Phát triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới giai đoạn 2020 – 2025
Sáng ngày 17/6, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Kết luận số 27-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X và tham vấn ý kiến Dự thảo Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới giai đoạn 2020 – 2025. Hội nghị được trực tuyến đến điểm cầu của TP.Hồng Ngự và các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự.
Tại điểm cầu UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; các đại biểu là chuyên gia, nguyên lãnh đạo các địa phương khu vực biên giới.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin tóm tắt quá trình tham mưu xây dựng và nội dung dự thảo Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới giai đoạn 2020 – 2025. Theo đó, qua triển khai thực hiện Kết luận số 27-KL/TU, nhận thức cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới được nâng lên, nhiều nguồn lực được ưu tiên phát triển cho khu vực biên giới; hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân khu vực biên giới. Dự thảo Kết luận cũng nêu rõ bài học kinh nghiệm, xác định quan điểm phát triển và đề ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 trong các lĩnh vực: phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, kết cấu hạ tầng, quốc phòng – an ninh.
Các đại biểu tham dự hội nghị đóng góp nhiều ý kiến về các nội dung: đánh giá tình hình kinh tế – xã hội khu vực biên giới giai đoạn 2016 – 2020; quan điểm, mục tiêu, các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới trong thời gian tới. Cụ thể, cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; quan tâm công tác giáo dục – đào tạo; nâng chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ tạo việc làm, chăm lo sức khỏe người dân; huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển khu vực biên giới, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hạ tầng giao thông kết nối; tăng cường phát triển thương mại, du lịch biên giới; phát triển kinh tế – xã hội kết hợp với bảo đảm quốc phòng – an ninh;…
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Huỳnh Minh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cám ơn và ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng thời, đề nghị tổ biên tập nghiên cứu, tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, nhất là các giải pháp cụ thể, phù hợp thực tiễn địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội khu vực biên giới phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Ngân sách Hà Nội thu về hơn 35 nghìn tỷ đồng trong tháng 1
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn cho biết kết quả tổng thu ngân sách nhà nước tháng 1/2021 đạt 35.326 tỷ đồng, đạt 14,1% dự toán, bằng 108% so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 1 Hà Nội thu ngân sách nhà nước đạt hơn 35 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo tại hội nghị trực tuyến giao ban thường kỳ tháng 1 năm 2021 của UBND TP Hà Nội diễn ra chiều qua (4/2), ông Vũ Duy Tuấn cho hay, năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 287.555 tỷ đồng, đạt 103,1% dự toán, tăng 6,5% so với năm 2019. Kết quả tổng thu ngân sách nhà nước tháng 1 năm 2021 đạt 35.326 tỷ đồng, đạt 14,1% dự toán, bằng 108% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2021 giảm 0,06% so với tháng trước và giảm 1,42% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 1 năm 2021, một số chỉ số phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Nội đã tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 1 năm 2021 ước đạt 1.339 triệu USD, tăng 2,5% so tháng trước và tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2020, phần lớn các ngành công nghiệp chủ lực có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 1 năm 2021 ước tính đạt 284,25 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so tháng trước và tăng 13,2% so cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng ước đạt 12.019 tỷ đồng, tăng 5,8% so tháng trước và tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2020. Thành phố cũng chuẩn bị tích cực các kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Trong tháng 1, khách quốc tế đến lưu trú tại Hà Nội ước đạt 26 nghìn lượt khách, tăng 3,9% so với tháng trước và bằng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020. Khách nội địa ước đạt 39 nghìn lượt khách, tăng 1.6% so với tháng trước và bằng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, khách trong ngày đạt 22 nghìn lượt khách, tăng 1,8% và bằng 5,2.
Theo ông Vũ Duy Tuấn, trong tháng 1, thành phố có 6 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 1,8 triệu USD, trong đó 5 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1 dự án liên doanh, liên kết. Điều chỉnh tăng vốn 2 dự án với số vốn bổ sung đạt 0,3 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 12,9 triệu USD. Kết quả thu hút FDI có sự sụt giảm so với cùng kỳ do vướng mắc chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2020. Về thu hút đầu tư trong nước, đã thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư 6 dự án với tổng số vốn là 1.219 tỷ đồng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã: Đổi mới để phát triển Thời gian qua, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã, đang phát huy hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản xuất, đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hoạt động của các hợp tác xã vẫn còn những khó khăn, hạn chế, bất cập. Cùng với...