Phát triển dịch vụ ngân hàng trong xu thế kỹ thuật số
Là chủ đề hội thảo vừa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, đại diện các tổ chức tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Uỷ viên HĐQT Vietcombank phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo đã tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung: (i) Tìm kiếm các giải pháp và sáng kiến để thực hiện thành công Đề án phát triển hoạt động dịch vụ và tăng thu từ hoạt động dịch vụ; (ii) Tạo động lực, thúc đẩy, khuyến khích các chi nhánh, phòng/ban/trung tâm TSC trong hoạt động kinh doanh dịch vụ; (iii) Xây dựng định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh dịch vụ của Vietcombank năm 2019 – 2020 và giai đoạn tiếp theo.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.,TS Kiều Hữu Thiện – Giám đốc Trường Đào tạo & Phát triển Nguồn nhân lực Vietcombank cho rằng, sự hiện diện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem đến những thuận lợi to lớn cho các NHTM nhưng cũng đặt ra những thách thức cần phải giải quyết cho cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Tại Vietcombank, Đề án phát triển đến năm 2020 cũng đã xác lập rõ dịch vụ là một trong ba trụ cột kinh doanh.
Đánh giá về các hoạt động thu dịch vụ tại một số thị trường lớn trên thế giới, ông Nguyễn Mạnh Hùng Hùng – Uỷ viên HĐQT Vietcombank cho biết sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngân hàng lớn tại nước ngoài trong phát triển dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần trong phát triển dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ. Theo đó, phát triển dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu thu nhập sang thu ngoài lãi, trọng tâm thu dịch vụ là xu hướng tất yếu trong hoạt động ngân hàng.
Bà Nguyễn Thị Hoà – Viện trưởng Viện Chiến lược NHNN cũng đã trình bày với các đại biểu tham luận nhấn mạnh về những tác động, cơ hội và thách thức cùng các giải pháp phát triển SPDV đối với NHTM trong xu thế kinh tế số.
Toàn cảnh hội thảo
Video đang HOT
Với sự tham gia đông đảo của các đại biểu đến từ nhiều cơ quan, tổ chức, các đối tác, Hội thảo cũng đã nhận được nhiều đóng góp từ các tham luận của các đơn vị như PWC về “Các công nghệ đột phá trong ngành dịch vụ tài chính: Cơ hội gia tăng doanh thu về dịch vụ”; của M-Service về sự hợp tác ngân hàng – fintech và mô hình nền kinh tế chia sẻ trong quá trình chuyển đổi số hóa; của Mizuho về “Phát triển dịch vụ ngân hàng theo xu hướng số”; các tham luận của các đơn vị tại Vietcombank về lĩnh vực bán buôn, bán lẻ cũng như các chia sẻ từ thực tiễn tại các chi nhánh nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Hội thảo đã thu hút 88 bài tham luận, trong đó có 83 bài từ nội bộ Vietcombank và 5 bài từ các đơn vị bên ngoài với đa dạng các chủ đề gắn với thực tiễn cùng các giải pháp đề ra để phát triển dịch vụ ngân hàng trong xu thế kỹ thuật số, là các nội dung quan trọng để Hội đồng Khoa học & Công nghệ Vietcombank nghiên cứu, đề xuất triển khai nhằm phát triển mạnh mẽ dịch vụ tại Vietcombank với mục tiêu không ngừng hướng đến sự tiện lợi trong sản phẩm và nâng vao trải nghiệm, gia tăng giá trị cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ.
