Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ – xu hướng tất yếu!
Ngành ngân hàng có thể sẽ tăng trưởng gấp đôi trong vòng 5 năm tới, đạt gấp 2-3 lần tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong đó chìa khóa cho sự tăng trưởng này chính là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Góp phần khơi thông nguồn vốn trong xã hội
Tín dụng bán lẻ là hình thức cung cấp tín dụng của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tín dụng bán lẻ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, các khách hàng và cả nền kinh tế.
Thông qua tín dụng bán lẻ, các nguồn lực tài chính được phân bổ một cách hiệu quả; ngân hàng hoạt động tốt hơn, người dân có vốn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh… Điều đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, giúp phân bổ vốn từ nguồn có vốn sang người cần vốn.
Những năm gần đây, các ngân hàng đều quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking, PC banking, mobile banking…
Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất theo số dư tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm gửi góp, phát hành giấy tờ có giá, dịch vụ gửi một nơi-giao dịch tại nhiều nơi.
Thực vậy, trong bối cảnh các hoạt động bán lẻ của các ngân hàng đang diễn ra hết sức sôi động, mỗi đơn vị đều có những chiến lược phát triển khác nhau, tuy nhiên hướng đi chủ đạo vẫn có một số điểm chung, đó là đem lại sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho doanh nghiệp và người dân trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ góp phần rút ngắn thời gian giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và các thành phần kinh tế theo hướng tiến bộ và hiện đại; góp phần tích cực trong việc khơi thông nguồn vốn trong xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
Nguồn vốn huy động của các ngân hàng từ dân cư đã tăng mạnh và chiếm 35-40% vốn huy động. Lượng kiều hối chuyển qua các ngân hàng ngày càng tăng (năm 2007 đạt khoảng 6,5 tỷ USD), góp phần tạo nguồn ngoại tệ đáng kể cho các ngân hàng và tăng thu nhập từ phí thanh toán. Các hình thức cho vay cũng được mở rộng hơn: cho vay mua nhà, mua xe ô tô, du học, chứng minh tài chính, cho vay cán bộ công nhân viên, thấu chi… tạo điều kiện cải thiện đời sống nhân dân khi tích lũy chưa đủ.
Video đang HOT
Giải pháp thúc đẩy dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều bất cập, đó là các ngân hàng chưa xây dựng được phương án phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại được triển khai chậm, dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi sử dụng và chưa phát triển sâu rộng trong đại bộ phận công chúng, dịch vụ internet banking mới dừng lại chủ yếu ở mức truy vấn thông tin, chưa cho phép thực hiện thanh toán, các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc cá nhân gần như không được sử dụng, tiện ích thanh toán thẻ còn hạn chế…
Nhằm góp phần thúc đẩy dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam, thời gian tới, các ngân hàng thương mại cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau:
Một là, xây dựng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm theo mô hình kinh doanh truyền thống, ngân hàng nên để mang đến cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà ngân hàng có để khách hàng lựa chọn.
Hai là, phát triển mạng lưới, gia tăng sự thuận tiện và tiện ích cho khách hàng, trong đó, chú trọng phát triển mạng lưới cứng và mạng lưới mềm.
Ba là, phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Một hệ thống ngân hàng lõi tốt là nền tảng công nghệ thông tin để khách hàng có thể thao tác mọi dịch vụ một cách chính xác, thuận tiện, nhanh và tốt nhất.
Bốn là, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng.
Năm là, xây dựng quy trình chuẩn và đồng nhất. Đặc thù của dịch vụ bán lẻ là có số lượng lớn đối tượng khách hàng có cùng 1 đặc điểm.
Sáu là, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ.
Bảy là, không ngừng đổi mới sáng tạo và xây dựng hệ sinh thái đa tương tác.
EVFTA nối dài tầm với, vươn tới chiều sâu thương mại Việt Nam
Hiệp định EVFTA đánh dấu một giai đoạn phát triển thương mại mới, là tín hiệu khả quan về triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam- EU sau đại dịch.
