Phát triển kỹ năng thấu cảm để yêu thương và bao dung với người khác hơn
Thấu cảm là khả năng suy nghĩ và cảm nhận những gì người xung quanh bạn nghĩ và cảm nhận.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang nói chuyện với một người vô cùng quan trọng trong cuộc đời bạn. Bây giờ, bạn hãy thử trả lời hai câu hỏi. Đầu tiên, bạn có khả năng nghĩ như họ nghĩ hay không? Và thứ hai, bạn có thể cảm nhận được những cảm xúc mà họ đang trải qua như thể chúng là của chính bạn hay không? Nếu câu trả lời cho cả hai câu hỏi này không phải là có, bài viết này sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn.
Có hai loại thấu cảm. Thứ nhất là sự thấu cảm nhận thức, điều này liên quan đến việc đặt mình vào vị trí của người khác, chẳng hạn như biết được họ đang nghĩ gì và hiểu được họ sẽ quyết định như thế nào. Thứ hai, đó là sự thấu cảm về mặt cảm xúc, nó đề cập đến việc bạn có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác, ví dụ bạn có thể cảm thấy họ đang như thế nào, là hạnh phúc, sợ hãi, lo lắng hay bối rối như thể bạn cũng đang như vậy.
Thấu cảm là gì?
Trong các nghiên cứu tâm lý học, thuật ngữ thấu cảm được tranh luận vô cùng sôi nổi. Nó được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách. Những cảm xúc này được định nghĩa từ “cảm giác buồn bã hay thương cảm cho sự bất hạnh của người khác” đến “sự bắt chước bên trong diễn ra thông qua sự phóng chiếu của chính mình lên người khác” cho đến “khả năng gián tiếp trải nghiệm trạng thái cảm xúc của người khác”.
Rõ ràng, sự thấu cảm là một khả năng phức tạp, nhưng có cơ sở sinh học để không thể phủ nhận. Ở một số vùng não nhất định, chẳng hạn như vùng tiền vận động, một số tế bào thần kinh nhất định đóng vai trò quan trọng trong sự thấu cảm. Chúng được gọi là tế bào thần kinh phản chiếu.
Làm thế nào để phát triển khả năng thấu cảm của bạn?
Có một số cách để giúp bạn có thể phát triển khả năng thấu cảm của mình, để có thể đặt bản thân vào vị trí của người khác, thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người khác, để có thể bớt phán xét và bao dung hơn với nhiều người.
Lắng nghe tích cực liên quan đến việc hiểu những gì người khác nói với bạn và truyền tải thông điệp mà họ đã truyền đạt cho bạn bằng lời nói của bạn.
Video đang HOT
Ví dụ, khi họ đưa ra thông điệp: “Tôi đang trải qua một khoảng thời gian thực sự tồi tệ vì người bạn đời của tôi đã rời bỏ tôi và tôi vô cùng đau khổ” và bạn có thể truyền đạt lại rằng: “Tôi hiểu rằng bạn đang ở một thời điểm khó khăn trong cuộc sống và bạn đang cảm thấy thực sự trống rỗng vì mất mát này của mình”.
Có hai thành phần cơ bản để có thể lắng nghe tích cực, đó là những gì người khác đang truyền tải và cảm giác của họ. Do đó, sẽ rất hữu ích nếu bạn tự hỏi mình hai câu hỏi: họ đang cố nói với bạn điều gì và họ cảm thấy như thế nào?
2. Đừng mang định kiến vào câu chuyện
Định kiến được định nghĩa là một thái độ tiêu cực đối với một cá nhân hoặc một nhóm xã hội. Nó có 3 thành phần, đó là nhận thức (niềm tin), tình cảm (cảm xúc) và hành vi (thái độ). Định kiến chính là thứ cản trở khả năng thấu cảm của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn tránh suy nghĩ, cảm nhận vầ hành động theo cách bạn sẽ làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào cách người khác hành động và cảm nhận.
