Phát triển mạng lưới giao thông nội tỉnh
Trong khi mạng lưới giao thông (MLGT) đối ngoại kết nối Đồng Nai với các tỉnh, thành phố lân cận được đánh giá tương đối đảm bảo thì MLGT đối nội, kết nối giữa các địa phương trong tỉnh hiện nay còn hạn chế.
Đây chính là một trong những vấn đề có ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của tỉnh.
Đường tỉnh 769 là tuyến đường huyết mạch kết nối lưu thông các địa phương phía Đông Bắc với các địa phương ở phía Nam của tỉnh. Ảnh: P.TÙNG
* Giao thông đối ngoại đã cơ bản đáp ứng
Đồng Nai là địa phương nằm ở cửa ngõ của đô thị lớn nhất cả nước là TP.HCM, đồng thời nằm ở trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí đó, Đồng Nai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước. Cũng chính vì vậy, trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến quốc lộ đi qua. Theo Sở GT-VT, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 tuyến quốc lộ đi qua gồm: 1, 1K, 20, 51 và 56. Dù hầu hết các tuyến quốc lộ này trong nhiều thời điểm rơi vào tình trạng quá tải, nhưng về cơ bản vẫn đáp ứng nhu cầu về giao thông đối ngoại giữa Đồng Nai với các tỉnh, thành phố lân cận.
Đầu năm 2015, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây với chiều dài gần 56km được thông xe toàn tuyến. Đây là tuyến đường cao tốc đầu tiên và duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh được hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác. Cũng từ đây, cùng với hệ thống các tuyến quốc lộ, MLGT đối ngoại của tỉnh có thêm một tuyến đường mới kết nối trực tiếp Đồng Nai với TP.HCM.
Video đang HOT
Theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ có thêm 4 tuyến đường cao tốc mới gồm: Bến Lức – Long Thành; Phan Thiết – Dầu Giây; Dầu Giây – Liên Khương và Biên Hòa – Vũng Tàu. Trong số này, có 2 tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và Phan Thiết – Dầu Giây đang được triển khai xây dựng. Dự kiến trong các năm 2022 và 2023, các tuyến đường cao tốc này sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác.
Trong khi đó, 2 tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và Biên Hòa – Vũng Tàu đang được triển khai công tác đầu tư. Có thể thấy, khi các tuyến đường cao tốc theo quy hoạch hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác sẽ góp phần giảm tải áp lực giao thông đối với các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh. Đồng thời, nâng cao năng lực của hệ thống giao thông đối ngoại kết nối Đồng Nai với các tỉnh, thành phố và các vùng kinh tế của cả nước.
Bên cạnh hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, MLGT đối ngoại trên địa bàn tỉnh thời gian tới cũng được tăng cường khả năng kết nối với 2 tuyến đường vành đai 3, 4 đang được triển khai xây dựng. Sau một thời gian dài được quy hoạch nhưng không triển khai xây dựng vì khó khăn về nguồn vốn, mới đây Chính phủ đã chính thức có chủ trương giao cho các địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các đoạn của 2 tuyến đường đi qua địa phương mình theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP). Mục tiêu được Chính phủ đặt ra là phải thực hiện “khép kín” 2 tuyến đường vành đai 3 và 4 trong giai đoạn 2021-2025.
Tại cuộc họp với lãnh đạo UBND tỉnh và UBND các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu và TP.Biên Hòa về tình hình triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh ngày 18-3, đánh giá về MLGT đối ngoại trên địa bàn tỉnh hiện nay, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường cho rằng, giao thông kết nối giữa Đồng Nai với các địa phương khác hiện nay tương đối tốt nhờ nhiều dự án giao thông do Trung ương đầu tư đã được triển khai thực hiện và đưa vào sử dụng.
* Giao thông đối nội chưa theo kịp nhu cầu kết nối
Trong khi MLGT đối ngoại được đánh giá tương đối tốt thì MLGT nội tỉnh đang bộc lộ khá nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu kết nối, phục vụ giữa các địa phương.
Đường 319 là một trong những tuyến đường tỉnh được đầu tư xây dựng đồng bộ nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay
H.Tân Phú và H.Định Quán là 2 địa phương nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh. Hiện nay, lưu thông từ 2 địa phương này về các khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh như: TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh và khu vực phía Nam của tỉnh gồm 2 huyện: Long Thành và Nhơn Trạch gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tuyến quốc lộ 20 và kết nối với đường tỉnh 769. Trên thực tế, một số địa phương vùng sâu, vùng xa của tỉnh như: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, do thiếu các tuyến đường tỉnh nên việc kết nối giao thông với các địa phương khác phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến quốc lộ: 1, 20, 51. Trong bối cảnh các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh đều đang trong tình trạng quá tải, việc số lượng các tuyến đường tỉnh còn hạn chế, chưa chia sẻ được lưu lượng phương tiện lưu thông nội tỉnh khiến các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh càng trở nên quá tải. “Trước đây, tình trạng kẹt xe trên quốc lộ 20 chủ yếu xảy ra vào các ngày cuối tuần, các dịp lễ, tết thì hiện nay tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn. Ngày thường vẫn kẹt xe” – Chủ tịch UBND H.Định Quán Trần Quang Tú cho biết.
