Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững Việt Nam-Campuchia
Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai trong vòng 1 năm của Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam- Campuchia tiếp tục có những phát triển tốt đẹp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Camphuchia Samdech Techo Hun Sen nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao lần thứ ba Ủy hội Mekong quốc tế tại Siam Reap, Campuchia, ngày 4/4/2018. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Vương quốc Campuchia thăm chính thức Việt Nam từ ngày 4-5/10/2019.
Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai trong vòng 1 năm của Thủ tướng Hun Sen, sau khi Campuchia thành lập Chính phủ nhiệm kỳ VI vào tháng 9/2018.
Quan hệ song phương có nhiều tiến triển tích cực
Thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống.
Mối quan hệ này đã được nhiều thế hệ Lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, kể cả bằng sinh mệnh của mình. Bên cạnh đó, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước cũng đang trên đà phát triển tốt đẹp.
Quan hệ song phương Việt Nam-Campuchia có nhiều tiến triển tích cực. Hoạt động trao đổi đoàn giữa hai bên được duy trì ở cả cấp cao và các bộ, ngành, địa phương, củng cố thêm sự tin cậy giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Sau bầu cử Quốc hội khóa VI của Campuchia và Chính phủ mới được thành lập, hai bên trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao quan trọng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm cấp nhà nước Campuchia (25- 26/2/2019); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 28 (APPF 28) tại Campuchia tháng 1/2019.
Việt Nam đón Quốc vương Campuchia thăm nghỉ dưỡng (19-21/12/2018); Thủ tướng Hun Sen thăm chính thức (6-8/12/2018) và dự tang lễ cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh (2-3/5/2019); Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin thăm chính thức (28-30/5/2019); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn thăm chính thức từ 26-27/11/2018; tổ chức Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 10 từ 9-10/1/2019; kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (ngày 4/1/2019).
Thủ tướng hai nước thường xuyên gặp gỡ tại các diễn đàn đa phương.
Tháng 8/2019, hai bên đã tổ chức Kỳ họp lần thứ 17 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật.
Triển khai Kế hoạch hợp tác an ninh-quốc phòng hằng năm, hai bên đã tiến hành Đối thoại Chính sách quốc phòng thường niên, trao đổi thường xuyên các chuyến thăm cấp cao quốc phòng, giữa các quân khu, quân chủng, đơn vị quân đội, phối hợp tốt trong công tác tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia, tổ chức Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam-Campuchia; tuần tra chung trên biển lần thứ 56 giữa Vùng 5 Hải Quân và Căn cứ Biển Campuchia.
Hợp tác an ninh được đẩy mạnh, hai bên tăng cường phối hợp trong công tác phòng chống các loại tội phạm, giữ ổn định an ninh trật tự khu vực biên giới.
Trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, hai nước đã phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV), Hợp tác bốn nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV), Chiến lược Hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS), ASEAN, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Liên hợp quốc… góp phần nâng cao uy tín, vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.
Việt Nam ủng hộ Campuchia ứng cử là thành viên Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2017-2019. Campuchia ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2016-2018, Hội đồng Điều hành Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) nhiệm kỳ 2017-2020, Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2017-2021, Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Video đang HOT
Hai bên nhất trí phối hợp trong năm 2020 khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò là Chủ tịch ASEAN và Campuchia tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM 13).
Hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực
Những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng đều và đạt mức tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018 với hơn 4,7 tỷ USD (tăng 24% so với năm 2017), 8 tháng đầu năm 2019 đã đạt hơn 3 tỷ USD.
Về đầu tư, Việt Nam có trên 200 dự án đầu tư vào Campuchia, đứng tốp 5 nước có đầu tư lớn nhất ở Campuchia tổng vốn đăng ký trên 3 tỷ USD, tập trung trong một số lĩnh vực như trồng cao su, viễn thông, tài chính, ngân hàng, năng lượng…
Các công ty lớn của Việt Nam đầu tư vào Campuchia gồm Miliket, Vifon, Bitis, Bình Điền, Acecook, các ngân hàng lớn như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB), doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam (Viettel, Cao su, Điện lực.)