Ngày 8/6/2020, EVFTA được Quốc hội thông qua đánh dấu một giai đoạn phát triển thương mại mới. Đây là giai đoạn nối dài tầm với, vươn tới chiều sâu thương mại mới của Việt Nam. Sự chuẩn bị khá đầy đủ và sẵn sàng của cả hai bên là tín hiệu khả quan về triển vọng phát triển đột phá thương mại Việt Nam- EU sau đại dịch Covid-19.
Hiệp định thế hệ mới
Hiệp định EVFTA có hiệu lực gần như ngay lập tức sau khi được thông qua, đây là điểm khác lớn nhất so với các hiệp định truyền thống trước đây, bởi một số hiệp định từ khi thông qua đến khi có hiệu lực kéo khá dài nhiều tháng thậm chí hàng năm. Còn EVFTA mới chỉ được thông qua đầu tháng 6 nhưng có thể có hiệu lực vào đầu tháng 8/2020.
Danh mục giảm thuế của Hiệp định này gần như lớn nhất với thời gian ngắn nhất. Việc giảm thuế tới 99,2% mặt hàng trong vòng 7 năm chỉ bằng 2/3 thời gian thực hiện cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và khoảng 1/3 thời gian theo cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Đây là một kỷ lục mới về thời gian thực hiện cam kết hiệp định chưa từng có trong tiền lệ.
Hiệp định EVFTA đánh dấu một giai đoạn phát triển thương mại mới của doanh nghiệp Việt Nam - EU. (Ảnh minh họa)
Cam kết tác động sâu sắc đến hầu hết chủ thể như: Chính phủ, doanh nghiệp, dân cư và lĩnh vực liên quan đến thương mại. Bên cạnh giảm thuế, các lĩnh vực khác như hàng rào kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều kiện lao động, biện pháp phòng vệ đều được điều chỉnh với mức độ chi tiết rất cao.
Việc tăng cường đầu tư song phương được điều chỉnh bằng một hiệp định độc lập là Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) làm tăng thêm tính chuyên sâu của cam kết lĩnh vực và bảo đảm cao nhất quyền lựa chọn tự do của các quốc gia thành viên với năng lực đầu tư khác nhau.
Nối dài tầm với
Tầm với được nâng lên từ quan hệ thương mại bình thường và phổ biến trong cam kết WTO thu lợi ích cục bộ sang trạng thái các lĩnh vực và chủ thể thu lợi ích tổng quát, đầy đủ và trọn vẹn. Nguyên tắc thương mại tự do, nếu được tuân thủ nghiêm túc, sẽ mang lại lợi ích tối ưu, nghĩa là cả hai bên đều thu lợi tối đa mà không bị rơi vào tình trạng khoản lợi thu được bên này là khoản thiệt bên còn lại.
Tầm với mới thể hiện ở sự cố gắng của các bên để đạt lợi ích tối đa, mà nếu không, vẫn có cơ hội thu lợi ích tối thiểu. Tuyệt nhiên không có tình trạng mất trắng một bên để bên còn lại hưởng lợi hoàn toàn.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ- Trung diễn biến khó lường, việc nối dài tầm với thương mại với EU là sự lựa chọn chiến lược phù hợp của Việt Nam để tạo lợi ích chiến lược tối đa quốc gia và cải thiện nhanh chóng vị thế thương mại quốc tế đất nước trong khu vực.
Vươn tới chiều sâu
Thương mại và Việt Nam và EU cùng chuyển động đến mô hình liên kết chuỗi. Chuỗi giá trị mới được hình thành gắn với quy định chặt chẽ về quy tắc xuất xử trong đó tỷ lệ nội địa cao được đặt ra. Đây là áp lực rất lớn và là cơ hội rộng mở để các nhà cung ứng Việt Nam trở thành khâu đầu của chuỗi giá trị mặt hàng có lợi thế như: dệt may, giày dép, thủy sản phong phú với giá cạnh tranh cho thị trường EU khoảng 450 triệu dân và thu nhập bình quân 36.000 USD/năm. Việt Nam cũng cung ứng nguồn lực đáng kể như lao động dồi dào, giá rẻ cho các nhà đầu tư EU.
