Phát triển tài chính toàn diện và giải pháp cho Việt Nam trong bối cảnh mới

Theo dõi VGT trên

Tài chính toàn diện là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Phát triển tài chính toàn diện và giải pháp cho Việt Nam trong bối cảnh mới - Hình 1

Tại Việt Nam, tài chính toàn diện được triển khai thực hiện mạnh mẽ trong nhiều năm qua, đặc biệt, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bài viết này khái quát và đ.ánh giá vai trò của tài chính toàn diện, đồng thời phân tích ý nghĩa của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia Việt Nam.

Tài chính toàn diện và vai trò của tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện (TCTD) là việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho mọi người và doanh nghiệp (DN) với mức giá phải chăng. Đối với những người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, TCTD giúp tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo Ngân hàng Thế giới, TCTD là việc các cá nhân và DN có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phù hợp, bao gồm: Chuyển t.iền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Theo đó, TCTD được xác định theo 03 tiêu chí sau: (i) Tiếp cận với các dịch vụ tài chính; (ii) Sử dụng dịch vụ tài chính; (iii) Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ giao hàng. Đồng thời, quyền tiếp cận vào các giao dịch tài khoản là bước đầu tiên hướng đến việc mở rộng TCTD, vì tài khoản giao dịch cho phép mọi người dân có thể lưu trữ t.iền, gửi và nhận thanh toán.Liên minh TCTD định nghĩa về TCTD rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, TCTD là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

TCTD là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển t.iền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. TCTD không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2014) cho thấy, một nửa số người trưởng thành trên thế giới (ước tính là 2,5 tỷ người), không có tài khoản tại 1 tổ chức tài chính chính thức. Trong số những người có tài khoản, chỉ có 9% vay được ở ngân hàng và 22% có t.iền tiết kiệm gửi ở ngân hàng. Những trở ngại chủ yếu dẫn đến tình trạng này là chi phí giao dịch, khoảng cách địa lý và những thủ tục giấy tờ phức tạp. Bên cạnh đó, còn có những lý do khác bao gồm cả nhận thức của người dân trong việc sử dụng các tiện ích của các dịch vụ tài chính hoặc nhiều người không muốn tiết lộ thông tin cá nhân.

Nhóm người không tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng là những người nghèo, người trẻ t.uổi, thất nghiệp, những người bị loại khỏi thị trường lao động, những người thiếu giáo dục hoặc những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Khía cạnh quan trọng nhất của TCTD là tiếp cận tài chính. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiêp cân tai chinh co ý nghĩa vô cùng lớn trong xoa đoi giam ngheo, phân phôi thinh vương công băng, hô trơ phat triên toan diên va bên vưng. Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và hạ thấp tăng trưởng.

TCTD mang lại những lợi ích không nhỏ cho xã hội và nền kinh tế. TCTD có thể tạo ra những tác động tích cực như: gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế; gia tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các cá nhân và DN, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh doanh… Vay vốn ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai.

Đối với các tổ chức tài chính, TCTD đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, là cơ hội cho các tổ chức tín dụng phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên.

Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

Video đang HOT

Việt Nam được đ.ánh giá là quốc gia có dân số đông và trẻ, am hiểu công nghệ với tỷ lệ truy cập internet và sử dụng điện thoại di động cao, người Việt Nam có truyền thống văn hóa tiết kiệm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của người dân, DN ngày càng gia tăng đã thúc đẩy quy mô tín dụng ngày càng lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn những phân khúc khách hàng chưa tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh khu vực tài chính chính thức dưới sự quản lý của Nhà nước, còn có tài chính phi chính thức hoạt động ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật, còn được gọi là “tín dụng đen”. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển TCTD, nhất là các hoạt động phổ cập dịch vụ tài chính để người dân và DN có thể tiếp cận tài chính dễ dàng, thuận lợi hơn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong những năm qua, Chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ liên quan đến các đối tượng của TCTD, Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng t.iền mặt tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành thực hiện từ 2006 đến nay và đang triển khai cho giai đoạn năm 2016-2020; Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011; Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế được ban hành với mục tiêu đến năm 2020, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, có mức chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ t.uổi trưởng thành và DN, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các DN nhỏ và vừa, dựa trên hệ thống các TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh, có trách nhiệm và phát triển bền vững. Ngày 20/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược TCTD quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cùng với đó, Chính phủ đã triển khai một số sáng kiến để tăng cường phổ cập dịch vụ tài chính, nhất là thông qua việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, các chương trình tín dụng chính sách cho những đối tượng mục tiêu và khu vực ưu tiên. Các sáng kiến TCTD có đặc điểm chung là tập trung mạnh mẽ vào các đối tượng chính sách xã hội, chưa hoàn toàn áp dụng các cơ chế thị trường. Các ngân hàng thương mại trong nước cũng đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng và cơ hội phát triển dịch vụ trên nền tảng công nghệ, tăng cường cải thiện và đa dạng hóa các dịch vụ thông qua khuyến khích tài chính điện tử, giao dịch ngân hàng trên mạng internet, triển khai hoạt động tín dụng lưu động nhằm đưa các dịch vụ và sản phẩm tài chính đến với người dân ở phạm vi rộng lớn hơn, chi phí thấp hơn một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

Mặc dù, mức độ bao phủ của hệ thống các tổ chức tài chính ở Việt Nam đã được mở rộng, nhưng tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện còn khiêm tốn so với nhu cầu và tiềm năng phát triển. Mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp so với mặt bằng chung của các nước. Các chính sách thúc đẩy TCTD còn phân tán ở nhiều chương trình, dự án khác nhau, các yếu tố hạ tầng đóng vai trò quan trọng cho việc cung cấp dịch vụ tài chính vẫn còn đang được hoàn thiện. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tài chính chủ yếu tập trung tại các trung tâm, thành phố lớn và chưa vươn đến được vùng khó khăn, lạc hậu…

Nhằm phát huy vai trò của TCTD tại Việt Nam, Chiến lược TCTD quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây đã xác định rõ mục tiêu tổng quát của chiến lược TCTD là: Mọi người dân và DN đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững.

Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam đạt được một số chỉ tiêu cụ thể: Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính; ít nhất 250.000 DN nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%; doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP là 3,5%. Chiến lược TCTD quốc gia đặt mục tiêu là phát triển một nền TCTD để mọi người dân và DN được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp, trong đó chú trọng đến nhóm thu nhập thấp, DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ.

Một trong những nhiệm vụ nổi bật của Chiến lược là đẩy mạnh thanh toán không t.iền mặt đối với người dân, DN như: thu, nộp thuế, phí, lệ phí, thu phạt hành chính, thanh toán hóa đơn định kỳ (điện, nước, viễn thông, học phí) hay chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng t.iền mặt… Tuy nhiên, khi các dịch vụ tài chính phát triển đến nhiều lĩnh vực nhỏ nhất của đời sống, đến tận vùng sâu, vùng xa thông qua mạng lưới hệ thống ngân hàng đại lý, ví điện tử, các kênh thanh toán hiện đại càng phải đòi hỏi một nền tảng chuyển mạch, thanh toán bù trừ vững mạnh. Vì thế, việc cho phép thêm các DN tham gia thị trường sẽ mở rộng hạ tầng để thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa không dùng t.iền mặt.

Mặt khác, Chiến lược cũng đề ra mục tiêu nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, DN có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo an ninh, an toàn, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển t.iền cho người dân và DN…

Mặc dù, mức độ bao phủ của hệ thống các tổ chức tài chính ở Việt Nam đã được mở rộng, nhưng tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện còn khiêm tốn so với nhu cầu và tiềm năng phát triển. Mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp so với mặt bằng chung của các nước. Các chính sách thúc đẩy tổ chức tín dụng còn phân tán ở nhiều chương trình, dự án khác nhau.