Hai bên đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Thỏa thuận về thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Campuchia giai đoạn 2019-2020; Chiến lược hợp tác giao thông vận tải tầm nhìn đến năm 2030; Hiệp định sửa đổi Hiệp định vận tải đường bộ, sửa đổi Hiệp định vận tải đường thủy.
Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Campuchia hằng năm với một số dự án hợp tác tiêu biểu giữa hai nước như Nhà làm việc của Ban Thư ký Quốc hội Campuchia; Trung tâm cai nghiện tự nguyện tại tỉnh Sihanouk; tăng cường năng lực cho các đài phát thanh, truyền hình Campuchia; Trường Trung học Phổ thông ở tỉnh Mondullkiri, chợ biên giới kiểu mẫu tại xã Đa, tỉnh Tbong Khmum…
Lĩnh vực hợp tác về giáo dục-đào tạo, Việt Nam cung cấp trung bình 100 suất học bổng/năm theo diện Hiệp định và hàng trăm suất học bổng trên các lĩnh vực.
Về y tế, hai bên hợp tác tạo điều kiện cho người dân Campuchia sang Việt Nam khám chữa bệnh với mức viện phí tương đương công dân Việt Nam.
Năm 2017, du khách Việt Nam thăm Campuchia đạt khoảng 800.000 người, năm 2018 đạt 835.000 người, là nước có lượng khách du lịch đến Campuchia đứng thứ hai.
Xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định lâu dài
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia có chiều dài khoảng 1.245km. Trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành nhiều đợt đàm phán, ký kết được nhiều văn kiện pháp lý để ghi nhận thành quả giải quyết biên giới giữa hai nước, góp phần xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định lâu dài, góp phần bảo vệ an ninh biên giới, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống của nhân dân hai bên khu vực biên giới.
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia đã được hoạch định trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 27/12/1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 10/10/2005.
Trên cơ sở hai Hiệp ước này, Việt Nam và Campuchia đã triển khai công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền từ đầu năm 1986.
Tính tới thời điểm đầu tháng 12/2018, hai bên đã xác định, xây dựng được 315/371 cột mốc chính, trong đó có cột mốc ở ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, cột mốc có số hiệu cuối cùng 314 trên đường biên giới đất liền, các cột mốc đại có gắn quốc huy ở 10/10 cặp cửa khẩu quốc tế, các cột mốc ở hầu hết các cửa khẩu chính, ở nơi có đường giao thông lớn qua lại biên giới, khu vực đông dân cư….
Về công tác phân giới và lập hồ sơ, tính đến tháng 9/2019, hai bên đã hoàn thành công tác phân giới trên thực địa, lập hồ sơ khoảng 1.045km đường biên giới.
Căn cứ số lượng cột mốc chính đã cắm và số chiều dài đường biên giới đã phân giới được, công tác phân giới, cắm mốc đã đạt khoảng 84% khối lượng công việc.
Về việc lập bộ bản đồ địa hình biên giới mới tỷ lệ 1/25.000, theo quy định của Hiệp ước bổ sung 2005, từ năm 2011-2012, hai bên đã thuê Công ty Blom Infor A/S của Đan Mạch lập bộ bản đồ địa hình biên giới mới.
Tháng 5/2018, hai bên tiếp tục thuê Công ty Niras Mapping A/S (là công ty Blom Infor A/S trước đây) hoàn thiện bộ bản đồ gồm các công việc như cập nhật bản đồ; thể hiện thành quả phân giới, cắm mốc lên bản đồ và in bản đồ.
Tháng 9/2019, Công ty Niras Mapping A/S hoàn thành bộ bản đồ địa hình biên giới thể hiện đầy đủ, chi tiết đường biên, mốc giới theo kết quả phân giới, cắm mốc đã đạt được để đính kèm Nghị định thư phân giới, cắm mốc.
