Phát triển du lịch U Minh Thượng
Xác định du lịch là lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, huyện U Minh Thượng (Kiện Giang) đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy ngành du lịch tăng trưởng.
ĐIỂM ĐẾN TIỀM NĂNG
U Minh Thượng được xác định là một trong bốn khu vực đầu tư trọng điểm của tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, trong đó điểm nhấn quan trọng là Vườn quốc gia U Minh Thượng, khu dự trữ sinh quyển thế giới, vùng đặc thù sinh thái rừng tràm ngập nước trên đất than bùn…
Đây là tài nguyên quý giá để khai thác du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu văn hóa sông nước, du lịch nghiên cứu văn hóa, lịch sử với quần thể di tích đã và đang được hình thành gồm ngã ba Cây Bàng, Nhà Ngang, khu di tích Sở chỉ huy lực lượng vũ trang tỉnh Rạch Giá tại ấp Bờ Dừa, khu di tích lịch sử An ninh khu IX…
U Minh Thượng còn là địa danh có tính liên kết vùng với một quẩn thể di tích Ngã Ba Tàu, Thứ Mười Một, rừng tràm Bang Biện Phú, khu tập kết 200 ngày đêm kênh xáng Chắc Băng… là điểm thu hút du khách tìm hiểu lịch sử cách mạng.
Du khách tham quan Vườn quốc gia U Minh Thượng bằng vỏ lãi.
Huyện U Minh Thượng còn là một trong những vùng đất ngập mặn với diện tích rừng quý hiếm, đồng thời là khu bảo tồn sinh quyển thế giới. Rừng U Minh Thượng có hệ thực vật đa dạng, phong phú, là những cây tràm và dây leo mọc trên lớp than bùn, có hơn 180 loài chim và trên 30 loài thú…
Video đang HOT
Với những giá trị to lớn đó, U Minh Thượng đã và đang trở điểm đến lý tưởng đối với du khách thích khám phá, nghiên cứu và du lịch sinh thái. Ấn tượng đầu tiên với du khách khi đến Vườn quốc gia U Minh Thượng là con đường vào với hai hàng cây rợp bóng mát, xa xa là những đàn khỉ leo trèo thỉnh thoảng kéo nhau ra đường chí chóe gọi đàn.
Du khách có thể chọn vỏ lãi hoặc xuồng ba lá để bắt đầu chuyến khám phá với nhiều sản phẩm du lịch như câu cá, ngắm chim, nhổ bồn bồn… Sau chuyến khám phá, thành quả có được du khách nhờ đầu bếp chế biến thành những món ăn hấp dẫn đậm chất miền quê.
Du khách còn có thể thưởng thức những đặc sản của U Minh Thượng như mắm cá lóc chưng thịt ba rọi ăn với rau rừng, mắm cá lưỡi trâu trộn đu đủ, khô sặc rằn trộn xoài… Ngoài ra, du khách có thể yêu cầu phục vụ văn nghệ, thưởng thức món ngon, nhâm nhi vài ly rượu và hát những bài ca cổ, trích đoạn cải lương với âm điệu ngọt ngào.
Chị Phạm Thị Yến Ly, ngụ tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Tôi ấn tượng với hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim, khỉ, dơi ở Vườn quốc gia U Minh Thượng… Tôi thích trải nghiệm bơi xuồng dưới tán rừng tràm, hít thở không khí trong lành. Gia đình tôi mua mật ong và mắm cá lưỡi trâu về làm quà cho bạn bè, người thân. Sản phẩm chất lượng, giá hợp lý”.
Đồng cỏ lao trong vườn Quốc gia U Minh Thượng mùa này thu hút khách tham quan.
GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ
Trong định hướng phát triển du lịch U Minh Thượng, phát triển du lịch sinh thái gắn việc tham quan các cơ sở sản xuất thủ công; mở dịch vụ bơi thuyền trên các kênh, rạch tại một số điểm trong rừng; xây dựng các điểm câu cá, vui chơi, giải trí và thưởng thức đặc sản địa phương… là những giải pháp mà huyện chú trọng thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng Võ Thị Tuyết Nhung cho biết: “Huyện được đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch được quan tâm đầu tư tôn tạo, nâng cấp và xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho huyện. Thị trường du lịch của huyện được mở rộng, sản phẩm du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng”.
