Phát triển điện sinh khối và những thách thức
Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách khuyến khích thúc đẩy năng lượng tái tạo; trong đó có phát triển điện sinh khối, nhưng đến nay tỷ lệ số lượng cũng như sản lượng từ các nhà máy điện sinh khối vẫn còn khiêm tốn.
Vậy điều gì đang làm cản trở sự phát triển của loại hình năng lượng này?
Còn quá khiêm tốn
Nhà máy điện sinh khối KCP-Phú Yên. Ảnh: Thế Lập/TTXVN
Theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng sinh khối trong sản xuất điện lên 1% vào năm 2020; 2,1% vào năm 2030 và 8,1% vào năm 2050.
Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, công suất lắp đặt các nhà máy điện sinh khối đến hết năm 2021 là 325 MW, chiếm tỷ lệ 0,42% tổng công suất lắp đặt. Sản lượng điện năm 2021 của loại hình này đạt 321 triệu kWh, chiếm 0,13% sản lượng toàn hệ thống.
Dù Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện sinh khối; trong đó có cơ chế hỗ trợ giá ưu đãi ( giá FIT) nhưng so với quy hoạch đặt ra, vẫn còn khoảng cách khá xa để đạt được mục tiêu trên.
Bà Phạm Hương Giang, Phó Trưởng phòng Phòng Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng phát triển điện sinh khối. Tính toán đến năm 2035, tiềm năng phát triển điện sinh khối từ trấu khoảng 370 MW; gỗ củi, phụ phẩm lâm nghiệp 3.360 MW, bã mía 470 MW, rơm rạ 1.300 MW, khí sinh học 1.370 MW. Tổng tiềm năng các loại hình này là hơn 9.600 MW.
Tuy vậy, loại hình năng lượng này đang vấp phải nhiều rào cản, từ sự thiếu ổn định và bền vững trong cung cấp nhiên liệu, giá nguyên liệu… đến các cơ chế khuyến khích điện sinh học chưa đủ hấp dẫn. Việt Nam cũng đã có một số chính sách thúc đẩy nhưng đến nay, số nhà máy và tỷ lệ tham gia của điện sinh khối vào hệ thống điện là rất thấp.
Video đang HOT
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng, điện sinh khối vẫn ở mức “không đáng kể” là do những khó khăn trong việc kiểm soát nguồn nhiên liệu cung cấp cho nhà máy như: khả năng cung cấp nhiên liệu thiếu ổn định và bền vững; giá nhiên liệu thay đổi theo mùa vụ. Ngoài ra, vốn đầu tư ban đầu khá lớn là một trong các trở ngại lớn nhất, chưa kể cơ chế giá khuyến khích mua điện chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.
Khuyến khích mạnh hơn
Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, công suất lắp đặt năng lượng sinh khối đến năm 2030 của Việt Nam là 1.730 MW. Để mục tiêu này trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ cần nhiều hơn những cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư vào loại hình năng lượng này.
Bà Phạm Hương Giang cho rằng, cần xem xét lại cơ chế chính sách để thu hút sự đầu tư cả về công nghệ và nguồn tài chính của nhà đầu tư tư nhân trong điện sinh khối. Có thể xem xét “thưởng thêm” cho các công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao. Trong thời gian tới cần đánh giá lại giá FIT để biết xem cơ chế này đã thực sự hấp dẫn chưa, nếu chưa cần phải xem xét lại.
Theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài, Việt Nam có nguồn lượng sinh khối đa dạng và rất lớn; trong đó, có nguyên liệu sau thu hoạch như bã mía, trấu rơm… Điện sinh khối là dạng năng lượng tái tạo có thể giúp Việt Nam đáp ứng phần nào cho năng lượng cho phát triển kinh tế- xã hội.