Để thực hiện mục tiêu pháp lý hóa thành quả phân giới, cắm mốc đã đạt được, thời gian tới, hai bên cần hoàn thành nốt việc xác định, xây dựng cột mốc phụ số 22/2 thuộc khu vực làng Tà Ngà của Campuchia giữa tỉnh Kon Tum-Rattanakiri; hoàn thiện các thủ tục đối nội, đối ngoại để hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc (84%) được phê chuẩn, có hiệu lực.
Đối với khối lượng công tác phân giới cắm mốc còn lại, hai bên tiếp tục trao đổi, đàm phán tìm giải pháp công bằng, hợp lý để giải quyết các đoạn biên giới này…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Campuchia tiếp tục có những phát triển tốt đẹp, khẳng định chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ, trong đó ưu tiên cao trong việc gìn giữ, vun đắp và phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia.
Chuyến thăm cũng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác biên giới, giao thông vận tải./.
Theo Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam )
Macao đón chờ con bạc từ Đông Nam Á sau cuộc truy quét của TQ
Cuộc trấn áp cờ bạc hải ngoại của Trung Quốc gây khó khăn cho các nhà khai thác trực tuyến ở Campuchia và Philippines nhưng lại mang tới cơ hội cho các sòng bạc Macao.
Chiến dịch của Bắc Kinh bắt đầu sau khi một tờ báo nhà nước đầu tháng 6 chỉ trích Suncity Group, công ty lớn nhất trong số các công ty giải trí Macao chuyên tổ chức các chuyến du lịch cờ bạc cao cấp, vì gây tổn hại xã hội và gây thất thoát dòng tiền bằng cách kết nối các VIP Trung Quốc với các dịch vụ đánh bạc ở Đông Nam Á.
Vài ngày sau, Bộ trưởng Công an Trung Quốc Triệu Khắc Chí công khai tuyên bố đàn áp các tổ chức liên quan đến đánh bạc xuyên biên giới.
Các nhà quản lý Macao hưởng ứng bằng cách chỉ đạo các nhà điều hành dịch vụ giải trí thành phố cắt giảm tiếp thị các dịch vụ đánh bạc ở nước ngoài và ngừng thanh toán các khoản nợ cá cược ở nước ngoài.
Dồn các con bạc về Macao
Về phần mình, Suncity đã tổ chức họp báo ở Macao, phủ nhận liên quan đến hoạt động bất hợp pháp hoặc đánh bạc trực tuyến, nhưng Giám đốc điều hành Alvin Chau cam kết sẽ điều chỉnh tất cả hoạt động ở nước ngoài của công ty phù hợp với luật pháp thành phố.
Công ty này sau đó cho biết họ sẽ đóng cửa hai câu lạc bộ VIP tại Australia nhưng đồng thời, họ đã mở một câu lạc bộ mới trong sòng bạc của Resorts World Manila, đồng sở hữu bởi Genting và công ty địa phương Alliance Global Group của Malaysia.
Doanh thu hàng tháng từ sòng bạc của Macao đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và đồng nhân dân tệ suy yếu. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Praveen Choudhary, giám đốc phân tích cờ bạc châu Á của Morgan Stanley, cuộc trấn áp của Bắc Kinh đã làm khiếp vía các con bạc và nhà bạc, với lượng cá cược VIP tại Macao của Suncity giảm hơn 30% trong tháng 8 so với một năm trước đó.
Hầu hết hình thức đánh bạc là bất hợp pháp ở Trung Quốc, và Macao, cựu thuộc địa Bồ Đào Nha, khu vực bán tự trị gần Hong Kong, là nơi duy nhất ở đất nước cho phép đánh bạc.
Cuộc trấn áp đã gián tiếp củng cố tình trạng này. Đánh bạc ở Macao được chấp nhận vì Bắc Kinh có thể dễ dàng theo dõi các hoạt động của công dân tại đó. Các nhà quan sát cho biết điều này đã khiến các doanh nghiệp cờ bạc Macao chuyển trọng tâm trở lại thành phố.
Bắc Kinh đang nhắm mục tiêu từ các đại lý Trung Quốc giàu có tới các sòng bạc nước ngoài.