Thực tế hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân khu vực thành thị, khu vực nông thôn vẫn rất thiếu. Độ bao phủ của các điểm cung cấp dịch vụ còn mỏng với chi phí cao. Thanh toán qua thẻ hiện vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, hình thức thanh toán qua QR Code, ví điện tử còn thấp, trong khi đây đang là xu hướng mới. Muốn đưa dịch vụ đến với mọi người, xoá các vùng trắng dịch vụ như hiện nay thì đòi hỏi một hệ thống chuyển mạch lớn, hiện đại, liên thông được các phương tiện thanh toán mới… như cánh tay nối dài làm cơ sở phát triển và đưa các dịch vụ đến với mọi người.

Giải pháp phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

Để đạt được mục tiêu phát triển TCTD, Chiến lược TCTD quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: Hoàn thiện khôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu TCTD; phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối hỗ trợ cho người dân và DN tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, chi phí hợp lý; phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của TCTD; hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy TCTD…

Để đạt được các nhiệm vụ, giải pháp tổng quan nêu trên, các giải pháp cụ thể cần thực hiện nhằm thúc đẩy TCTD phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam gồm:

Thứ nhất, rà soát hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ ngân hàng như tín dụng, thanh toán, hoạt động bảo lãnh, cung cấp dịch vụ tài chính… nhất là ứng dụng khoa học công nghệ đại như điện toán đám mây, thiết bị di động, phân tích dữ liệu lớn và mạng xã hội… để tiến tới dịch vụ TCTD. Hiện nay, hành lang pháp lý hiện hành còn nhiều quy định chưa tương thích với bối cảnh và tình hình thực tế, do vậy chưa thực sự thúc đẩy cho sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng nhất là với vấn đề ngân hàng điện tử, các dịch vụ thanh toán di động – một trụ cột cần ưu tiên phát triển trong thời gian tới. Điều này đòi hỏi việc sửa đổi, bổ sung một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, cũng như xây dựng hành lang pháp lý mới nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán là cần thiết.

Thứ hai, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính bền vững tạo điều kiện phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối hiện đại. Để làm được điều đó, cần phải nâng cấp hạ tầng công nghệ tương thích với nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại; đồng thời, có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự có khả năng vận hành và làm chủ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu ngày càng phức tạp, cũng như đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình hoạt động.

Thứ ba, xây dựng hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính hoạt động an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm. Trong đó, phát huy vai trò của các tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cùng những loại hình định chế đặc biệt khác như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…; Mục tiêu là các dịch vụ tài chính cơ bản được cung cấp đến những đối tượng bị loại trừ tài chính theo cách thức phù hợp, thông qua các kênh phân phối từ truyền thống đến hiện đại. Hệ thống ngân hàng vẫn cần được coi là xương sống của hệ thống tài chính Việt Nam khi mà tài sản của các ngân hàng chiếm tới 200% GDP và hơn 90% tổng tài sản của các định chế tài chính. Với lợi thế này, trong thời gian tới cần có chính sách khuyến khích nhằm đảm bảo phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động của hệ thống ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng đa dạng hóa các hình thức cho vay, các sản phẩm tín dụng…

Thứ tư, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng về di động và internet, tạo nền tảng cho sự phát triển số hóa dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và các công ty fintech nói riêng. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các chính sách miễn, giảm thuế, khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực fintech.

Thứ năm, nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng tài chính của người dân. Giáo dục tài chính sẽ giúp nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của người dân. Qua đó, giúp người dân hiểu được vai trò, lợi ích của các sản phẩm tài chính trong việc cải thiện cuộc sống của các cá nhân, cũng như hộ gia đình, từ đó khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

Thứ sáu, xây dựng cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính và tiếp cận TCTD để thực thi việc xếp hạng tín nhiệm với các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong phát triển TCTD; Tăng cường công tác bảo mật an ninh công nghệ thông tin trong các hoạt động tài chính, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính.

Thứ bảy, tạo cơ chế huy động nguồn cho các tổ chức cung cấp tài chính chuyên phục vụ người nghèo; Hoàn thiện cơ chế hoặc giải pháp hỗ trợ trực tiếp nhằm tạo nguồn vốn hoạt động cho các tổ chức cung cấp tài chính vi mô.