Ông Mathias Eichelbronner, chuyên gia quốc tế về năng lượng sinh khối cho hay, hiện nhiều nước trong khu vực đã có mức giá ưu đãi FIT với điện sinh khối rất tốt như: Thái Lan, Malaysia… Việt Nam cũng đã có cơ chế giá FIT, tuy nhiên vẫn là chưa đủ để khuyến khích loại hình năng lượng này phát triển.
Mức giá FIT của Việt Nam mới chỉ 8,47 cent/kWh (công nghệ không đồng phát), thấp hơn so với nhiều nước như: Thái Lan, Malaysia, Philippines. Với mức giá ưu đãi thấp, sẽ khó để các ngân hàng cấp vốn, bởi nhiều rủi ro trong đầu tư. Vì nếu giá FIT không thực sự tốt, thị trường tài chính không có đủ đòn bẩy, khuyến khích các ngân hàng sẵn sàng cung cấp nguồn vốn.
Theo chia sẻ của bà Lê Thị Thoa – Điều phối dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM) của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), cơ chế giá FIT ở Việt Nam hiện tại chưa đủ hấp dẫn. Do vậy, để khuyến khích phát triển điện sinh khối nhằm tối ưu hóa việc sử dụng phế phụ phẩm nông lâm nghiệp, Chính phủ cần xem xét lại giá FIT. Đây cũng là một trong những hoạt động mà dự án BEM sẽ phối hợp với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương thực hiện trong năm 2022.
Theo nhận định của các chuyên gia, năng lượng sinh học đã và đang tham gia ở hầu như tất cả các hoạt động phát triển kinh tế -xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa có chính sách nào thực sự đủ khuyến khích loại hình năng lượng này.
Ông Lương Quang Huy, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, khó khăn đầu tiên để phát triển điện sinh khối là tài chính và công nghệ. Công nghệ không phải quá khó, Việt Nam có thể làm chủ, nhiều đơn vị đã và đang nghiên cứu, làm chủ công nghệ. Nhưng các chính sách của Chính phủ còn thiếu hấp dẫn và các điều kiện cho cơ sở cho đốt rác, thu hồi khí, phát triển điện sinh khối thì chi phí còn rất cao so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời…. Cùng với đó, phải làm sao để có được những vùng nguyên liệu bền vững, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư.
Hiện các dự án bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức đã và đang thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho các tổ chức tài chính để các tổ chức có thể xem xét việc cấp vốn thực hiện các dự án này.
Cụ thể, BEM sẽ tư vấn thiết kế các tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính các dự án đầu tư năng lượng sinh học và tư vấn thiết kế cơ chế tài chính dựa theo nhu cầu cấp vốn cho các dự án năng lượng sinh học và các nguồn vốn quốc tế, góp phần thực hiện các biện pháp bảo vệ khí hậu.
Cần khơi thông chính sách cho năng lượng tái tạo
Theo các chuyên gia nhận định, để ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam phát triển, trong giai đoạn tới cần có khung chính sách cởi mở, minh bạch hơn nữa.
Các đại biểu tham dự diễn đàn "Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam" chiều 26/11.
Chia sẻ tại Diễn đàn "Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 26/11, bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến về dịch chuyển Năng lượng cho biết, xu hướng phát triển về năng lượng của Việt Nam những năm gần đây chủ yếu tập trung vào năng lượng tái tạo. Những đột phá về mặt chính sách cũng góp phần mang lại sự thay đổi này khi Chính phủ đã có những chính sách kịp thời thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo phát triển, nhất là hai chính sách về cơ chế hỗ trợ giá cố định trong 20 năm (giá FIT) cho điện mặt trời và điện gió.
Đây là hai công cụ chính sách kích hoạt thị trường. Bắt đầu từ năm 2018, tỷ lệ năng lượng tái tạo chỉ chiếm 1%, nhưng đến năm 2021, tỷ lệ công suất lắp đặt năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã tăng lên 29%, cho thấy vai trò quản lý và tầm nhìn của Chính phủ trong phát triển nguồn phù hợp với phát triển kinh tế.