Không chỉ hạn chế về số lượng, hiện nay quy mô của các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh cũng đang rất khiêm tốn và chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông vận chuyển hàng hóa cũng như sinh hoạt của người dân. Đồng Nai là địa phương có nhiều KCN nhất cả nước với 32 KCN đang hoạt động. Bên cạnh đó, với dân số hơn 3 triệu người, Đồng Nai hiện là địa phương có quy mô dân số lớn thứ 5 cả nước. Chính vì vậy, nhu cầu lưu thông của người dân cũng như vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu của các doanh nghiệp trong tỉnh là rất lớn. Trong khi đó, hầu hết các tuyến đường tỉnh đã được đầu tư xây dựng hiện nay đều có quy mô khá khiêm tốn; nhiều tuyến quy mô mặt cắt đường từ 6-11m, đáp ứng 2 làn xe lưu thông. Điều này cũng là yếu tố khiến cho MLGT nội tỉnh hiện còn cách xa so với nhu cầu thực tế.
Chủ tịch UBND H.Vĩnh Cửu Nguyễn Quang Phương cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 3 tuyến đường tỉnh gồm: 768, 767 và 762 để kết nối với các địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên, các tuyến đường này đều có quy mô nhỏ nên việc lưu thông của các phương tiện còn khó khăn, thời gian lưu thông kéo dài. Điều này cũng là lực cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường, trong khi hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh, thành khác tương đối tốt thì MLGT kết nối giữa các địa phương trong tỉnh hiện nay còn khá hạn chế. “Do đó, các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh cần phải được đẩy nhanh tiến độ, khi hoàn thành đầu tư xây dựng sẽ góp phần tạo ra hệ thống giao thông kết nối thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội” – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh.
Đăk Lắk cần xác định dự án cao tốc tới Nha Trang là ưu tiên số một
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Đắk Lắk cần xác định dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang là ưu tiên số 1 trong 5 năm tới.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh DT).
Chiều 30/6, làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh này cần xác định dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang là ưu tiên số 1 trong 5 năm tới.
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung kiến nghị Trung ương bổ sung tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang vào quy hoạch đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021-2030 và định hướng đến năm 2050; đồng thời cho chủ trương hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 10.000 tỷ đồng, trong tổng mức đầu tư 19.500 tỷ đồng.
"Làm được tuyến đường cao tốc này là mong mỏi của người dân, cũng như cán bộ tỉnh Đắk Lắk. Nếu làm được, tuyến đường này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà", ông Nguyễn Đình Trung trình bày.
Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk còn đề nghị bổ sung thêm 3 đường cao tốc trên địa bàn miền Trung -Tây Nguyên vào danh mục dự án thực hiện giai đoạn 2026-2030 gồm: Đường cao tốc nối các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum - Gia Lai- Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước), đường cao tốc Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)- Liên Khương (Lâm Đồng), cao tốc Buôn Ma Thuột-Phú Yên và một số dự án hạ tầng khác.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang đã được bổ sung vào Quy hoạch mạng lưới các tuyến đường bộ cao tốc Việt Nam. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải sẽ lập dự án cụ thể để xác định khả năng bố trí vốn.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn đề xuất dự án tuyến cao tốc đường bộ Buôn Ma Thuột- Nha Trang có thể triển khai theo hình thức đối tác công- tư và tỉnh Đắk Lắk phụ trách triển khai việc giải phóng đề bù mặt bằng sẽ đẩy nhanh tiến độ thủ tục và triển khai dự án.
Ghi nhận các kiến nghị của Đắk Lắk, đặc biệt là các kiến nghị về đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây đều là những kiến nghị cần thiết và cấp bách vì phát triển hạ tầng giúp giảm chi phí logistics, tạo thuận lợi thương mại, đi lại của người dân. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đắk Lắk xác định dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang là ưu tiên số 1 trong 5 năm tới.
"Với dự kiến đầu tư lên tới hơn 19.000 tỷ đồng, dù đầu tư theo phương thức nào thì Đắk Lắk cũng phải đặt quyết tâm chính trị cao đối với dự án này để tạo động lực phát triển lan tỏa cho địa phương. Trung ương hỗ trợ một phần nhưng việc chuẩn bị dự án phải được tiến hành càng nhanh càng tốt. Đắk Lắk cũng phải tích cực xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành giao thông", Chủ tịch Quốc hội lưu ý Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk.
Đề xuất làm cao tốc Cam Lộ nối cửa khẩu Lao Bảo hơn 7.700 tỷ đồng Cao tốc Cam Lộ nối với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được tỉnh Quảng Trị đề xuất xây dựng theo hình thức đối tác công tư PPP, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 28%. Tỉnh Quảng Trị vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT bổ sung tuyến cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo vào đề án...