Thứ tám, làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục tài chính để làm thay đổi nhận thức của người dân về TCTD. Hầu hết các cuộc điều tra về tài chính ngân hàng tiến hành trong thời gian qua cho thấy, một phần lớn dân số không có đủ kiến thức, thậm chí là kiến thức cơ bản, để hiểu về sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan các sản phẩm tài chính. Hơn nữa, một bộ phận lớn các cá nhân không biết lập kế hoạch ngân sách cho tương lai và không thực hiện hiệu quả quyết định quản lý tài chính của mình.

Kho bạc Nhà nước: Nối dài truyền thống quản lý ngân quỹ quốc gia

Trải qua một chặng đường dài phát triển và hoàn thiện, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã hình thành nên một truyền thống vẻ vang và đầy tự hào, làm t.iền đề cho những bước phát triển tiếp theo của ngành

Kho bạc Nhà nước: Nối dài truyền thống quản lý ngân quỹ quốc gia - Hình 1
Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Phú Thọ. Ảnh: Thùy Linh.

Chặng đường dài phát triển

Ngày 29/5/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố Quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính - t.iền thân của hệ thống KBNN Việt Nam. Trong thời kì kháng chiến, Nha Ngân khố Quốc gia đã có nhiều đóng góp quan trọng cho việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc, hoàn thành sứ mệnh được giao, là công cụ quan trọng của chính quyền cách mạng non trẻ đấu tranh chống lại những hoạt động của địch trên lĩnh vực tài chính - t.iền tệ, đặt nền móng đầu tiên cho nền tài chính của chế độ mới.

Sau đó, để đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý tài chính t.iền tệ và điều hành ngân sách của đất nước trong thời kì đổi mới, hệ thống KBNN tái thành lập theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 4/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng và chính thực đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1990 với 5 chức năng, nhiệm vụ chủ yếu.

Sau một chặng được dài phát triển, đến nay, hệ thống KBNN không chỉ đơn thuần là cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) mà còn trở thành đơn vị quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước, tổng kế toán nhà nước, thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Hệ thống KBNN đã có những bước tiến vượt bậc về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực; khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống Tài chính quốc gia thông qua việc hoạch định, triển khai các chính sách huy động vốn, quản lý và phân phối các nguồn lực tài chính của đất nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý và điều hành tài chính - NSNN.

Thưc hiẹn Chiên luơc phat triên Kho bac Nha nuơc đên nam 2020, hoat đọng cua hẹ thông Kho bac Nha nuơc (trong giai đoan 2001 - 2010) đa dân đi vao ôn đinh va phat triên theo huơng cai cach hiẹn đai hoa. Cong tac thu NSNN đa đuơc cai cach quy trinh theo huơng đon gian thu tuc hanh chinh, giam thiêu thơi gian va thu tuc nọp tiên cho nguơi nọp thuê; đông thơi, buơc đâu ưng dung co hiẹu qua cong nghẹ thong tin điẹn tư tien tiên vao quy trinh quan ly thu NSNN vơi viẹc hoan thanh giai đoan 1 cua dư an Hiẹn đai hoa thu NSNN.

Ngoài ra, cong tac kiêm soat chi NSNN đa đuơc đôi mơi dân theo mo hinh giao dich vien "1 cưa"; tach bọ phạn tiêp nhạn va xư ly hô so, qua đo tưng buơc thông nhât đâu môi va quy trinh kiêm soat chi ngan sach nha nuơc. Cong tac quan ly ngan quy nha nuơc trong giai đoan nay luon đam bao an toan, đap ưng đây đu, kip thơi cac nhu câu thanh toan chi tra cho cac đon vi giao dich, mạt khac, KBNN cung tiêp tuc sư dung nguôn ngan quy tam thơi nhan rôi đê tam ưng cho NSNN, tao tiên đê cho viẹc nghien cưu cai cach cong tac quan ly ngan quy nha nuơc theo huơng an toan, hiẹu qua trong giai đoan sau.