Có một số dấu hiệu cho người khác biết rằng bạn đang lắng nghe họ, hiểu họ và thấu được cảm xúc của họ. Chúng bao gồm thể hiện sự quan tâm đến những gì họ đang nói với bạn và tập trung vào những gì họ đang diễn đạt, chứ không chỉ bằng những gì họ nói.
Trên thực tế, bạn nên cố gắng nắm bắt bối cảnh của những gì họ đang nói cũng như những cảm xúc mà họ đang có. Họ có thể cảm thấy hạnh phúc, sợ hãi, buồn bã, thất vọng… Hãy cho họ thời gian để kể cho bạn nghe câu chuyện của họ, tránh việc nôn nóng hay thúc giục.
Cuối cùng, nếu bạn muốn đặt mình vào vị trí của người khác và thấu cảm, bạn phải suy nghĩ về những gì họ có thể đang nghĩ và cảm nhận, đồng thời trải nghiệm những cảm xúc của họ như thể chúng là của chính bạn.
Giáo dục đạo đức, lối sống từ thấu cảm, sẻ chia
Tình trạng bạo lực học đường, đạo đức, lối sống lệch chuẩn của học sinh diễn ra ngày càng nhiều.
Điều đó đòi hỏi biện pháp giáo dục phù hợp.
Thầy cô thấu hiểu và làm bạn để giáo dục học trò hiệu quả.
Tuổi "coi trời bằng vung"
Tình trạng bạo lực học đường diễn ra không chỉ tăng về số vụ mà còn nguy hại về tính chất. Ở tuổi học trò những nhiều em đã dám đánh vào đầu bạn bằng ghế nhựa, gạch đá. Thậm chí gọi bạn cùng đánh "hội đồng", đấm đá thẳng vào mặt, đầu, các vị trí nguy hiểm tính mạng. Tình trạng cắt tóc, lột quần áo hạ nhục đối phương chỗ đông người, quay video cảnh đánh đấm làm nhục... đưa lên mạng cũng xảy ra.
Bạo lực ở lứa tuổi học trò không chỉ diễn ra với học sinh nam mà học sinh nữ cùng bùng phát từ những lí do hết sức đơn giản như ghen tuông, nhìn đểu, hoặc chỉ vì thích và tiến lại gần người mình thích, xinh đẹp được nhiều quý mến hơn...
Học trò dính vào bạo lực từ muôn vàn nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất đánh nhau để thể hiện khẳng định vai trò vị trí trong trường, lớp. Cũng có thể tham gia đánh nhau vì bị lôi kéo, hoặc chửi nhau qua nhóm trên mạng cảm thấy bị xúc phạm, tự ái. Nhiều học trò vì cái tôi sẵn sàng "coi trời bằng vung", vì thế bạo lực học đường diễn ra ngày càng tăng về số lượng và tính chất nguy hiểm.
TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành công (Hà Nội) chỉ ra, học sinh lứa tuổi THCS, THPT bắt đầu phát triển và biến đổi trong tính cách, cư xử, nhìn nhận cuộc sống. Chỉ để khẳng định bản thân, thích bùng nổ... thì lý do dù nhỏ cũng có thể dẫn tới cà khịa, bạo lực.
TS Vũ Việt Anh cho rằng, bạo lực học đường và đạo đức của học sinh phổ thông xuống cấp do chịu ảnh hưởng từ 3 tác động: xã hội, gia đình, nhà trường.
Xã hội phát triển, nhiều học sinh nghiện game online tìm cách moi tiền của cha mẹ tiêu xài, trốn học xin "đểu", cướp giật để có tiền chơi game. Nhiều em bị lôi cuốn vào trang web đen, nội dung đồi trụy.
Về phía gia đình, không ít phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em thường xuyên, thậm chí buông lỏng. Có bố mẹ lại nhiễm tệ nạn xã hội và trở thành tấm gương xấu, ảnh hưởng tới con. Không ít phụ huynh vì thương con không đúng cách, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vật chất nhưng lại không quan tâm, chia sẻ cùng con để phát hiện những lỗi lầm, suy nghĩ lệch chuẩn. Nhiều cha mẹ đặt nhiệm vụ kiếm tiền lên trên trách nhiệm giáo dục con.
