Phát triển ngành dịch vụ Logistics
Ngày 31-12 tới đây, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức hình thành và ngành dịch vụ Logistics (dịch vụ kho bãi vận tải) được coi là “xương sống” của hoạt động thương mại giữa các thành viên trong cộng đồng.
Xếp dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái.
Là “đầu tàu” kinh tế của đất nước, phát triển ngành dịch vụ Logistics được xem là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của TP Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam Đỗ Xuân Quang, sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành dịch vụ Logistics phát triển rất nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng từ 15 đến 20%, tổng chi phí dịch vụ Logistics chiếm khoảng 21% GDP. Cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành dịch vụ Logistics, trong đó TP Hồ Chí Minh chiếm hơn 60%.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để “tranh đua” với các DN cùng lĩnh vực của nước ngoài, nhưng nhìn chung, các DN hoạt động trong lĩnh vực Logistics của thành phố nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn yếu về vốn, về nguồn nhân lực và cả trong quản trị DN… “Cần phải nhanh chóng có giải pháp kết nối hạ tầng giao thông, nếu không sẽ phát sinh rất nhiều chi phí dẫn đến hạn chế sức cạnh tranh của ngành. Hiện tại, hạ tầng các cảng xa các khu công nghiệp (KCN), phải đi qua nhiều chặng đường gây tốn kém; các quy định thông quan còn nhiều vướng mắc; quản trị nguồn nhân lực còn yếu… Do đó, Nhà nước cần kêu gọi đầu tư vào ngành Logistisc, đồng thời có ưu đãi cho ngành này. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp lý về lĩnh vực này bảo đảm rõ ràng, đồng bộ, không nên phân biệt giữa DN trong và ngoài nước khi tham gia hội viên Hiệp hội Logistics Việt Nam…”, Chủ tịch Hiệp hội Đỗ Xuân Quang đề nghị.
Một trong những định hướng để phát triển hạ tầng Logistics là phải đồng bộ, nhưng hiện nay, hệ thống này tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn bất cập. Một số cảng biển lớn vẫn còn hoạt động cầm chừng mà nguyên nhân chính là do chưa có hệ thống đường bộ kết nối. Trong khi đó, một số cảng có đường bộ kết nối tốt thì lại quá tải, không theo kịp sự phát triển của nhu cầu Logistics tăng trưởng khá nhanh của DN. Bên cạnh đó, do thiếu nguồn nhân lực, cho nên việc triển khai hệ thống Logistics của thành phố còn chậm. Theo Thạc sĩ Cao Ngọc Thành (Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh), thành phố cần có những tính toán và bước đi phù hợp để giải quyết mối quan hệ về nguồn vốn giữa các định hướng và mục tiêu phát triển. Định hướng cần ưu tiên phát triển hạ tầng Logistics sẽ giúp cho thành phố có sự gia tăng về trình độ phát triển… Theo Trung tá Nguyễn Năng Toàn, Giám đốc Trung tâm Logistics Tân Cảng Sài Gòn, các DN Logistics Việt Nam hoạt động mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, cần phải tổ chức lại hoạt động Logistics theo hướng bài bản. Ở đây, vai trò của Nhà nước trong vấn đề định hướng phát triển về hạ tầng Logistics kết nối với hệ thống cảng biển, sân bay, các KCN và giảm hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến hải quan và các cơ quan Nhà nước khác là rất quan trọng. “Nếu chúng ta làm bài bản, có đầu tư chiều sâu và triển khai một cách đồng bộ thì chắc chắn chúng ta sẽ có chỗ đứng trên thị trường dịch vụ Logistics”, Trung tá Nguyễn Năng Toàn nhấn mạnh.
Cùng với đó, các DN phải chủ động tự đổi mới, tự nâng cao năng lực và tự hoàn thiện mình. Quan trọng hơn, các DN trong hiệp hội phải đoàn kết với nhau để cùng thắng trên sân nhà, cung cấp các dịch vụ Logistics tốt và chi phí hợp lý nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các DN xuất khẩu, nhập khẩu trong nước.