Q. Sơn
Theo tapchitaichinh.vn
Khối ngoại bất ngờ bán mạnh SBT, bán ròng gần 100 tỷ đồng trong phiên 24/6
Sau kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh và tiếp tục bán ròng gần 100 tỷ đồng trong phiên đầu tuần 24/6. Đáng chú ý, trong khi cổ phiếu lớn ngành ngân hàng là VCB nhận được sự hậu thuẫn của khối ngoại thì cổ phiếu SBT bất ngờ bị bán ra mạnh.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 11,05 triệu đơn vị, giá trị 418,31 tỷ đồng, giảm 80,91% về khối lượng và 74,92% về giá trị so với phiên trước đó.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 16,74 triệu đơn vị, giá trị 511,25 tỷ đồng, giảm 78,58% về khối lượng và 74,68% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 5,69 triệu đơn vị, giá trị 92,94 tỷ đồng, giảm mạnh 71,88% về lượng và 73,54% về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay, VCB được nhà đầu tư mua ròng mạnh nhất về giá trị đạt gần 53 tỷ đồng, tương đương khối lượng 727.640 cổ phiếu.
Tiếp đó, BVH được mua ròng hơn 26 tỷ đồng, VJC với 15,1 tỷ đồng, E1VFVN30 với 12,72 tỷ đồng, PVD với 12,59 tỷ đồng...
Trái lại, khối ngoại tập trung bán ra SBT và đây cũng là mã bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng gần 6,22 triệu cổ phiếu, giá trị 111,12 tỷ đồng.
Các mã bị bán ròng mạnh khác như VNM với gần 23,8 tỷ đồng, VHM với 23,53 tỷ đồng, YEG với 18,34 tỷ đồng, SSI với 11,71 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 501.520 đơn vị, giá trị 3,77 tỷ đồng, tăng 49,88% về lượng nhưng giảm 12,53% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 203.420 đơn vị, giá trị 2,37 tỷ đồng, giảm 30,78% về khối lượng và 41,91% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 298.100 đơn vị, giá trị 1,4 tỷ đồng; tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước chỉ mua ròng 40.760 đơn vị, giá trị 0,23 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng 28 mã, trong đó cổ phiếu SHB được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 1,05 tỷ đồng, tương đương khối lượng 149.279 đơn vị.
Đứng ở vị trí thứ 2 là BCC được mua ròng hơn 673 triệu đồng.
Ngược lại, khối này bán ròng 20 mã, tromg đó DBC dẫn đầu với khối lượng bán ròng đạt 32.600 đơn vị, giá trị gần 705 triệu đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào gần 7,2 triệu đơn vị, giá trị 185,46 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước chỉ mua vào 680.500 đơn vị, giá trị 44,07 tỷ đồng.
Ngược lại, khối này bán ra 7,37 triệu đơn vị, giá trị 189,24 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước chỉ bán ra 671.200 đơn vị, giá trị 38,23 tỷ đồng.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 170.140 đơn vị, giá trị tương ứng 3,79 tỷ đồng; trong khi phiên cuối tuần trước mua ròng 9.300 đơn vị, giá trị 5,84 tỷ đồng.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng 27 mã, trong đó, ACV vẫn dẫn đầu với khối lượng 9.700 đơn vị, giá trị hơn 826 triệu đồng.
Trái lại, khối ngoại chỉ bán ròng 20 mã, trong đó VEA dẫn đầu khi bị bán ròng hơn 3,5 tỷ đồng, tương đương khối lượng 60.000 đơn vị. Còn BSR bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng với 100.000 đơn vị, giá trị 1,29 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 24/6, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 5,56 triệu đơn vị, giá trị 95,33 tỷ đồng, cùng giảm mạnh hơn 72% cả về lượng và giá trị so với phiên cuối tuần trước (bán ròng 20,19 triệu đơn vị, giá trị 345,13 tỷ đồng).
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhà đầu tư nhỏ ngóng chờ sự công bằng Việc thành công trong cải thiện tính công bằng và minh bạch trên TTCK không chỉ bảo vệ tốt hơn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà còn cải thiện niềm tin thị trường. Ông Nguyễn Tiến Thọ, Tổng giám đốc CTCP Sản xuất và thương mại Nam Hoa (mã NHT- UPCoM) là lãnh đạo doanh...