Phát triển nhà ở tại Hà Nội – Bài 1: Nỗ lực trong ‘cơn khát’
Với thực trạng đô thị phát triển nhanh chóng, khiến vùng lõi, vùng nội đô, phố cổ, phố cũ của Hà Nội đang được ví như chiếc áo chật hẹp.
Hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm). Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Vốn dĩ mật độ dân số ở trung tâm đã khá lớn, cộng thêm tình hình nhập cư từ các tỉnh, thành trong cả nước về lao động, học tập, sinh sống khiến Hà Nội đang dần quá tải.
Vì vậy, vấn đề nhà ở cho lao động, học sinh sinh viên, công chức, người dân đang trở nên cấp thiết và nhức nhối hơn khi nào hết. Đây cũng là vấn đề thời sự nhiêu tranh luận, khó giải quyết trong thời gian dài vừa qua.
Bài 1: Nỗ lực trong ‘cơn khát’
Trong suốt chiều dài phát triển của Thủ đô, vấn đề xây dựng và quy hoạch luôn được quan tâm, thậm chí nóng bỏng tại các nghị trường hay là dư luận xã hội. Quỹ đất ở trung tâm ngày càng hạn hẹp, đắt đỏ, khiến người lao động nghèo khó thực hiện giấc mơ có nhà ở.
Trong lúc đó, các nhà chung cư, tập thể, biệt thự cũ nát vẫn chưa tìm ra được lối thoát trong chuyển đổi, xây dựng và cải tạo lại. Mặc dù chính quyền Hà Nội thời gian qua đã hết sức nỗ lực, nhưng câu chuyện “cung – cầu” nhà ở luôn ở tình trạng thiếu và “khát”.
Theo số liệu mới nhất của UBND thành phố Hà Nội vừa công bố, tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng diện tích sàn nhà ở trên toàn địa bàn Thành phố đạt khoảng 224,73 triệu m2. Diện tích bình quân đầu người đạt khoảng 27,25 m2/người, vượt mục tiêu Chương trình phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 (khoảng 26,3 m2/người). Tổng diện tích nhà ở toàn thành phố đã tăng thêm khoảng 49,67 triệu m2 so với năm 2016 (đạt 175,05 triệu m2 sàn).
Video đang HOT
Những con số trên có thể chứng minh Hà Nội đã nỗ lực vượt bậc để hoàn thành chương trình nhà ở trong một giai đoạn. Tuy nhiên, trong thực tiễn có thể thấy nhu cầu về nhà ở lại ngày càng rất lớn, nhiều người phải thuê nhà đắt đỏ hoặc sống trong môi trường tạm bợ, thiếu điều kiện vật chất. Đặc biệt, gần đây do thiếu nguồn cung giá nhà chung cư trên toàn địa bàn Hà Nội tăng chóng mặt và tốc độ đứng đầu cả nước.
Có thể chứng minh nhu cầu thực tế đối với nhà ở công nhân trên đia bàn được xác định như sau: năm 2015, thành phố có 8 khu công nghiệp hoạt động, với 1.434,2 ha và khoảng 138.581 công nhân, người lao động; năm 2020 có tổng số 10 khu công nghiệp hoạt động với diện tích 1.347,42 ha; trong đó, có 9 khu với diện tích 1.270,5 a đã hoạt động ổn định có tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%, thu hút gần 165 nghìn người lao động.
Để giải quyết bài toàn thiếu chỗ ở, thành phố Hà Nội đã chú trọng và nỗ lực tập trung cho phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng nhà.
Cụ thể, giai đoạn từ trước cho đến năm 2015, Hà Nội có tổng diện tích nhà ở xã hội đã phát triển là 1.955.427 m2 sàn, đạt khoảng 69,2% so với nhu cầu thực tế (2.825.034 m2 sàn) và khoảng 50% mục tiêu Chương trình (3.940.000 m2 sàn); trong đó, 245.749 m2 sàn nhà ở cho công nhân; 363.008 m2 sàn nhà ở sinh viên; 1.346.670 m2 sàn nhà ở cho người thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác.