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Kho vận miền nam (Sotrans) Tiến sĩ Đặng Vũ Thành cho rằng, khả năng cạnh tranh dịch vụ Logistics của Việt Nam còn khá yếu so với các tập đoàn nước ngoài, điều này gây rất nhiều bất lợi cho các DN trong quá trình hội nhập. Do vậy, cần phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và công nghệ quản lý, nhất là nguồn nhân lực và sự kết nối. Các DN Việt Nam phải cùng thống nhất, chia sẻ với nhau thì mới phát huy được thế mạnh của mình.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật, hợp tác trong lĩnh vực Logistics là một trong những mục tiêu quan trọng của AEC. Từ năm 2011, trên cơ sở kế thừa các chương trình phát triển giao thông vận tải giai đoạn trước, ASEAN đã triển khai thực hiện đồng bộ kế hoạch chiến lược giao thông vận tải các nước ASEAN và kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN giai đoạn 2011 – 2015 nhằm xây dựng sự kết nối về hạ tầng, về thể chế và con người, tạo nền móng cho việc hợp tác trong lĩnh vực Logistics nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang xếp hạng 48 toàn cầu và xếp thứ tư trong các nước ASEAN về chỉ số hoạt động Logistics. Trong đó, chỉ số về phát triển kết cấu hạ tầng Logistics liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Việt Nam đã ưu tiên đẩy nhanh quá trình hội nhập trong lĩnh vực Logistics giữa các nước ASEAN, đồng thời đã tích cực và chủ động thực hiện các cam kết về hội nhập nền kinh tế khu vực toàn diện. Lĩnh vực giao thông vận tải hiện đang chiếm tới khoảng 60% thị phần về chi phí Logistics và thời gian qua, chúng ta đã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, sân bay, nhà ga… TRÊN bước đường phát triển và hội nhập, riêng lĩnh vực Logistics, Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: nguồn nhân lực còn thiếu; kết nối giữa các phương thức vận tải tại các đầu mối vận tải như cảng biển, cảng thủy nội địa còn yếu, đường sắt đến các cảng biển chưa được đầu tư; hầu hết các DN Logistics Việt Nam có quy mô nhỏ, công đoạn chủ yếu tham gia là vận tải, giao nhận, chưa tạo được một chuỗi cung ứng dịch vụ hoàn chỉnh… Để ngành dịch vụ Logistics của nước ta nói chung và của TP Hồ Chí Minh nói riêng, phát triển, không có gì khác hơn là chúng ta phải tập trung khắc phục cho bằng được những hạn chế, yếu kém nêu trên.
Đình Hưng
Theo_Báo Nhân Dân
AEC có phải là chìa khóa vàng để hút FDI?
Dù không phải là nguồn cung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, nhưng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có thể sẽ mở cánh cửa để Việt Nam tránh được tình trạng lệ thuộc quá lớn vào một số thị trường.
Việt Nam kỳ vọng đón làn sóng đầu tư nước ngoài mới khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập. Ảnh: Đức Thanh
AEC mở cửa...
TS. Đào Hoàng Tuấn và TS. Bùi Thúy Vân (Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tin rằng, Việt Nam sẽ trở thành điểm hấp dẫn hơn với các nhàđầu tư khi AEC được thành lập.
Trong nghiên cứu về những thuận lợi và thách thức trong thu hút đầu tư khi Việt Nam tham gia AEC, hai vị tiến sỹ trên đã đưa ra 6 điểm thuận lớn, trong đó phải kể tới dự báo về làn sóng đầu tư mới vào ASEAN.
"Giới đầu tư đang ngắm tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên liệu sản xuất, cũng như cơ hội nhận thêm ưu đãi khi đầu tư vào 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN. Riêng Việt Nam, sự hấp dẫn còn từ địa bàn đưa họ thâm nhập vào 12 thị trường của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP", TS. Tuấn lý giải nhận định trên.
Cho tới thời điểm này, so sánh theo đối tác, FDI từ các thành viên ASEAN tới Việt Nam đang đứng thứ tư, sau Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông (với 4.488 dự án, tổng vốn đầu tư 53 tỷ USD); Hàn Quốc (4.459 dự án với 39,1 tỷ USD) và Nhật Bản (2.661 dự án với 37,7 tỷ USD).
Số vốn này tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo.
12 lĩnh vực được nhắc tới là sản phẩm từ nông nghiệp, vận tải hàng không, ô tô, điện tử, thủy sản, y tế, các sản phẩm cao su, dệt may, du lịch, các sản phẩm gỗ, dịch vụ logistics, chế biến thực phẩm, nông - lâm sản.
Một nửa trong số này đang là thế mạnh trong thu hút FDI của Việt Nam. Đây cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ, Nhật Bản - những nước thành viên TPP. Các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam về xuất khẩu các mặt hàng này trong AEC là Thái Lan,
Indonesia, Campuchia,Myanmar hiện chưa tham gia đàm phán, ký kết TPP.