Trong các nhà trường, dù giáo dục đạo đức đã được quan tâm và đặt lên hàng đầu nhưng không ít cán bộ quản lý chú trọng nhiều hơn đến chuyên môn, không đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống học sinh. Còn những giáo viên làm công tác chủ nhiệm thiếu sâu sát rèn luyện đạo đức tác phong học trò. Chưa chủ động, trong liên kết, phối hợp cùng các lực lượng để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thầy cô là điểm tựa của học trò
Giáo dục từ kỉ luật tích cực
Tìm phương pháp giáo dục đạo đức lối sống phù hợp cho lứa tuổi "nổi loạn" đã và đang là yêu cầu bức thiết. Kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục hiện đại đã và đang được đánh giá cao từ các nhà tâm lý giáo dục, thầy cô giáo trong quá trình thực hành, trải nghiệm sư phạm.
Theo TS Vũ Việt Anh: Học sinh lứa tuổi "teen" luôn cần một số nhu cầu cơ bản để phát triển hoàn thiện nhân cách như: an toàn, yêu thương, tôn trọng, thông cảm, có giá trị... Do đó, cha mẹ và thầy cô cần có thái độ, hành vi phù hợp để đáp ứng các nhu cầu này. Nên thể hiện cho học sinh thấy an toàn qua sự giáo dục khoan dung, phân biệt đúng sai một cách khoa học.
Cần truyền tới các em thông điệp gia đình, nhà trường là điểm tựa. Mỗi cha mẹ, thầy cô cần thấu cảm, thông cảm và chia sẻ trong quá trình giáo dục. Hãy cùng học sinh thảo luận, bàn bạc để có được những quyết định tốt nhất cho chính các em. Song cũng nên kiên định với các chuẩn mực, xử lý một cách công bằng.
Cô Vũ Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn Hương Sơn (Phú Bình, Thái Nguyên) khẳng định, để giáo dục đạo đức lối sống học sinh hiệu quả, tích cực đòi hỏi mỗi giáo viên tạo ra môi trường thân thiện, cởi mở cùng những cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, lời nói dịu dàng, thân mật gần gũi và có thể tâm sự chia sẻ.
"Mỗi ngày tới trường, hãy cho các em thấy được thầy cô thấu hiểu, quan tâm, lắng nghe, tạo điều kiện để diễn đạt ý nghĩ, bộc lộ cảm xúc, được thể hiện bản thân... Kỷ luật tích cực luôn là biện pháp hữu hiệu trong quá trình giáo dục toàn diện học trò. Nó cũng góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn cho học sinh...", cô Thanh bày tỏ quan điểm.
"Giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, giáo dục hiệu quả đạo đức lối sống học sinh cần đi vào gốc rễ vấn đề. Trong đó không thể thiếu sự chung tay, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành; nhà trường, gia đình và xã hội. Đặc biệt quan trọng, mỗi thầy cô giáo cần thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình giáo dục tại trường lớp với biện pháp kỷ luật tích cực..", TS Vũ Việt Anh trao đổi.
"Cần giúp học sinh thấy được giá trị bản thân. Khi học sinh mắc lỗi không nên coi đó như nhân cách biến dạng, lối sống đạo đức xuống cấp. Cần coi đó như hành vi thiếu tích cực để tìm ra phương pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp ở giai đoạn tiếp theo...", TS Vũ Việt Anh.
Sự thật ngỡ ngàng với khách lần đầu khám phá Ấn Độ Nếu bạn dự định đi lần đầu khám phá Ấn Độ, đừng quên theo dõi những lưu ý thú vị dưới đây... Tâm trạng khi lần đầu khám phá Ấn Độ của du khách ra sao? Vượt qua những đồn mơ hồ, định kiến và e ngại, miền đất của 1,4 tỷ dân này ẩn chứa nhiều điều ý nghĩa với khách chọn...