Mặc dù U Minh Thượng có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng tiềm năng và lợi thế. Du lịch U Minh Thượng mới ở giai đoạn khởi đầu nên công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển du lịch chưa được quan tâm. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Thượng chưa đảm bảo, sản phẩm du lịch ít…
Để đưa du lịch huyện U Minh Thượng phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, huyện U Minh Thượng đề ra nhiều giải pháp gồm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư homestay, cơ sở lưu trú, nhà hàng; xây dựng chương trình văn hóa ẩm thực, đờn ca tài tử, hoạt động du lịch đua xuồng, trò chơi dân gian… kết hợp tham quan các điểm chùa, di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh để tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa ẩm thực của đồng bào Khmer…
“Huyện đầu tư phát triển du lịch sinh thái gắn tham quan cơ sở sản xuất thủ công như nuôi ong lấy mật, thưởng thức rượu trái giác và các món ăn dân dã cá đồng và rau rừng; kết nối các tour trong huyện liên kết vùng với các địa bàn, điểm đến du lịch trong và ngoài tỉnh trải nghiệm hoạt động truyền thống của người dân U Minh Thượng mang đậm nét đặc trưng của người dân Nam bộ như canh tác lúa nước, đánh bắt cá truyền thống, gác kèo ong, làm bánh truyền thống…”, đồng chí Võ Thị Tuyết Nhung nói.
Đa dạng sản phẩm du lịch dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024
An Giang đang bước vào mùa cao điểm du lịch (DL) Xuân 2024. Những sản phẩm DL độc đáo, hấp dẫn được các khu, điểm DL, đơn vị, doanh nghiệp DL đưa ra để thu hút và giữ chân du khách.
Núi Cấm - điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách
Sở hữu tiềm năng và lợi thế vốn có từ phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, ngành DL An Giang đang cố gắng, nỗ lực phát triển để trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Từ đó, các sản phẩm DL ngày một đa dạng hơn, dựa trên nền tảng bản sắc văn hóa độc đáo trong từng điểm đến, tạo nên điểm nhấn nổi bật hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Để đáp ứng nhu cầu DL của du khách, tỉnh cùng các doanh nghiệp DL đã tích cực xây dựng và làm mới sản phẩm DL, nhằm gia tăng trải nghiệm hoặc tạo ra những phong cách DL mới... Trong đó, chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình DL; tăng chất lượng loại hình DL gắn với lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc; chú trọng triển khai các hoạt động thể thao phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách khi đến An Giang.
Tiêu biểu có núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), sở hữu dáng vẻ hùng vĩ, huyền bí, khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình như một bức tranh sơn thủy làm xao xuyến tâm hồn du khách. Nhận thấy những điều kiện thích hợp của Khu du lịch núi Cấm, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm đã triển khai những định hướng nhằm phát triển kinh tế đêm tại đây. Các hoạt động này sẽ mang đến diện mạo mới cho núi Cấm, giữ chân du khách lưu trú trên núi, góp phần phát triển DL địa phương. Bên cạnh đó, loại hình DL tâm linh là thế mạnh, DL theo mùa, trải nghiệm các vườn cây ăn trái... ở núi Cấm sẽ góp phần hướng tới mục tiêu đẩy mạnh việc phát triển các loại hình DL tại địa phương, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách quanh năm, mang đến những trải nghiệm mới về núi Cấm.
Với đặc thù sông nước, làng bè Châu Đốc trải dài từ ngã ba sông Châu Đốc lên phía đầu nguồn châu thổ sông Hậu và sông Châu Đốc. Đây là địa điểm DL độc đáo của tỉnh phát triển trong vài năm trở lại đây. Với 161 bè cá được sơn các màu: Đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím đã tạo nên chiếc "cầu vồng" đa sắc, mang dấu ấn độc đáo về góc nhìn cho du khách trên đoạn sông dài 1km, thuộc địa phận thị trấn Đa Phước (huyện An Phú). Sản phẩm DL mới này hứa hẹn thu hút khách quốc tế và nội địa đến tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm tại An Giang.
