Phát triển mô hình nuôi tôm thẻ hai giai đoạn
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, những năm gần đây, trên địa bàn Kiên Giang phát triển nhanh hình thức nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nhất là nuôi tôm thẻ 2 và 3 giai đoạn đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao ở xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang).
Tỉnh đang phấn đấu năm nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp 4.000 ha, tăng 800 ha và sản lượng 35.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với năm 2020.
Đối với mô hình nuôi tôm thẻ hai giai đoạn, tỉnh đã thực hiện 44 điểm trình diễn trên địa bàn các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, An Minh và thành phố Hà Tiên, với quy mô 1.200 m/điểm, năng suất trung bình 24,25 tấn/ha, lợi nhuận bình quân hơn 34 triệu đồng/mô hình, tương đương 280 triệu đồng/ha.
Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, tạo ra sản phẩm phù hợp với xu hướng nông nghiệp chất lượng cao hiện nay đang được tỉnh đầu tư phát triển để tăng giá trị sản xuất, cung ứng nguyên liệu chất lượng cho chế biến xuất khẩu.
Video đang HOT
Cùng với đó, ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang còn thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp 2 giai đoạn trong ao lót bạt đáy thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Mô hình này thực hiện tại hai Trại thực nghiệm – sản xuất giống thủy sản Thứ Sáu Biển (An Biên), Trại thực nghiệm – sản xuất giống thủy sản Ba Hòn (Kiên Lương) và 36 điểm trên địa bàn các huyện, thành phố gồm: Hà Tiên, Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận đạt sản lượng 2 – 3 tấn/hồ (500 m/hồ), nhân rộng sản xuất trong nông dân đạt năng suất 20 – 30 tấn/ha.
Mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại lợi nhuận cho người nuôi, sản phẩm tôm đạt chứng nhận VietGAP, an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm tác động xấu đến môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tại ấp Phước An, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, nông dân Lê Việt Hải đã chuyển nuôi tôm thẻ 2 giai đoạn sang nuôi 3 giai đoạn từ năm 2018 đến nay đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trang trại tôm của ông Hải diện tích 7 ha được thiết kế nuôi tôm theo quy trình khép kín, chuỗi giá trị sản xuất gia tăng. Trong đó, thiết kế diện tích ao nuôi tôm khoảng 2 ha, diện tích 5 ha còn lại xây dựng ao trữ nước, ao lắng, hệ thống lắng lọc, xử lý nước nuôi tôm và nước thải, đường giao thông nội bộ, lưới điện…
Nông dân Lê Việt Hải cho biết thêm, so với nuôi tôm ao lót bạt đáy trước đây thì nuôi 3 giai đoạn ứng dụng công nghệ cao vượt trội hơn về năng suất, hiệu quả kinh tế, tính an toàn cao, ít xảy ra rủi ro, chủ động kiểm soát dịch bệnh và nếu phát hiện dịch bệnh gây hại tôm sẽ xử lý, dập tắt kịp thời, nhanh chóng. Nuôi tôm 3 giai đoạn, nguồn nước đầu vào kiểm soát tốt, đạt chất lượng, không ô nhiễm, không tiềm ẩn mầm bệnh, kiểm soát được sức khỏe tôm, tăng trọng của tôm…
Để nuôi tôm thẻ 3 giai đoạn ứng dụng công nghệ cao thành công như hiện nay, ông Hải đúc kết ra những kinh nghiệm thực tế từ nuôi tôm 2 giai đoạn trên ao đất lót bạt đáy trước đây kết hợp thuê mướn kỹ sư nuôi tôm và tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn nuôi tôm công nghệ cao do ngành thủy sản Kiên Giang tổ chức.
Mặt khác, ông Hải tham quan thực tế, học tập mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiệu quả, thành công ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một số nơi trong tỉnh để ứng dụng vào thực tế sản xuất nuôi tôm của mình.
Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao ở xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (Kiên Giang).
Ông Hải nhấn mạnh, “Con tôm nuôi vốn rất nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là nguồn nước rất quan trọng, độ mặn và các yếu tố khác ổn định, thích hợp, phải kịp thời xử lý dung hòa khi có biến động trong ao nuôi để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, đồng thời tăng sức đề kháng của tôm.
Vì vậy, vấn đề môi trường nguồn nước trong ao nuôi phải luôn ổn định, chất lượng mới giảm thiểu dịch bệnh phát sinh gây hại, tôm sinh trưởng, phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả.”.
Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành nông nghiệp của tỉnh đang nỗ lực xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao sản lượng, bảo đảm chất lượng thủy sản.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà bạt tại xã Nga Tân (Nga Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: hải Đăng
Biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến NTTS thông qua nguồn nước, diện tích nuôi, môi trường nuôi, con giống, dịch bệnh... và đã ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, cơ sở hạ tầng của các vùng NTTS. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, hạn hán, nắng nóng hoặc giá rét kéo dài cũng tác động tiêu cực đến nguồn nước và sức đề kháng của các đối tượng nuôi. Trong khi phần lớn người NTTS ở các địa phương ven biển của tỉnh điều kiện kinh tế khó khăn, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng NTTS còn hạn chế... Trước thực trạng trên, để NTTS thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp của tỉnh và các địa phương ven biển đang tích cực triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình NTTS hiệu quả. Đơn cử như: Mô hình NTTS kết hợp trồng lúa.
Hiện toàn tỉnh đã chuyển đổi được 3.820,5 ha đất trồng 1 vụ lúa nằm trong khu vực sâu trũng sang trồng lúa kết hợp với nuôi cá và một số loại thủy sản khác. Mô hình này không làm thay đổi lớn về kết cấu hiện trạng mặt ruộng, người nuôi chỉ cần cải tạo khoảng 20% diện tích mặt ruộng, đắp bờ vùng, bờ thửa, nên chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ nuôi. Theo đánh giá của các địa phương, lợi nhuận bình quân của mô hình này đạt từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/năm. Mô hình nuôi xen ghép được các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn... ứng dụng và nhân rộng. Đây là mô hình nuôi ghép từ 2 đối tượng trở lên trong cùng diện tích ao nuôi, nhằm tận dụng diện tích mặt nước và dinh dưỡng trong ao.
Các đối tượng được chọn nuôi phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái thích nghi và thức ăn của mỗi loài trong ao nuôi. Điển hình như mô hình nuôi ghép tôm sú cua xanh cá đối mục... Mô hình này dễ thực hiện, vốn đầu tư phù hợp với người NTTS ở vùng ven biển. So với NTTS độc canh trên cùng diện tích, nuôi xen canh các đối tượng cho giá trị kinh tế cao hơn khoảng 30%. Hơn nữa, lại dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, nên thu hút được nhiều hộ dân tại các địa phương tham gia. Hiện nay, mô hình NTTS công nghệ cao trong nhà mái che đang được các địa phương trong tỉnh ứng dụng và khuyến khích phát triển. Mô hình này chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, sử dụng nhà mái che.
Có thể nuôi trong bể xi măng, trong bể ương di động hoặc ao lót bạt với quy mô nhỏ từ 50m2 đến 500m2/ao nuôi. Với quy mô bể nuôi, ao nuôi nhỏ sẽ giảm thiểu rủi do, quản lý tốt các yếu tố môi trường, nhất là nhiệt độ, nuôi năng suất cao vẫn bảo đảm được doanh thu và giá trị thu nhập. Ngoài ra, các mô hình nuôi trồng thủy sản - rừng ngập mặn, nuôi nhuyễn thể, nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn, nuôi thủy sản 2 giai đoạn... cũng được các địa phương ven biển của tỉnh thực hiện.
Ông Vũ Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, việc xây dựng các mô hình NTTS để vừa thích ứng với các thay đổi của khí hậu và thời tiết, bảo đảm sản xuất ổn định, tăng thu nhập cho người dân là rất cần thiết. Vì vậy, ngoài các hoạt động thông tin, tuyên truyền, chính quyền các địa phương và đơn vị có liên quan của tỉnh cần phối hợp xây dựng các mô hình NTTS thích hợp để người nuôi có thể tiếp cận trực quan và tự điều chỉnh các hoạt động sản xuất cho phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng nuôi. Thông qua các mô hình, người NTTS sẽ chuyển từ nhận thức sang hành động - thực hành, học hỏi những biện pháp kỹ thuật cụ thể trong quá trình sản xuất và quản lý trang trại thích ứng tốt với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển NTTS bền vững. Ngoài ra, cần phải có những đánh giá mang tính dự báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng NTTS.
Xây dựng chiến lược thủy sản tập trung trí tuệ các vùng miền Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải là chiến lược tập trung trí tuệ của các vùng miền . Trong thời gian tới, ngành thủy sản cần được xây dựng thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy...