Phát triển đô thị thông minh gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sáng 10/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo chuyên đề 3 với chủ đề “ Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Đây là một trong 10 Hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba do Ban Kinh tế Trung ương cùng một số bộ, ngành liên quan phối hợp tổ chức.
Ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc.
Khai mạc Hội thảo, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong cho biết, định hướng phát triển đô thị thông minh là một trong những nội dung quan trọng được Bộ Chính trị chính thức đưa vào Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về đường lối phát triển đất nước trong giai đoạn tới đặt mục tiêu hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam, miền Trung và từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực, trên thế giới.
Phát triển đô thị thông minh nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Đến nay, cả nước đã có 41/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, trong đó có đề án, kế hoạch được ban hành cho toàn tỉnh và đề án, kế hoạch ban hành cho một đô thị thuộc tỉnh.
Video đang HOT
Tuy vậy, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương chỉ rõ, việc triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn. Cụ thể, nhận thức về đô thị thông minh từ nhu cầu của nhà quản lý (lãnh đạo ở địa phương), nhu cầu cung cấp sản phẩm của cộng đồng doanh nghiệp/chủ đầu tư hay từ nhu cầu thụ hưởng các dịch vụ của người dân chưa được nâng cao. Tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị thông minh và hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thông minh chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ. Việc triển khai đô thị thông minh còn riêng lẻ, manh mún. Các đô thị thông minh chưa mang tính đặc thù cho mỗi đô thị…
Ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, bối cảnh dịch COVID-19 đã khiến các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng phải nhìn nhận lại nhiều vấn đề trong quá trình tồn tại, phát triển, trong đó có việc xem xét lại những mô hình phát triển đô thị nói chung và phát triển đô thị thông minh nói riêng. Bởi vậy, việc thảo luận, chia sẻ về chủ đề phát triển đô thị thông minh là hết sức cần thiết không chỉ đối với Việt Nam mà còn hữu ích đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ các vấn đề về sự cần thiết, vai trò của phát triển đô thị thông minh; kinh nghiệm, mô hình quốc tế thành công trong phát triển đô thị thông minh, giải pháp cụ thể trong quy hoạch, quản lý, điều hành đô thị thông minh…
Các ý kiến, đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học sẽ được Tổ biên tập Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ tiếp thu, tổng hợp đầy đủ để xây dựng Đề án trình Ban Chấp hành Trung ương vào năm 2022.
Việt Nam và Vương Quốc Anh hợp tác về Thành phố thông minh Bình Dương
Sáng 2/11, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng cho biết, sau khi trở lại bình thường mới thì tỉnh đã có nhiều hoạt động để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy các mô hình hợp tác phát triển đô thị thông minh, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất để tăng giá trị nhằm bắt kịp xu hướng phát triển mới.
Becamex IDC và CPC ký kết hợp tác nhiều lĩnh vực phát triển thành phố thông minh Bình Dương thông qua hình thức trực tuyến.
Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đánh giá cao chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Becamex IDC (Việt Nam) và The Connected Places Catapult (CPC - Vương Quốc Anh) về phát triển Thành phố thông minh Bình Dương, Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương và Khu Công nghiệp Khoa học và Công nghệ Bình Dương. Trong đó, lễ ký kết hợp tác vừa diễn ra theo hình thức trực tuyến trong đêm 1/11 (theo giờ Việt Nam). Sự kiện nằm trong chương trình chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Anh, Pháp và tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (COP26) về biến đổi khí hậu. Đây là cơ hội lý tưởng để Bình Dương kết nối mạnh mẽ hơn nữa với các doanh nghiệp công nghệ và đối mới sáng tạo của Anh, phát huy những kinh nghiệm về phát triển khoa học - công nghệ của Anh trong việc phát triển của Bình Dương vào giai đoạn mới.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ ký kết.
Chứng kiến lễ ký kết tại đầu cầu Vương quốc Anh có ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, cùng đại diện các đối tác của Vương Quốc Anh. Tại đầu cầu Việt Nam có ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; bà Emily Hamblin, Tổng Lãnh sự Anh tại thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Becamex IDC.
Mục tiêu hợp tác giữa Becamex IDC và CPC nhằm tạo nên mô hình thu hút đầu tư hoàn chỉnh với các giá trị cốt lõi, gồm: hình thành Trung tâm Khoa học - công nghệ hợp tác ba nhà (chính quyền, các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu); sản xuất các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - kỹ thuật, có giá trị gia tăng cao; xây dựng các chương trình đổi mới, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng vào Bình Dương, tăng cường cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh. Bên cạnh đó, hai bên sẽ tìm hiểu thêm các lĩnh vực khác có thể hợp tác nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của mỗi bên.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Becamex IDC phát biểu tại Lễ ký kết.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Becamex IDC, cho biết: Tổng Công ty đã phát triển nhiều khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh Bình Dương, với hàng ngàn nhà máy của các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Giai đoạn sau khi trở về trạng thái bình thường mới là thời kỳ tăng tốc để phát triển. Theo đó, Tổng công ty chủ trương lấy Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm đòn bẩy tạo nền tảng mới để phát triển.
Cùng với đó, tỉnh Bình Dương xây dựng đề án Thành phố thông minh Bình Dương và hiện nay là đề án Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương, xác định Bình Dương cần lấy đổi mới sáng tạo và khoa học - công nghệ làm cốt lõi. Trong đó, Tổng Công ty Becamex IDC cũng tham gia cùng tỉnh phát triển đề án hình thành Khu Công nghiệp khoa học và công nghệ. Cụ thể, Khu Công nghiệp khoa học và công nghệ là thế hệ sản phẩm mới của Tổng Công ty; bổ trợ, thúc đẩy sự năng động, phát triển của các khu công nghiệp truyền thống; xây dựng nền tảng thu hút những ngành nghề có giá trị gia tăng cao, các công ty công nghệ, công ty khởi nghiệp đến đầu tư tại các khu công nghiệp của Tổng công ty Becamex IDC, Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tiến sỹ Amy Hochadel, Giám đốc kinh doanh quốc tế của CPC phát biểu tại Lễ ký kết.
Theo Tiến sĩ Amy Hochadel, Giám đốc Kinh doanh quốc tế của CPC, sau quá trình tìm hiểu từ đầu năm 2021, CPC đặt niềm tin vào việc đây sẽ là một sự hợp tác bền vững, dài lâu giữa CPC và Tổng Công ty Becamex IDC, giữa 2 quốc gia Việt Nam và Vương quốc Anh. Mô hình đổi mới sáng tạo của Tổng Công ty Becamex IDC giúp phía doanh nghiệp Anh cảm nhận được mối quan hệ xúc tác tương đồng với mục tiêu CPC đặt ra khi thực hiện các dự án thành phố thông minh. Tổng Công ty Becamex IDC chính là đối tác mà CPC mong muốn, tỉnh Bình Dương cũng là nơi CPC thấy thích hợp nhất cho hoạt động đổi mới sáng tạo.
Phát biểu tại buổi lễ tại đầu cầu Vương Quốc Anh, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Việt Nam là thị trường tiềm năng để doanh nghiệp Vương quốc Anh đến tìm hiểu, kinh doanh. Hiện tại, thị trường Việt Nam đủ lớn có thể đón nhận được thêm nhiều doanh nghiệp trong thời gian tới. Nhờ vào dân số trẻ, các thành phố trẻ năng động trong công tác đổi mới sáng tạo, Việt Nam đặt ra mục tiêu phát triển thành phố thông minh lấy con người làm trọng tâm thay vì công nghệ. Do đó, CPC của Vương Quốc Anh xúc tiến sự hợp tác về công nghệ, tạo cơ hội cơ hội thu hút các doanh nghiệp của Anh đến với thị trường Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
Hoan nghênh các công ty công nghệ, công ty số của Anh đến Việt Nam để hoạt động kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá Becamex IDC là một doanh nghiệp rất quan trọng của Bình Dương trong việc thúc đẩy hợp tác ứng dụng công nghệ để phát triển, góp phần vào mục tiêu chung mà đất nước đang hướng tới.
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Triển khai thực hiện Quyết định số 02-QĐ/TW ngày 26/3/2021 của Ban Bí thư về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 4/5, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo. Đồng chí Trần Tuấn...