Hướng tới nền tảng kho bạc số

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 đang được đặt ra với mục tiêu tổng quát: Xây dựng KBNN hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt các chức năng quản lý quỹ NSNN; quản lý NQNN và huy động vốn cho NSNN và tổng kế toán nhà nước dựa trên 03 trụ cột phát triển chính: Nâng cao chất lượng dịch vụ kho bạc, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ; Tổ chức bộ máy thống nhất theo mô hình kho bạc khu vực, hướng tới mô hình kho bạc 2 cấp;

Hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để hướng tới hình thành "kho bạc số", gắn hiện đại hóa các chức năng của kho bạc với đổi mới mô hình tổ chức hoạt động KBNN, hướng tới các thông lệ tốt trên thế giới; đồng thời, lấy công nghệ thông tin là khâu đột phá, trong đó chuyển đổi số là giải pháp xuyên suốt của quá trình thực hiện.

Trên cơ sở đó, KBNN đề ra một số định hướng cải cách chủ yếu trong những năm tiếp theo, trong đó trọng điểm là việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quỹ NSNN thông qua việc gắn kết chặt chẽ các khâu của quá trình phân bổ, thực hiện, quyết toán NSNN trên cơ sở liên thông dữ liệu điện tử và hoàn thiện khung kiểm soát chi NSNN. Điện tử hóa các giao dịch thu, chi NSNN nhằm giảm thiểu chi phí và nâng cao tốc độ xử lý giao dịch, đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu thu, chi NSNN theo thời gian thực.

Công tác huy động vốn cho NSNN cũng phải phù hợp với mục tiêu của các chiến lược, kế hoạch, chương trình quản lý nợ công và kế hoạch vay nợ của Chính phủ, đảm bảo việc huy động hiệu quả và với chi phí tối ưu, hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu chính phủ. Quản lý ngân quỹ nhà nước chủ động theo nguyên tắc thị trường, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và các đơn vị giao dịch tại KBNN; sử dụng hiệu quả nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi.

Đáng chú ý, KBNN sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin tài chính - NSNN, phục vụ công tác quản lý, điều hành, giải trình của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và công tác kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và người dân. Từng bước rút ngắn thời gian lập, đệ trình báo cáo tài chính nhà nước, báo cáo quyết toán NSNN còn không quá 9 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, ngân sách.

Giai đoạn này, KBNN sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện nền tảng kho bạc số, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của KBNN; phát triển kho bạc số dựa trên công nghệ kỹ thuật số; đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một anh tài "nam thần" bị trưởng FC nói xấu không khác gì antifan, mâu thuẫn nội bộ căng thẳng khắp MXH Threads!
15:15:07 21/09/2024
Làng Nủ qua lời kể của Hoàng Hường, 1 chi tiết lạ khiến người nghe phải sốc!
16:51:05 21/09/2024
Hằng Du Mục "xanh mặt" vì bà Nguyễn Phương Hằng, lên livestream nhắc tên đã rén
16:14:46 21/09/2024
Maysaa: Hotgirl Lào bị nghi hẹn hò Quang Linh Vlogs, đưa về nhà gặp mặt bố mẹ
16:59:36 21/09/2024
Vũ Cát Tường tuyên bố thời điểm đám cưới hậu công khai giới tính, khoe bạn gái
14:47:08 21/09/2024
Quốc Nghiệp lộ ảnh đi biểu diễn đường phố, ở lại Mỹ tìm kế mưu sinh?
16:39:16 21/09/2024
DV Hoàng Anh khoe đổi quốc tịch nước ngoài, đòi bỏ tên tiếng Việt gây phẫn nộ
17:04:56 21/09/2024
Lưu Thi Thi hết thời bị đàn em nẫng tay trên, mất hợp đồng còn cay đắng hôn nhân
16:24:16 21/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

MC Phan Anh bất ngờ xuất hiện tại buổi tổng duyệt liveshow thiện nguyện của Duy Mạnh - Tuấn Hưng

Nhạc việt

19:43:11 21/09/2024
Một trong những sự kiện đang được người hâm mộ mong chờ nhất tối 21/9 chính là liveshow Anh Em Kết Đoàn - đêm nhạc thiện nguyện được tổ chức với sự tham gia của hai nam nghệ sĩ Duy Mạnh - Tuấn Hưng.