"Vì vậy, các lĩnh vực này sẽ là địa chỉ thu hút được nhiều vốn FDI từ các nước trong và ngoài ASEAN để xuất khẩu sang thị trường TPP rộng lớn với nhiều ưu đãi", ông Tuấn nói.
Cho tới thời điểm này, so sánh theo đối tác, FDI từ các thành viên ASEAN tới Việt Nam đang đứng thứ tư, sau Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông (với 4.488 dự án, tổng vốn đầu tư 53 tỷ USD); Hàn Quốc (4.459 dự án với 39,1 tỷ USD) và Nhật Bản (2.661 dự án với 37,7 tỷ USD).
Số vốn này tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo.
... nhưng chưa phải là chìa khóa vàng
Vấn đề lớn nhất thúc đẩy dòng vốn FDI trong nội khối khi AEC được thành lập lại chính là các cam kết về tự do chuyển dịch dòng vốn trong AEC yếu và thiếu các điều kiện ràng buộc.
Điều 32 trong cam kết AEC nói rằng, việc tự do chuyển dịch này phụ thuộc vào lịch trình và sự sẵn sàng của từng thành viên. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố gỡ bỏ toàn bộ sự hạn chế về chuyển dịch vốn trong các nước thành viên cũng như giữa các thành viên EU và các nước thứ ba trong điều khoản về tự do hóa tài khoản vốn.
"Đây là lý do để nói rằng, dù Việt Nam có tham gia AEC hay không thì môi trường đầu tư - kinh doanh vẫn sẽ là chìa khóa để thu hút FDI", ông Tuấn chia sẻ.
Ở đây, cạnh tranh thu hút vốn FDI trong nội bộ AEC không chỉ rơi vào các nền kinh tế ở tốp cuối (gồm 4 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar), với cuộc đua về chi phí và chất lượng lao động. Lý do là, các ngành thu hút được nhiều FDI và có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng chính là các ngành ưu tiên phát triển của nhiều nước ASEAN, trong đó nổi bật là Thái Lan (ô tô, điện tử, chế biến lương thực, năng lượng tái tạo), Indonesia (nông nghiệp, khai khoáng, năng lượng, đóng tàu, dệt may, phương tiện vận tải, du lịch, viễn thông), Philippines (du lịch, dịch vụ kinh doanh, điện tử, khai khoáng, bất động sản, nông lâm nghiệp, phụ tùng ô tô, dệt may)...
Trong số này, chiến lược Thái Lan 1 đang là thách thức lớn nhất. "Để đón đầu AEC, Thái Lan đã có chiến lược kết nối các cụm công nghiệp trong nước với các nước láng giềng Lào, Myanmar và Campuchia. Các nhà đầu tư vào Thái Lan sẽ được hỗ trợ để đầu tư vào các nước này để khắc phục điểm yếu về giá lao động của Thái Lan", ông Tuấn lý giải khi đưa riêng vấn đề này thành một thách thức bên cạnh cảnh báo về tiềm lực, cả về vốn và thị trường của doanh nghiệp Thái Lan, Malaysia và Indonesia so với doanh nghiệp Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, vào thời điểm này, sự hấp dẫn của địa bàn đầu tư Việt Nam đang đến từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia ký kết, gồm TPP, FTA với EU, Nhật Bản, Liên minh Kinh tế Á - Âu..., bao gồm cả ưu đãi thuế quan cũng như các quy định về quy tắc xuất xứ.
Tuy nhiên, còn một lợi thế khác, đó là việc hình thành AEC sẽ giúp Việt Nam có thêm sức mạnh để đàm phán, có khi là mặc cả, cũng như thực hiện các cam kết hội nhập với các đối tác khác.
"Tư duy này sẽ định vị lại thị trường AEC trong chính sách cũng như chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam không bị lệ thuộc về đầu tư hay thương mại vào một vài thị trường, từ đó giảm thiểu các rủi ro vĩ mô", TS. Tuấn phân tích.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Việt Nam 'đọ cánh' ở 'sân chơi trên trời' Cùng với sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam sẽ 'mở cửa' bầu trời cho các hãng hàng không trong khu vực cùng 'đọ cánh'. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức được thành lập vào cuối năm nay. Khi đó, các nước trong khu vực cùng hướng tới một thị trường hàng không chung hay còn...