Trong giai đoạn 2016 – 2020 có 25 dự án đã hoàn thành với 1.254.087 m2 sàn nhà ở xã hội, trong đó, nhà sinh viên (ký túc xá) có 2 dự án với 27.201 m2 sàn; nhà ở cho công nhân, không có dự án hoàn thành giai đoạn này; nhà ở phục vụ các đối tượng theo quy định tại
Điều 49 của Luật Nhà ở có 23 dự án với khoảng 1.226.886 m2 sàn, 12.659 căn hộ.
Năm 2021 và 8 tháng năm 2022 có 3 dự án đã hoàn thành với 218.431 m2 sàn nhà ở xã hội, 2.404 căn hộ, trong đó, nhà ở cho công nhân có 1 dự án với khoảng 130.220 m2 sàn, 1.170 căn hộ; nhà ở phục vụ các đối tượng theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở có 2 dự án với khoảng 88.211 m2 sàn, 1.234 căn hộ.
Ngoài ra, hiện có 49 dự án đang triển khai với 3.920.915 m2 sàn nhà ở xã hội; trong đó, nhà ở cho công nhân có 8 dự án với khoảng 444.711 m2 sàn nhà ở. Nhà ở phục vụ các đối tượng theo Điều 49 của Luật Nhà ở có 41 dự án với khoảng 3.476.204 m2 sàn (gồm: 25 dự án độc lập với khoảng 1.687.631 m2 sàn và 16 dự án nhà ở thương mại có nhà ở xã hội với khoảng 1.788.573 m2 sàn).
Ở lĩnh vực nhà tái định cư, giai đoạn đến năm 2015 đã phát triền 839.460 m2 sàn nhà ở tái định cư, đạt khoảng 52,5% mục tiêu Chương trình. Giai đoạn 2016-2020 có 40 dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư với 14.916 căn hộ tương đương khoảng 1.189.500 m2 sàn. Tuy nhiên, nhu cầu thực tế cần bố trí nhà tái định cư, nhất là phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng nhiều dự án là rất lớn.
Đối với cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang là vấn đề khó khăn, tồn tại nhiều năm, dẫn tới không những chất lượng chỗ ở của người dân chưa cao, mà còn thiếu thốn.
Theo thống kê đến năm 2020, trên địa bàn thành phố có 1.579 nhà chung cư chủ yếu được xây dựng khoảng từ trước năm 1954 và từ năm 1960-1994 tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và nội đô lịch sử.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5 m2.
Ảnh minh họa: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Đến nay, đã có 20 dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ hoàn thành đưa vào sử dụng (trong đó, trước năm 2016 có 15 dự án; giai đoạn 2016 – 2020 có 04 dự án và trong quý I/2022 có thêm 1 dự án hoàn thành); ngoài ra, có 7 chung cư cũ nguy hiểm cấp D đã cải tạo xây dựng lại hoàn thành đưa vào sử dụng (không thuộc danh mục 1.579 chung cư cũ). Hiện nay, có 9 dự án đang triển khai thực hiện cái tạo, xây dựng lại.
UBND thành phố đã tổ chức rà soát, đánh giá quá trình thực hiện cải tạo, xây dụng lại chung cư cũ, xác định các nội dung khó khăn, vướng mắc để nghiên cứu, xây dựng Đề án cải tạo, xây dụng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề án đã được Thành ủy, HĐND Thành phố thống nhất chủ trương để ban hành nhằm đẩy nhanh tiến độ cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.
Mặc dù hiện nay đã có đề án cải tạo, xây dựng lại các chung cư, nhưng có thể thấy đây là chương trình có khối lượng công việc khổng lồ, với rất nhiều vướng mắc từ cơ chế chính sách, cũng như thực tiễn khi triển khai, đặc biệt là liên quan đến quyền lợi của rất nhiều người có nhà tại đây.