Du khách trải nghiệm bơi xuồng ngắm cảnh ở rừng tràm Trà Sư
Với 161 bè cá đa sắc màu khu vực ngã ba sông nhìn từ nhiều hướng sẽ tạo nên không gian rực sắc, vừa mang ý nghĩa văn hóa, vừa đem đến trải nghiệm ấn tượng, độc lạ dành cho du khách. Sau khi khoác lên mình "chiếc áo" mới, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang cùng chính quyền TP. Châu Đốc, huyện An Phú vận động người dân đón khách tham quan, bổ sung dịch vụ ăn uống cho du khách trải nghiệm nuôi cá trên sông. Đồng thời, tìm hiểu cuộc sống trên bè của người dân miền Tây sông nước, thưởng thức món ăn đặc trưng của An Giang... Đến với làng bè, du khách còn ghé thăm làng Chăm Đa Phước, thánh đường Hồi giáo, xem nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm, trải nghiệm cuộc sống với người dân nơi đây.
Là một trong những khu sinh thái nổi tiếng nhất ĐBSCL, rừng tràm Trà Sư là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá sông nước miền Tây. Đến đây, du khách thêm ngỡ ngàng và thích thú vì được nhận ra bao điều kỳ diệu của thiên nhiên; được chinh phục cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam; khám phá thế giới thiên nhiên hoang dã đầy sắc màu của rừng tràm ngập nước với nhiều loại động, thực vật quý hiếm... tạo nên khung cảnh nên thơ, lãng mạn và bình yên. Hiện nay, rừng tràm Trà Sư còn đẩy mạnh liên kết vùng, nghiên cứu nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của du khách, liên tục làm mới cảnh quan, mang đến trải nghiệm tốt nhất nhằm tăng tỷ lệ khách quay trở lại. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm DL gắn liền với nét đẹp văn hóa của người dân Nam Bộ, như: Du ngoạn rừng tràm trên tắc ráng, xuồng ba lá, đạp xe vi vu xuyên rừng, thu vào tầm mắt toàn cảnh rừng tràm trên Đài Vọng Cảnh, tham gia các trò chơi dân gian...
Biểu diễn dù lượn ở Tri Tôn thu hút du khách (Ảnh: NGÔ CHUẨN)
Để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu DL của du khách, các địa phương, doanh nghiệp DL trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực nâng cấp, bổ sung, xây dựng và làm mới sản phẩm DL nhằm gia tăng những trải nghiệm mới hoặc tạo ra phong cách DL mới. Điển hình như huyện miền núi Tri Tôn đang tập trung phát huy thế mạnh, tạo điểm nhấn để thu hút đông đảo du khách trong các ngày lễ, Tết. Tri Tôn trở thành nơi đầu tiên ở ĐBSCL tổ chức những loại hình thể thao mạo hiểm tưởng như xa lạ với người dân miền Tây, nay trở nên quen thuộc, như: Dù lượn, diều lượn, máy bay mô hình, khinh khí cầu... tạo thành sân chơi hấp dẫn.
Với những nỗ lực xây dựng các sản phẩm DL mới, độc đáo, hấp dẫn, mang thương hiệu riêng, DL An Giang sẽ tiếp tục trở thành điểm đến "An toàn - thân thiện - hấp dẫn", thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Caravan Famtrip 2023 - Ngọt lời mời bạn về Long An Caravan Famtrip 2023 - Mời bạn về Long An khép lại sau 2 ngày trải nghiệm đầy cảm xúc từ 24/11 - 25/11. Hơn 150 thành viên, với 45 xe cùng nhau vượt gần 400km, đi qua các huyện: Bến Lức, Đức Huệ, Tân Trụ, Mộc Hóa, Cần Giuộc, TP.Tân An, thị xã Kiến Tường đến một số địa điểm có tiềm năng...