờ tái dương tính còn lại là bệnh nhân 207 và bệnh nhân 224.
Bệnh nhân 207 được Bệnh viện Dã chiến Củ Chi công bố khỏi bệnh ngày 18.4; bệnh nhân này nhập viện ngày 1.4 và đã 3 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính (ngày 13, 15 và 17.4.2020).
Ngày 18.4, bệnh nhân đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Ngày 25.4.2020, được theo dõi tại nhà, xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính trở lại.
Bệnh nhân 224 được bệnh viện Dã chiến Củ Chi cho công bố khỏi bệnh ngày 18.4. Bệnh nhân này vào viện ngày 30.3 và đã có 5 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính (ngày 12, 13, 15, 15 và 16.4.2020).
Bệnh nhân đủ điều kiện công bố khỏi bệnh ngày 18.4. Ngày 23.4.2020, sau khi theo dõi tại nhà, được xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính trở lại.
Hiện cả hai bệnh nhân này đã được đưa vào Bệnh viện Dã Chiến Củ Chi theo dõi điều trị.
Trong thời gian cách ly tại nhà, các bệnh nhân trên đều được giám sát y tế chặt chẽ.
Khó có thể xảy ra sai sót trong xét nghiệm vì kỹ thuật RT-PCR rất nhạy
Trả lời về việc các bệnh nhân mắc COVID-19 dương tính trở lại, TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho hay thụ thể yêu thích của SARS-CoV-2 là ở phổi, không nhiều ở trên vùng hầu họng. Chính vì vậy, khi người bệnh có triệu chứng, virus đã tấn công xuống đến phổi. Khi điều trị 6-7 ngày đến hết triệu chứng, việc lấy mẫu hầu họng gần như khó có thể bắt được virus.
Khi bệnh nhân đã có 2 lần âm tính (hết triệu chứng và thêm 6 ngày chờ lấy mẫu), đa phần lần xét nghiệm tiếp theo là âm tính nhưng không loại trừ trường hợp có tổn thương ở phổi, tế bào nhiễm virus vẫn bị vỡ và giải phóng các vật liệu di truyền của virus. Lúc này, virus không gây bệnh nhưng vẫn bị bài xuất khỏi phổi, xét nghiệm ở những hệ thống nhạy vẫn cho kết quả dương tính.
"Cần lưu ý là dương tính khi phát hiện vật liệu di truyền của virus không có nghĩa là nhiễm bệnh. Trong những bệnh nhân phục hồi, có người không có triệu chứng, nhưng một số người có triệu chứng ho, khó chịu do tiết ra chất nhầy để đào thải những tế bào tổn thương còn sót lại, sẽ có những vật liệu di truyền của virus. Lúc này, khi lấy mẫu có thể có kết quả xét nghiệm dương tính", bác sĩ Thái cho hay.
Theo chuyên gia này, đến nay, chưa thấy bằng chứng về khả năng lây nhiễm của bệnh nhân sau khi đã hồi phục. Thế giới chưa ghi nhận những ca lây nhiễm thứ phát từ bệnh nhân đã điều trị khỏi. Tuy nhiên, các cơ sở y tế vẫn tiếp tục giữ những bệnh nhân sau hồi phục để phục vụ công tác giám sát, nghiên cứu nhằm hiểu biết rõ hơn về cơ chế gây bệnh của loại virus còn rất mới này.
"Việc sai sót trong xét nghiệm là khó có thể xảy ra vì kỹ thuật RT-PCR rất nhạy, chỉ cần thấy sót lại một vài vật liệu di truyền của virus là sẽ có kết quả dương tính. Dương tính trong xét nghiệm RT-PCR nghĩa là tìm thấy vật liệu di truyền của SARS-CoV-2, không có nghĩa là tìm thấy virus còn sống và đang gây bệnh", bác sĩ Thái nhận định.
THÙY LINH
Làm sao giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi khai báo y tế, đi xét nghiệm? Bác sĩ hướng dẫn các biện pháp hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19, tránh tập trung khi khai báo y tế, khi đi lấy mẫu xét nghiệm tại các cơ sở y tế. Người nghi nhiễm được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trong cabin cách ly tại Bệnh viện Quận 2 (TP.HCM) - XUÂN BÌNH Ngày càng nhiều người dân thuộc diện...