Hà Nội: Hoàn thành kiểm định tập thể, chung cư cũ trước quý III/2023
Hà Nội vừa ban hành đề án đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại toàn diện các khu tập thể, chung cư cũ; hoàn thành kiểm định chung cư cũ trước quý III/2023; lập tổ công tác chọn chủ đầu tư xây dựng...
UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 5289/QĐ-UBND ban hành "Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội". Theo đó, Đề án xác định rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: Thành lập Hội đồng thẩm định của UBND TP (dự kiến trong 12/2021 - 1/2022); ban hành Kế hoạch kiểm định (dự kiến trong tháng 12/2021) với tiến độ thực hiện từng nhà chung cư cũ theo từng năm trong giai đoạn 2021 - 2025, chia làm 4 đợt và phấn đấu hoàn thành kiểm định tất cả chung cư cũ trên địa bàn TP trước quý III/2023.
TP Hà Nội thành lập tổ công tác chọn chủ đầu tư để đẩy nhanh cải tạo chung cư cũ, dự kiến sẽ hoàn thành việc kiểm định tập thể, chung cư cũ trước quý III/2023.
Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội trong tháng 12/2021. Trong đó, định hướng giải pháp quy hoạch đối với 3 mô hình cấp độ: Lập đồ án quy hoạch chi tiết với khu chung cư cũ quy mô từ 2 ha; lập tổng mặt bằng với nhóm chung cư cũ quy mô nhỏ hơn 2 ha; lập tổng mặt bằng và thực hiện đề án quy gom đối với nhà chung cư cũ độc lập, đơn lẻ để tái định cư tại chỗ.
TP Hà Nội dự kiến hoàn thành lập, trình duyệt quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng, đề án quy gom toàn bộ các khu chung cư, nhà chung cư trong quý IV/2023.
Nội dung Kế hoạch được thực hiện với quan điểm toàn diện, đồng bộ, có trọng điểm, bao gồm: Lập danh mục chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng lại đồng bộ, toàn diện với 3 nhóm (Nhóm các dự án đang triển khai chuyển tiếp từ giai đoạn trước năm 2021; nhóm dự kiến khởi công xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025; nhóm chuẩn bị đầu tư để triển khai giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, dự kiến các nguồn vốn thực hiện đối với từng dự án cụ thể; tạo lập quỹ nhà tái định cư tạm thời...
Thành phố quy định 3 hình thức lựa chọn nhà đầu tư gồm: Các chủ sở hữu thống nhất lựa chọn; đấu thầu lựa chọn; Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Hà Nội cũng sẽ thành lập Hội đồng thẩm định của UBND TP hoặc phân cấp cho UBND cấp huyện xem xét, thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bố trí nhà ở tạm cư cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
Thành phố cũng yêu cầu tạo lập quỹ nhà ở tạm cư, trong đó có thể sử dụng các quỹ nhà tái định cư có sẵn của thành phố; đầu tư xây dựng mới quỹ nhà tạm cư hoặc mua nhà ở thương mại để tạo lập quỹ nhà ở tạm cư... Đồng thời với việc xây dựng các kế hoạch triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, UBND TP Hà Nội phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và cơ quan liên quan theo nguyên tắc "5 rõ", có lộ trình, tiến độ triển khai cụ thể đối với từng nhiệm vụ...
Học sinh mắc COVID-19, một trường ở Hà Nội dừng học trực tiếp Một học sinh lớp 9 tại Trường THCS Minh Cường (huyện Thường Tín, Hà Nội) mắc COVID-19, nhà trường đã yêu cầu tạm dừng việc học trực tiếp, chuyển sang học online. Trường THCS Minh Cường, Thường Tín, TP Hà Nội - Ảnh: CTV Sáng 10-12, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trưởng Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thường Tín (Hà...