Năm 2015, cảnh sát đã bắt giữ 13 nhân viên của các nhà điều hành sòng bạc Hàn Quốc Paradise và Grand Korea Leisure với cáo buộc tiếp thị cờ bạc ngoài khơi không phù hợp. Trong một cuộc điều tra khác, cảnh sát đã bắt giữ 19 nhân viên làm việc cho Crown Resorts của Australia.
Nếu các nhà điều hành sòng bạc Macao không kiềm chế các hoạt động ở nước ngoài, "Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu cuộc đàn áp rộng lớn hơn", chuyên gia phân tích Vitaly Umansky của Bernstein Research cho biết trong một báo cáo gần đây.
Cạnh tranh với Đông Nam Á
Các con bạc và nhà điều hành sòng bạc Trung Quốc đang tìm kiếm sự ủng hộ ngày càng tăng đối với Đông Nam Á trong những năm gần đây do các ưu đãi tài chính.
Các sòng bạc trong khu vực thường trả hoa hồng và chiết khấu cao hơn nhiều so với ở Macao, phần lớn do thuế cờ bạc thấp ở Đông Nam Á. Các nhà phân tích cho biết NagaWorld ở Phnom Penh trả hoa hồng với mức gần gấp đôi mức tối đa cho phép của chính phủ Macao.
Grant Govertsen ước tính các sòng bạc Đông Nam Á đã thu về hơn 1,4 tỷ USD tiền lãi VIP từ Macao vào năm 2018, nhờ cải thiện chất lượng cơ sở, chẳng hạn Naga 2.
Do đó, tổng số tiền thắng cược của Macao từ các con bạc VIP đã giảm 14,5% trong nửa đầu năm xuống còn 8,89 tỷ USD so với một năm trước đó, theo dữ liệu của Cục Điều phối và Thanh tra Cờ bạc Macao.
Doanh thu VIP của Suncity theo thị trường. Đồ họa: Nikkei Asian Review.
Trong khi các nhà phân tích hy vọng các sòng bạc Macao sẽ có được sự thúc đẩy từ cuộc trấn áp hiện tại, họ gặp khó khăn khi dự đoán khi nào nó sẽ có hiệu quả và hiệu quả đến đâu.
Mặc dù có một số dấu hiệu cho thấy hoạt động VIP đang gia tăng, các con bạc VIP ở Đông Nam Á có thể ngần ngại quay lại Macao.
"Họ cảm thấy bị theo dõi khi ở Macao, tất nhiên là như vậy", một giám đốc điều hành sòng bạc kỳ cựu cho biết.
Thật vậy, một số nhà quan sát trong ngành cho biết nhiều vụ cá cược của Trung Quốc được đặt ở Campuchia và Philippines được gọi là cá cược "ủy nhiệm": con bạc tại nhà ở đại lục, được kết nối bằng liên kết video, đặt cược qua điện thoại thông qua các đại lý đáng tin cậy tại bàn, điều không được phép ở Macao.
Vì các vụ cá cược có hiệu lực được đặt từ đại lục nên hoạt động này đặc biệt gây lo ngại ở Bắc Kinh.
Đối với các khách hàng VIP Trung Quốc của sòng bạc Macao, nền kinh tế chậm phát triển, đồng nhân dân tệ suy yếu và cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ tiếp tục gây tâm lý lo ngại và rất ít nhà quan sát sẵn sàng kêu gọi chấm dứt tình trạng thua lỗ của thành phố.
"Đa số khách hàng tới Macao là từ tỉnh Quảng Đông và đây là trung tâm sản xuất lớn. Chiến tranh thương mại đã mang đến lo ngại lớn cho tất cả các ông chủ và chủ sở hữu. Tôi khá chắc chắn rằng họ không có tâm trạng để đánh bạc", ông Ma nói.
Theo Zing.vn/Nikkei Asian Review
Thủ tướng Hun Sen thăm chính thức Việt Nam ngày 4-5/10 Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 4 và 5/10, theo tin từ Bộ Ngoại giao. Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao chính phủ Campuchia thăm chính thức Việt Nam từ ngày 4 đến ngày 5/10. Chuyến thăm diễn...