Ở chiều ngược lại, các nhà cung ứng EU trở thành khâu đầu của chuỗi giá trị mặt hàng có thế mạnh như máy móc, thiết bị mà Việt Nam rất cần để chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, cải thiện năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP). Đồng thời, các nguồn lực chất lượng hàng đầu thế giới như: công nghệ cao, công nghệ nguồn và vốn đầu tư lớn của EU là sự bổ sung rất lớn cho phần thiếu hụt đáng kể của kinh tế Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam và kinh tế EU sẽ trở thành phần không thể thiếu của nhau trong một cơ cấu kinh tế xuyên lục địa, cho nên các chính sách điều chỉnh của mỗi bên phải trở thành động lực phát triển của bên kia theo cơ chế tương hỗ thuận chiều.
Kịch bản thương mại mới
Theo quy luật thương mại, thương mại bổ sung dựa trên tăng quy mô và cường độ trao đổi hàng hóa, dịch vụ sẵn có của mỗi bên trong giai đoạn đầu có thể bị thay thế bởi danh mục sản phẩm, dịch vụ dựa trên đổi mới sáng tạo trong dài hạn.
Kịch bản thương mại hàng hóa, dịch vụ và yếu tố sẵn có giữa Việt Nam và EU sẽ được điều chỉnh từng bước gắn với mức độ cải thiện hiệu quả kinh tế Việt Nam, đó là quyết liệt tái cơ cấu kinh tế, chuyển từ quốc gia thu nhập trung bình thấp năm 2010 lên nước thu nhập trung bình cao năm 2035 và thu nhập cao năm 2045.
EVFTA đóng góp đáng kể vào tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trung bình 2 - 3%/năm giai đoạn 2020-2035. Đây cũng là khoảng thời gian các cam kết của hiệp định được triệt để thực hiện.
Thương mại bổ sung giữa hai bên sẽ tích lũy nguồn vốn, kinh nghiệm, hình thành đội ngũ doanh nghiệp mới và đội ngũ doanh nhân có tầm nhìn mới tương xứng với tầm với được nối dài, mô hình doanh nghiệp phù hợp đủ khả năng vươn tới chiều sâu nhất của thương mại để chuyển dịch sang giai đoạn đón nhận kịch bản tiếp theo của thương mại hiện đại. Đó là kịch bản thương mại thay thế với động lực cạnh tranh dựa trên đổi mới sáng tạo vô tận - mô hình tương lai thương mại hai bên trong dài hạn.
Tầm nhìn và phương pháp, kinh nghiệm và nguồn lực đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới của EU phải được Việt Nam tiếp cận, tiếp nhận, chuyển hóa nhanh chóng và phát triển hiệu quả nhất để cải thiện vị thế thương mại theo kịch bản thương mại mới. Sự dẫn dắt đúng hướng và đồng hành của Chính phủ, cộng hưởng với nỗ lực cao trong huy động và phát huy tính sáng tạo của cả cộng đồng doanh nghiệp, từng cá nhân chắc chắn sẽ là điều kiện đặc biệt quan trọng để kịch bản mới khả thi trong thời gian ngắn nhất, tương xứng với thời gian phát huy hiệu lực và bản chất Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới./.
HSBC Việt Nam lãi 2.375 tỷ đồng năm 2019, thu nhập nhân viên bình quân hơn 54 triệu đồng/tháng Thu nhập nhân viên bình quân đạt 54,3 triệu đồng/tháng, tăng khá tốt so với mức 50,3 triệu đồng trong năm 2018. Ảnh minh họa. Ngân hàng TNHH Một Thành viên HSBC (HSBC Việt Nam) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 với lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 3,7% so với năm 2018, xuống còn 2.981 tỷ đồng....