Mặc dù vậy, các chính sách về cơ chế tài chính cho năng lượng tái tạo đang có khoảng trống, giá FIT cho điện mặt trời và điện gió đã kết thúc vào cuối tháng 10/2021. "Trong 2 năm qua, Chính phủ đã có nhiều thảo luận liên quan đến giá FIT. Với điện mặt trời, sau giá FIT 1 là giá FIT2. Với điện gió sau giá FIT 1 từ năm 2011 và giá FIT 2 là năm 2018. Tuy nhiên, cơ chế đấu thầu hiện vẫn chưa rõ sẽ được thực hiện như thế nào? Đây cũng là điểm cần làm rõ thời gian tới", bà Ngô Thị Tố Nhiên cho biết.
Bên cạnh đó, cần có chính sách phát triển năng lượng tái tạo có lộ trình xuyên suốt, liên tục, mới có thể duy trì thị trường phát triển và cơ chế bình đẳng hơn với các nguồn như đấu thầu theo dạng hình năng lượng hoặc đầu thầu dịch vụ bảo trì lưới điện.
Đánh giá về những vướng mắc chính sách cho ngành năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tư nhân Việt Nam đánh giá, một trong những "nút thắt" chính sách là Quy hoạch điện VIII. Hiện nay, Quy hoạch điện VIII không được phê duyệt sẽ là nút thắt đầu tiên cản trở các chính sách tiếp theo.
Vì vậy, cần có hướng dẫn về chính sách giá, cũng như hướng dẫn quy trình đấu thầu để các nhà đầu tư có thể nắm rõ khi giá FIT không được áp dụng hay về một số vấn đề khác như lộ trình phát triển công nghệ cho ngành điện. Trong khi đó, điện rác với Việt Nam còn khá mới, các địa phương hầu như lúng túng trong lựa chọn công nghệ, thậm chí, các bộ, ngành chưa có hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề này.
Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Ninh Hải, Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại quyết định số 2068/QĐ-TTg đã xác định, khuyến khích huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt khoảng 31,0% vào năm 2020; khoảng 32,3% vào năm 2030 và tăng lên, đạt khoảng 44,0% vào năm 2050.
Cùng với đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII cũng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo "Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch"; đồng thời, đặt ra nhiệm vụ "Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch".
Kết quả, tính đến hết ngày 31/12/2020, tổng công suất lắp đặt: ~69.300 MW, trong đó, điện mặt trời đạt 16.420 MW, điện gió đạt 514 MW, điện sinh khối đạt 382 MW, điện từ rác thải chiếm tỷ lệ nhỏ 9,43 MW.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, các nguồn năng lượng tái tạo đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi miền Bắc thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5 - 6/2021), góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021 - 2025, giảm phát thải khí nhà kính và các phát thải ô nhiễm khác như SOx, NOx, bụi, nhiệt.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Ninh Hải cũng thẳng thắn chỉ rõ hạn chế: "Tỷ trọng cao của các nguồn điện gió, điện mặt trời đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác vận hành, điều độ kinh tế hệ thống điện, ảnh hưởng đến vận hành các nguồn nhiệt điện than, khí".
Từ thực tế này, Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng cho biết, quy hoạch điện VIII xác định một số giải pháp về cơ chế chính sách. Cụ thể, với các dự án quy mô lớn sẽ thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán với EVN về giá mua bán điện.
"Cục Điều tiết điện lực đang xây dựng khung giá phát điện điện gió, điện mặt trời... và đàm phán với EVN xây dựng quy định đấu thầu", ông Nguyễn Ninh Hải chia sẻ.
Đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo trong Quy hoạch Điện VIII Chính phủ mới đây đã yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo hướng đảm bảo cao nhất cân bằng cung cầu nội vùng, cân đối dự phòng công suất nguồn điện và tiếp thu thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (COP26) vừa qua......