Tôn Bằng lần đầu tiên gặp lại các con sau cuộc l.y h.ôn chấn động, người thân Hằng Du Mục nơm nớp lo sợ

Netizen

19:41:54 21/09/2024
Mối quan hệ giữa Hằng Du Mục cùng các con và chồng cũ Tôn Bằng vẫn nhận được nhiều quan tâm sau khi l.y h.ôn. Nếu Hằng Du Mục tỏ rõ thái độ với chồng cũ thì 2 con trai riêng của Tôn Bằng chưa từng đề cập

T.rúng s.ố độc đắc vào 2 ngày liên tiếp (22/9-23/9), 3 con giáp 'ngồi mát ăn bát vàng', t.iền kéo về chật két

Trắc nghiệm

19:40:52 21/09/2024
3 con giáp ngồi mát ăn bát vàng , t.iền kéo về chật két, sự nghiệp lội ngược dòng thăng tiến ngoạn mục. Người t.uổi Tý sẽ được cấp trên, đồng nghiệp tin tưởng, đ.ánh giá cao, đạt được hiệu suất cao nên dễ tăng lương tăng bổng

Nhật Bản sơ tán hàng chục nghìn người tại nơi từng xảy ra động đất mạnh vào đầu năm

Thế giới

19:39:35 21/09/2024
Nhà dự báo thời tiết Satoshi Sugimoto của JMA nói với truyên thông rằng các khu vực nằm trong cảnh báo đang phải hứng chịu mưa lớn với mức độ chưa từng có. Ông đồng thời khẳng định đây là tình huống cần đảm bảo an toàn ngay lập tức.

Đi Giữa Trời Rực Rỡ: Pu - Chải bị oan, Thái mới là người khiến khán giả bỏ phim

Phim việt

19:00:37 21/09/2024
Trong khi cặp đôi chính Pu - Chải được khen nức nở về diễn xuất thì khán giả hiện tại đang rất thất vọng với một nam phụ. Bởi không chỉ diễn xuất tệ mà nhân vật của anh chàng cũng không thấm nổi.

'Bí mật' phía sau những chiếc chăn, ga màu trắng ở khách sạn

Sáng tạo

18:48:14 21/09/2024
Không ít người cho rằng việc sử dụng khăn tắm hay vỏ chăn, ga gối màu trắng trong khách sạn là điều vô lý vì đây là màu sắc dễ bám bẩn và ố vàng.

Phim của Selena Gomez đại diện nước Pháp tranh giải Oscar 2025

Hậu trường phim

17:47:02 21/09/2024
Emilia Pérez là bộ phim gây tiếng vang lớn thời gian qua mang về nhiều g.iải t.hưởng. Phim với sự góp mặt của Selena Gomez, Zoe Saldaa, Karla Sofía Gascón...

Nam diễn viên Việt phát ngôn gây tranh cãi khi lấy quốc tịch nước khác: Sống vất vả ở nước ngoài

Sao việt

17:44:13 21/09/2024
Việc phủ nhận tên tiếng Việt như Hoàng Anh khiến nhiều khán giả bức xúc. Dưới bài đăng của nam diễn viên, cư dân mạng để lại bình luận góp ý, song đến nay anh vẫn có thái độ phớt lờ.

Á hậu Bùi Khánh Linh: "Tôi sốc 1 điều ở Đảo thiên đường, nhưng không phải vì bình luận khán giả"

Tv show

17:41:38 21/09/2024
Á hậu Bùi Khánh Linh đang là gương mặt nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả truyền hình, những người mê mệt show hẹn hò Đảo thiên đường.

Hot: Park Bom (2NE1) đổ bộ Tân Sơn Nhất, khoe ngoại hình khó nhận ra!

Sao châu á

17:35:00 21/09/2024
Từng có quãng thời gian ngoại hình trồi sụt nhưng đến nay Park Bom đã giảm cân thành công và lấy lại được vóc dáng thon gọn.

Mourinho 'thổi lửa' cho trận derby bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ

Sao thể thao

17:33:53 21/09/2024
Jose Mourinho hâm nóng và sẵn sàng cho lần đầu tiên xuất hiện ở trận Kinh điển bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ, khi Fenerbahce tiếp Galatasaray.